Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả

Phân tích SWOT được xem là một trong những phương pháp mạnh mẽ để phân tích chiến lược marketing nhằm đánh giá nhiều yếu tố quan trọng và có tác động sâu sắc đến hiệu quả kinh doanh của công ty, doanh nghiệp

SWOT là gì?

Phân tích SWOT là mô hình (ma trận) dùng để phân tích, lập kế hoạch phát triển cũng như đánh giá, định hướng và rà soát rủi ro của một chiến lược, dự án hay cả một doanh nghiệp. SWOT là viết tắt của những chữ cái đầu tiên trong 4 yếu tố mà ma trận này phân tích bao gồm: Strong (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).

Cách kết hợp và nhìn từ 2 chiều thông qua các yếu tố nội bộ (điểm mạnh, điểm yếu) hoặc bên ngoài (cơ hội, thách thức) sẽ giúp công ty của bạn có thể nhận biết được vị trí của mình trên thị trường và tiềm lực hiện có bên trong, nhà quản lý dễ dàng xác định được những cơ hội có thể nắm bắt, các mối đe dọa cần được đề phòng.

Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp cũng có thể xác định hướng đi và những nguồn lực cho chiến lược dài hạn nhờ vào việc phân tích mô hình SWOT hữu ích này.

Phân tích SWOT được đánh giá là một bước khá quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanhlập kế hoạch Marketing... và giúp công ty có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Sau đây là một số lợi ích phổ biến từ ma trận SWOT:

  1. Đánh giá trung thực các triển vọng tương lai của doanh nghiệp
  2. Đưa ra các ý tưởng chuyển đổi điểm mạnh thành cơ hội
  3. Xác định các việc mà công ty làm tốt và cải thiện chúng hơn từ cả góc độ bên trong lẫn bên ngoài
  4. Xác định các điểm yếu tương quan với thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt và tìm cách khắc phục
  5. Rà soát các rủi ro có thể xuất hiện và đưa ra những phương án giải quyết phù hợp

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra một chiến lược kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp. Nói cơ bản hơn, phân tích SWOT tức là phân tích một doanh nghiệp qua 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức)

Bốn yếu tố trong ma trận SWOT sẽ được sử dụng để làm cơ sở phân tích. Theo đó, các yếu tố nội bộ là điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát (vị trí, nhân sự, trang thiết bị,…). Hai yếu tố cơ hội và thách thức đại diện cho yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát (xu hướng kinh tế, lạm phát, các chính sách...)

1. Strengths (Điểm mạnh)

Bước đầu tiên, đó là nêu lên các yếu tố, nêu lên các lợi thế của một tổ chức, doanh nghiệp của bạn. Đây có thể nói là các đặc điểm nổi trội nhất của bạn so với các đối thủ khác. Để có thể phân tích rõ hơn về điểm mạnh bạn cần đưa xác định và trả lời được các câu hỏi như: Tổ chức, doanh nghiệp của bạn làm tốt điều gì nhất? Nguồn lực công ty của bạn ra sao? Đâu là những lợi thế vượt trội của công ty bạn? (con người, kiến thức, sáng tạo, sự nổi tiếng, mối quan hệ và xu hướng công nghệ,....). Một số yếu tố dưới đây có thể giúp bạn tìm ra được điểm mạnh của một tổ chức doanh nghiệp:

  1. Tài sản, nguồn lực và con người
  2. Kinh nghiệm, dữ liệu và kiến thức
  3. Nguồn tài chính
  4. Nguồn lực Marketing
  5. Sự cải tiến của doanh nghiệp
  6. Chất lượng và giá cả
  7. Các công nhận và chứng nhận
  8. Quy trình và hệ thống các kỹ thuật của doanh nghiệp.
  9. Quản lí và văn hóa

Lưu ý: Ở yếu tố điểm mạnh của mình bạn cần phải thực tế, sáng suốt và luôn đúng mực khi so sánh mình với đối thủ. Vì đây là một ưu điểm để có thể đánh giá doanh nghiệp hiện tại và là ưu điểm của mô hình SWOT.

