MVP có lẽ là một thuật ngữ quen thuộc trong các tựa game, nhưng bên cạnh đó nó còn được sử dụng trong kinh doanh. Đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP hay Minimum Viable Product là một trong những kỹ thuật quan trọng mang tính sống còn để tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình, vậy MVP là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong game và kinh doanh. Hãy cùng LPTech giải đáp qua bài viết dưới đây.
MVP trong game là gì?
MVP (Most Valuable Player hay Most Valuable Professional) trong game được hiểu đơn giản là người giỏi nhất. Trong trò chơi, MVP là danh hiệu ghi nhận đóng góp, ảnh hưởng và nỗ lực của người chơi. MVP giúp đánh giá phần nào khả năng của người chơi trong đội, mỗi đội thắng hoặc thua sẽ có một người đạt danh hiệu MVP.
Đây là danh hiệu mà tất cả người chơi đều khao khát và chỉ những người giỏi nhất mới có thể nhận được danh hiệu này. Tuy nhiên, danh hiệu này không thể đạt được nếu người người chơi chỉ tập trung vào thành tích của bản thân mà còn là sự đóng góp với nhiều hơn các kỹ năng cá nhân.
MVP trong startup là gì?
MVP hay Minimum Viable Product là sản phẩm khả dụng - phiên bản đầu tiên sản phẩm mới ra mắt đưa ra dùng thử với các tính năng tối thiểu để công ty khởi nghiệp có thể tiếp cận những khách hàng đầu tiên. Việc tiếp cận nhanh chóng này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được phản hồi tối đa của khách hàng và xác định nỗ lực tối thiểu có thể đạt được.
Trong việc phát triển phần mềm, MVP là phiên bản rút gọn của một ứng dụng thường thì sản phẩm này sẽ được doanh nghiệp phát hành trước khi tung ra sản phẩm ứng dụng chính thức. Đặc điểm của sản phẩm phiên bản này sẽ có đầy đủ các tính năng tối thiểu cho người dùng nhưng một số tính năng cao cấp, hoàn thiện chất lượng của nó sẽ không thể bằng sản phẩm chính thức.
Đây giống như bản dùng thử, để khách hành trải nghiệm từ đó khiến khách hàng sẽ muốn mua sản phẩm chính thức ra mắt. Dựa vào đánh giá trải nghiệm dùng thử, doanh nghiệp có thể đánh giá nhu cầu thị trường và từng bước cải tiến sản phẩm của mình để hoàn thiện sản phẩm hoàn hảo trong tương lai.
Ví dụ như một hãng mỹ phẩm mới cho ra đời dòng kem chống nắng đầu tiên, vì là lần đầu nên chỉ số thành phần sẽ ở mức cơ bản và đơn giản nhất. Tiếp theo sẽ đưa sản phẩm cho người dùng sử dụng và họ sẽ đưa ra đánh giá về sản phẩm này, nhà sản xuất từ đó sẽ tiến hành nâng cấp hoàn thiện sản phẩm này hơn.
Mối quan hệ giữa MVP và Marketing là gì?
Với khía cạnh Marketing hay Product Marketing, MVP là từng câu chuyện gắn liền với nhu cầu hay phản ứng của từng khách hàng. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược marketing hay gửi gắm thông điệp cho thương hiệu sau này, khi sản phẩm đã được hoàn thiện.
MVP là một chiến lược thử nghiệm thị trường việc ra mắt và đánh giá tác động của một sản phẩm khả dụng tối thiểu để sàng lọc các ý tưởng về sản phẩm. MVP không giống với chiến lược thử nghiệm thị trường thông thường hay các phương pháp, luận kiểu phát hành sớm hay dùng thử, nó được đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc hơn để có kết quả thử nghiệm sản phẩm trên thị trường. Phương pháp này cho phép người dùng xác định các tính năng và tương lai của sản phẩm mà họ cần.
MVP trong marketing bắt đầu với một tầm nhìn về sản phẩm (Product Vision) và được lên kế hoạch duy trì trong suốt vòng đời sản phẩm. MVP cũng được điều chỉnh dựa trên phản hồi từ khách hàng tiềm năng để quyết định tương lai của sản phẩm. Đặc biệt, nếu một sản phẩm được sử dụng cho nhiều phân khúc khách hàng (Customer Segmentation) khác nhau dựa vào nhóm sở thích hay nhân khẩu học khác nhau thì MVP càng trở nên quan trọng hơn.
Ý nghĩa của MVP trong game là gì?