2. Weaknesses (Điểm yếu)

Trái ngược ở yếu tố đầu thì đây là những hạn chế mà tổ chức, doanh nghiệp gặp phải. Để hiểu rõ hơn về những khuyết điểm của mình thì bạn cần nêu ra được những việc làm mà tổ chức, doanh nghiệp của mình chưa thực hiện được. Nếu như trong trường hợp bạn đang còn phân vân không biết những điểm yếu của mình ở đâu thì bạn hãy nhìn lại các yếu tố ở "điểm mạnh", những yếu tố nào mà doanh nghiệp của bạn chưa có thì đó đồng nghĩa với đó là "điểm yếu". Bên cạnh đó bạn có thể đặt ra cho doanh nghiệp một số câu hỏi và giải đáp như: Những công việc gì mà doanh nghiệp của bạn không làm được? Những việc gì mà bạn không dám thực hiện? Những lời đánh giá tiêu cực của người dùng là gì?.....

Để một doanh nghiệp có thể phát triển vững chắc thì bạn nên nhớ một điều rằng: Những điểm yếu là yếu tố bên trong của một doanh nghiệp vì thế cần phải đối diện với nói, nhìn thẳng vào những gì mà đang cản trở trên công đường phát triển. Vì khi nhìn thẳng vào những điều đó bạn có thế giải đáp được các câu hỏi và tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề.

Lưu ý: Khi đánh giá các yếu tố nội bộ, công ty cần có một quan điểm trung lập để phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong tổ chức của mình, tránh tình trạng đánh giá cao nội bộ doanh nghiệp và bỏ qua những khuyết điểm của công ty. Tips để khắc phục lưu ý trên là công ty hoặc doanh nghiệp có thể nhờ nhà cố vấn để đảm bảo các quan điểm trung lập đưa vào ma trận SWOT một cách chính xác nhất.

3. Opportunities (Cơ hội)

Trong mô hình SWOT, cơ hội gồm các yếu tố bên ngoài, chúng là thời cơ có ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp. Các tác nhận này có thế giúp tổ chức, doanh nghiệp của bạn phát triển ở hiện tại và tương lai:

  1. Sự phát trển bùng nổ của thị trường ngành
  2. Đối thủ đang kiệt sức, phát triển chậm, không tăng trưởng.
  3. Xu hướng công nghệ luôn thay đổi từng ngày.
  4. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế.
  5. Khi hậu, thời tiết và môi trường.
  6. Chính sách của chính phủ.
  7. ...

4. Threats (Thách thức)

Những tác động bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, chẳng hạn: những thách thức tiềm ẩn trong những cơ hội mới, dịch bệnh, thiếu hụt người lao động,...thì đó là nguy cơ. Và bạn cần liệt kế ra một số thách thức để có thể dễ dàng tìm ra được những nguy cơ  àm doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai.

Sau khi liệt kế ra, điều bạn cần thực hiện lúc này đó là đề ra những phương án giải quyết. Các phương án này có thể nâng cao kỹ năng quản trị. Nếu trong trường hợp vẫn không tìm được phương án thì bạn nên chuyển sang hướng khác đó là tìm và triển khai nhanh chóng những cách khả thi nhất để giảm mức độ nghiêm trọng hoặc có thể né tránh những nguy cơ đó (nếu được).

Một công ty phát triển sẽ cần phân tích cả bốn góc trong ma trận SWOT, cách nhìn toàn diện gồm chủ quan và khách quan sẽ giúp công ty đánh giá và đưa ra các quyết định liên quan đến việc tăng trưởng lâu dài.

Quy trình phân tích SWOT thực hiện như thế nào?

Quy trình bảy bước phân tích SWOT theo thứ tự sau đây giúp bạn có thể hoàn thành việc phân tích ma trận một cách hoàn chỉnh và loglo, hãy cùng LPTech tìm hiểu từng bước này nhé:

Bước 1: Tạo bảng phân tích SWOT

Bảng SWOT này có dạng lưới chứa các thông tin mà bạn thu thập và sử dụng chúng để điền vào các góc phần tư có trong ma trận.

Bước 2: Tập hợp những người tham gia phù hợp

Bộ phận lãnh đạo và cả những nhân viên của họ đều cần tham gia. Nhân viên có thể điền vào các ma trận SWOT riêng lẻ trước khi bắt đầu một cuộc họp tổng kết. Việc thu thập càng nhiều thông tin chi tiết sẽ giúp nguồn thông tin đa dạng hơn khi xem xét và chọn lọc đưa vào bảng SWOT. Ngoài ra, thời gian để suy nghĩ và thảo luận cũng là một điều cần thiết trước khi bắt đầu điền các thông tin vào ma trận

Bằng cách làm này, ma trận SWOT mà doanh nghiệp bạn xây dựng sẽ đầy đủ, toàn diện hơn để bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất

Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh của công ty

Hãy thảo luận những vấn đề liên quan đến điểm mạnh của công ty bạn và đưa chúng vào vùng S trong ma trận SWOT, sau đây là các câu hỏi thường được đưa ra để tìm hiểu về điểm mạnh như:

  1. Nguyên nhân của việc tăng trưởng khách hàng đến giá cả hay chất lượng sản phẩm trong kỳ trước?
  2. Tại sao khách hàng lại chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh?
  3. Hoạt động kinh doanh của bạn có dễ dàng để mở rộng không?
  4. Văn hóa doanh nghiệp có phải là yếu tố hấp dẫn đối với nhân viên trong công ty?
  5. ...

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu của công ty

Tương tự ở bước 3, công ty cũng cần tổ chức cuộc thảo luận để nhận định về những điểm yếu, một số câu hỏi thường được đặt ra gồm:

  1. Có phải khách hàng đang không hài lòng về sản phẩm mới của bạn không? Họ nghĩ bạn cần cải thiện điểm nào?
  2. Doanh nghiệp của bạn đang kém đối thủ ở điểm nào? Có phải nguồn ngân sách đang hạn chế để triển khai các chương trình quảng cáo?
  3. Khách hàng phản hồi những điểm yếu gì trên sản phẩm mà khiến doanh thu giảm sút? 
  4. ...

Bước 5: Xác định các cơ hội của công ty

Nghĩ đến những tác nhân ảnh hưởng đến yếu tố cơ hội và thử đặt ra một vài câu hỏi cho điều này:

  1. Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Những khả năng lớn và nhỏ cho tổ chức của mình nằm ở đâu?
  2. Cơ hội nào tốt nhất để cải thiện nguồn tài chính của công ty?
  3. Các sáng kiến nào sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn?
  4. Chính sách tiền tệ hiện tại đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội gì khi huy động vốn?
  5. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài mang đến cho doanh nghiệp lợi thế gì?
  6. ...

Bước 6: Xác định các mối đe dọa

Những mối đe dọa tiềm ẩn sẽ tác động tiêu cực đến công ty của bạn, sau đây là một số câu hỏi tham khảo để bạn tìm ra các rủi ro và điền vào bảng SWOT:

  1. Đại dịch bùng nổ có cản trở đến hoạt động kinh doanh của công ty của bạn?
  2. Số lượng khách hàng tiềm năng có xu hướng giảm không?
  3. Nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh mùa dịch và hành vi người dùng thay đổi có khiến doanh thu sản phẩm bị giảm sút?
  4. Các ngân hàng điều chỉnh lãi vay khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào?

Bước 7: Kiểm tra ma trận SWOT và tìm cách kết nối

Mỗi yếu tố trong ma trận SWOT không chỉ mang ý nghĩa riêng lẻ mà chúng kết nối với nhau, hãy tìm xem các điểm mạnh có hỗ trợ cho các cơ hội đã xác định không, hoặc việc loại bỏ các điểm yếu có làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp của bạn chăng?

Mở rộng ma trận SWOT là gì?