MVP là thuật ngữ thường thấy trong các tựa game liên quân, liên minh huyền thoại hay Pubg Mobile… được viết tắt dưới 2 cụm từ tiếng anh là Most Valuable Player (người có thành tích xuất sắc nhất trận đấu hay người có thành thích ấn tượng ảnh hưởng lớn tới kết quả của trận đấu) và Most Valuable Professional (người chơi giỏi nhất trận đấu).
Mỗi khi người chơi xong kết thúc một trận đấu trong game Liên Quân thì chúng ta sẽ thấy xuất hiện một bảng thống kê kết quả của trận đấu giữa 2 đội. Mỗi đội đều có danh hiệu MVP, nhưng ở đội thắng cuộc danh hiệu MVP sẽ có màu vàng, đội thua cuộc sẽ có MVP màu tím. Cả 2 danh hiệu MVP đều cho biết là người chơi xuất sắc nhất của trận đấu ở mỗi đội đó.
Có ý nghĩa khá tương tự với trong game liên quân, MVP trong game Pubg Mobile cũng có nghĩa là người chơi có thành tích tốt nhất xuất sắc nhất trận đấu của một đội trong trận đấu đó. Và sau mỗi trận đấu Team người chơi sẽ nhận được một bảng thông báo kết quả và người đạt danh hiệu MVP trong đội thắng sẽ sáng và to hơn. Danh hiệu MVP trong game Pubg Mobile, còn ở đội thua cuộc cũng có một nhân vật đạt danh hiệu MVP nhưng bị mờ và nhỏ hơn độ thắng cuộc.
Ý nghĩa của MVP trong kinh doanh, trong game
Từ khái niệm MVP là gì, doanh nghiệp có thể sớm hình dung về lý do tại các doanh nghiệp hay các công ty khởi nghiệp lại sử dụng kỹ thuật này để phát triển và hoàn thiện sản phẩm của họ. Dưới đây là ý nghĩa và lợi ích khi triển khai MVP
MVP giúp loại bỏ các giả định vốn kém hiệu quả
Lợi ích đầu tiên phải kể đến của kỹ thuật phát triển sản phẩm này là loại bỏ mọi phán đoán chủ quan của người làm marketing hay người phát triển sản phẩm hạn chế những quyết định không hiệu quả.
Thay vì suy đoán theo suy nghĩ của mình để nghĩ rằng khách hàng tiềm năng sẽ thích tính năng gì thì thông qua MVP việc quan sát và thu thập dữ liệu. Điều này giúp họ có góc nhìn thực tế từ quá trình người dùng trải nghiệm sử dụng sản phẩm thực tế. Doanh nghiệp sẽ có những góc nhìn khách quan và hiệu nhất về những gì đang diễn ra và họ nên phát triển sản phẩm như thế nào.
MVP giúp tạo ra các sản phẩm hoàn thiện hiệu quả
Trong quá trình thử nghiệm với MVP, bộ phận nghiên cứu sản phẩm và nhóm liên quan như chăm sóc khách hàng, bán hàng hay marketing sẽ có đủ dữ liệu để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu cao hơn nhằm dễ có được thị phần hơn. Phương pháp này đi đến các nhận định như điểm mạnh của sản phẩm đang ở chỗ nào, điểm yếu ở chỗ nào và cần phát triển thêm khía cạnh gì cho sản phẩm.
Những thông tin này cuối cùng sẽ giúp sản phẩm trong tương lai có khả năng đáp ứng nhu cầu cao hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn. Trong khía cạnh làm truyền thông, doanh nghiệp cũng sẽ hiểu rõ hơn thông điệp muốn truyền tải với các khách hàng tiềm năng.
MVP giúp hạn chế rủi ro và tối ưu nguồn lực
Công cụ MVP hỗ trợ bạn nghiên cứu nhu cầu của thị trường, kiểm tra các giả thuyết trường hợp có thể thực hiện mà bạn đặt ra khi bắt đầu khởi nghiệp. Nếu quá trình này thành công, bạn có thể triển khai các bước tiếp theo như bổ sung thêm nhân lực con người, thời gian, tài chính của doanh nghiệp một cách hợp lý. Nhờ vậy, sản phẩm của bạn ngày càng hoàn chỉnh, cải thiện cho lần thử nghiệm tiếp theo.
Doanh nghiệp sẽ không lãng phí quá nhiều nguồn lực vào những thứ vượt quá mức tối thiểu mà khách hàng không cần. Tránh được trường hợp không sản xuất hàng loạt và có nguy cơ không bán được hàng nếu sản phẩm chỉ được một nhóm nhỏ người dùng chọn lựa.
Lợi ích này giúp doanh nghiệp hướng tới việc xây dựng mọi tính năng khác theo thời gian để doanh nghiệp có đủ dữ liệu nhằm đánh giá nhu cầu mong muốn và sở thích của người dùng khi bắt đầu sử dụng sản phẩm (MVP).
MVP giúp bạn nhận được phản hồi từ người dùng sản phẩm
Đây giống như là bước thử nghiệm sản phẩm. Trong quá trình thử nghiệm này, công ty cần theo dõi, phân tích các phản hồi từ người dùng qua đó, bổ sung các tính năng mới, cải thiện sản phẩm đúng nhu cầu người dùng. Trong quá trình cho khách hàng sử dụng sản phẩm, bạn sẽ có được lượng khách hàng tiềm năng.
Các MVP hay các sản phẩm thử nghiệm có thể bị thay đổi rất nhiều hay là bị loại bỏ khi các phản hồi từ người tiêu dùng quá khác biệt so với các định hướng phát triển ban đầu của sản phẩm. Khi doanh nghiệp tung ra một MVP, tỉ lệ hợp lệ hóa sản phẩm của bạn rất cao, mọi người sẽ công nhận sản phẩm đó của bạn .
Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh sản phẩm MVP nếu thấy nó phù hợp với đối tượng nhóm khách hàng không cần yêu cầu thêm cho những tính năng khác.
Cách xây dựng MVP hiệu quả cho doanh nghiệp
Sản phẩm MVP là không thể thiếu trong chiến lược phát triển sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp nên bắt đầu xây dựng MVP theo một kế hoạch chiến lược rõ ràng dưới đây. Dưới đây là cách để doanh nghiệp xây dựng MVP.
Trước khi xây dựng MVP, bạn cần tạo ra một nguyên mẫu (prototype) xác thực cho ý tưởng của bạn. Đó được xem là bằng chứng cũng như công cụ có thể tạo ra niềm tin giữa những người có ảnh hưởng đến doanh nghiệp bao gồm như nhà đầu tư, các bên đối tác liên quan và đội nhóm hoạt động của bạn.
Hiểu thị trường và xác định rõ mục tiêu kinh doanh
Một sản phẩm thành công trên thị trường là khi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, yếu tố cho sự may mắn là không lớn. Để có đủ dữ liệu, phát triển sản phẩm mạnh, bạn sẽ cần đầu tư thời gian và tiền bạc vào hoạt động nghiên cứu thị trường. Trao đổi nói chuyện trực tiếp với những người tiêu dùng mà bạn tiếp cận, và những người có ảnh hưởng liên quan và hơn thế nữa.
Một trong những chiến lược an toàn nhất cho doanh nghiệp lựa chọn đó là phục vụ một thị trường ngách (niche market). Điều này sẽ mang lại cho thương hiệu thêm nhiều lợi thế kinh doanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời hạn chế rủi ro hơn so với việc tập trung vào thị trường đại trà rộng lớn (mass market).
>>Xem thêm: Mass Marketing là gì? Ứng dụng chiến lược Mass Marketing vào thực tế
Phân loại các tính năng
Khi MVP của thương hiệu đã được thành hình, bước tiếp theo đó là hãy dành thời gian để phân loại các tính năng của nó cụ thể như: cái phải có (must have), thứ nên có (nice to have) và những tiện ích bổ sung (add-ons). Bạn cần xác định xem cái nào đem lại nhiều giá trị nhất cho người tiêu dùng của bạn và đảm bảo rằng các tính năng chúng có thể giúp khách hàng có được những trải nghiệm với sản phẩm tốt.
Với mỗi MVP sẽ đều có các đặc điểm và chức năng nhất định dù là một sản phẩm rút gọn. Đầu tiên phải kể đến sản phẩm có đầy đủ các tính năng tối thiểu giúp người dùng có trải nghiệm trọn vẹn. Việc tạo nên một MVP có ý nghĩa đối với các nhà khởi nghiệp thì sản phẩm đó là một phiên bản hoàn chỉnh cần phải có trong tương lai trên những gì tối thiểu nhất cần có cho một ý tưởng.
Đây cũng là giai đoạn mà doanh nghiệp cần xác định điều gì sẽ khiến sản phẩm của bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Những phương án đề xuất bán hàng độc đáo hay riêng biệt của mình (khái niệm USP) giúp doanh nghiệp mang đến sự khác biệt và sự khác biệt đó có lợi cho người dùng.