Mở rộng ma trận SWOT là việc áp dụng những chiến lược khác nhau được trên mô hình SWOT đã phân tích sẵn có. Việc kết hợp những yếu tố này nhằm mục đích giúp dễ dàng tìm ra những thế mạnh của một tổ chức, doanh nghiệp cũng như dễ dàng đưa ra các giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

Các chiến lược trong SWOT mở rộng

Sau khi đã phân tích mô hình SWOT nhiều người thường dừng lại tại đây. Tuy nhiên, mô hình SWOT sẽ không phát huy được hết các tác dụng khi động có bất kì chiến lược nào để phát triển tiếp theo. Vì thế việc tiếp theo là bạn cần tiến hành giải đáp các câu hỏi một cách chính xác nhất về 4 yếu tố. Sau đó, bạn ra tìm ra được cá chiến lược phù hợp trong (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Dưới đây là 4 chiến lược mở rộng SWOT cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo.

Chiến lược S-O trong mở rộng ma trận SWOT

Là chiến lược kết hợp giữa hai yếu tố đó là điểm mạnh (S) và cơ hội (O), với mục đích sử dụng các điểm mạnh của tổ chức, doanh nghiệp để khai thác và tìm ra những có hội có sẵn cho doanh nghiệp của mình. Chiến lược này còn được gọi là chiến lược khái sáng (khai phá), giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường. Chiến lược này thường được thực hiện trong một thời gian ngắn và ưu tiên ở mức độ cao. Chiến lược S-O giúp cho doanh nghiệp tận dụng được tối đa các cơ hội, bứt phá và tiết kiệm chí phí và nguồn lực.

Chiến lược W-O trong mở rộng ma trận SWOT

Chiến lược W-O là kết hợp giữa 2 yếu tố đó là điểm điểm yếu (W) và cơ hội (O). Chiến lược các W-O tập trung vào giải quyết khắc phục các điểm yếu có doanh nghiệp, nhằm đón đầu và tận dụng các cơ hội sẵn có của doanh nghiêp. Kết hợp W-O gắn với mục tiêu lớn, cơ hội lớn trong tương lai. Chiến lược này khá tốn nhiều thời gian và nguồn lực vì thế cần được triển khai quyết liệt.

Chiến lược S-T trong mở rộng ma trận SWOT

Chiến lược S-T là kết hợp giữa 2 yếu tố đó là điểm mạnh (S) và thách thức (T). Chiến lược này thường sử dụng các điểm mạnh sẵn có của doanh nghiệp để hạn chế nguy cơ có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này để có thể đàn áp những nguy cơ đang tìm tàng. Việc sử dụng chiến lược này cần ra dòn một cách nhanh chóng giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro.

Chiến lược W-T trong mở rộng ma trận SWOT

Chiến lược W-T là sự kết hợp giữa hai yếu tố điểm yếu (W) và thách thức (T). Mấu chốt của chiến lược này đó là tìm ra các điểm yếu từ đó có biện pháp khắc phục hoặc đưa ra những phương án dự phòng, hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài. Để thực hiện được W-T thì doanh nghiệp phải thường xuyên rà soát, vừa đoán trước được rủi ro có thể xảy ra. Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng các phương pháp an toàn bằng cách né tránh thay vì đối đầu trực tiếp với nguy cơ. Chiến lược này được thực hiện trong thời gian trung hạn, không quá dài cũng không quá ngắn.

Kết luận

Phân tích SWOT là một phương pháp giá trị cần được áp dụng cho doanh nghiệp. Đặc biệt với các công ty đang khởi nghiệp cần xác định vị trí của mình trên thị trường. Ngoài ra, ma trận SWOT cũng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm đổi mới các chiến lược marketing thông qua việc kiểm tra và đánh giá toàn diện mọi góc độ của công ty.

Với những kiến thức mà LPTech chia sẻ cho mọi người qua nội dung bên trên thì có thế giúp mọi người có thế có được một các nhìn tổng quát hơn về khái niệm SWOT là gì? Phân tích SWOT là gì? Quy trình phân tích SWOT như thế nào? Các chiến lược trong mở rộng Ma trận SWOT?...., Đối với mô hình SWOT này không chỉ áp dụng được trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn áp dụng được trong cuộc sống.

>> Xem thêm bài viết:

Marketing Mix là gì? Tiết lộ bí mật về mô hình Marketing 4P và 7P 

Pareto: Nguyên tắc 80/20 tuyệt vời trong kinh doanh

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.