MVP thành công cần có một kế hoạch rõ ràng với các chỉ số đánh giá cụ thể
Doanh nghiệp bạn muốn biết được liệu MVP của mình có thành công hay không hay những đánh giá tích cực mà nó mang lại thì không thể thiếu kế hoạch rõ ràng với các chỉ số đánh giá rõ ràng. Khi nói đến việc phát triển sản phẩm, các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) hay những benchmark sẽ được doanh nghiệp đặt ra làm tiêu chuẩn cho việc đánh giá.
Bằng cách định hướng phát triển theo đánh giá mọi thứ dựa trên dữ liệu, bạn sẽ có thể đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và sáng suốt hơn. Cuối cùng, khi phát triển sản phẩm thử nghiệm MVP, bạn cần xác định đâu là khoảng thời gian thích hợp để làm nổi bật sản phẩm của mình với người dùng và có thể kêu gọi giới thiệu sản phẩm với các nhà đầu tư tiềm năng từ đó thu thập được nhiều “tín hiệu” tốt trên thị trường mục tiêu.
Hạn chế sự hoàn thiện
Với các đặc điểm trên thì MVP sẽ không thể so sánh với chất lượng của sản phẩm cuối cùng bởi không có những tính năng cao cấp nhất được sử dụng. Trong khởi nghiệp thì MVP chính là bản thử nghiệm được cung cấp cho người dùng trải nghiệm sản phẩm doanh nghiệp trước khi họ đưa ra quyết định có mua phiên bản chính thức hay không.
Từ đó, các nhà sáng tạo doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến của khách hàng để tiếp nhận hiểu, xây dựng đáp ứng nhu cầu và mang đến chất lượng và hoàn hảo nhất của sản phẩm đến tay người dùng.
Top 3 MVP ấn tượng từ các startup thành công
Không ít các doanh nghiệp thương hiệu đã thành công với chiến lược MVP, để bạn có cái nhìn chính xác hơn lợi ích, vai trò quan trọng của MVP với doanh nghiệp, dưới đây là 3 ví dụ thực tế về MVP từ các startup đã thành công.
MVP của Facebook
Nền tảng mạng xã hội với hàng trăm triệu người dùng facebook trước khi ra mắt chính thức, mạng xã hội Facebook thành công với một MVP mang tên là thefacebook. Ban đầu thefacebook hoạt động như một mạng xã hội chỉ dành cho nhóm đối tượng cụ thể là sinh viên Harvard (giống như một danh bạ chung).
Mark Zuckerberg khi nhận thấy độ phổ biến phát triển ngày càng tăng cao của thefacebook đã quyết định cải tiến, phát triển và mở rộng nó sang quy mô toàn cầu. Sau một thời gian bạn đã nhìn thấy sự thành công của Facebook của hiện tại.
MVP của Airbnb
MVP của Airbnb là một website tiện lợi có nhiều công cụ tuyệt vời. Nhà sáng lập Airbnb với ý tưởng tìm kiếm câu trả lời cho băn khoăn “Liệu việc trả tiền ở trong nhà của người lạ có tốt hơn việc thuê tại khách sạn?”.
Để kiểm chứng thắc mắc của mình, các nhà sáng lập đã tạo ra một MVP thử nghiệm đó là chụp hình căn hộ của mình tiếp đó update các hình ảnh đó lên một website đơn giản để quảng cáo cho thuê. Kết quả là lượng khách hàng đặt thuê “chóng mặt” đã khiến các nhà sáng lập quyết định phát triển website Airbnb. Và ở thời điểm hiện tại Airbnb đã là một website tiện lợi được rất nhiều người dùng ưa chuộng với các công cụ tuyệt vời.
MVP của Twitter
MVP của Twitter ban đầu chỉ là một nền tảng Podcasting có tên là Odeo, tuy nhiên nó đã mất thị phần khi iTunes ra mắt. Lúc đó để không phá sản công ty cần thay đổi cách thức hoạt động, và ở đó Odeo đã chuyển biến thành twttr (MVP thứ 2 của Twitter)
Khi mới đầu twttr hoạt động dành riêng cho người dùng nội bộ là các nhân viên trao đổi với nhau tại Odeo. Để chứng minh tiềm năng thị trường từ twttr, lúc đó nhà sáng lập đã cải tiến phát triển lại và ra mắt Twitter vào năm 2006.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về MVP là gì và ý nghĩa của nó trong kinh doanh và game. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp doanh nghiệp có được MVP hiệu quả. Tuy MVP không đại diện cho sự hoàn hảo nhưng nó là cốt lõi tạo nên giá trị lớn cho doanh nghiệp!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.