Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu. Mô hình này nhận được sự ưa chuộng rộng rãi của rất nhiều doanh nghiệp qua các yếu tố cơ bản của Canvas, họ thể xác định phân tích hiệu quả chiến dịch và góp phần tăng lợi nhuận các mục tiêu cụ thể. Vậy cụ thể mô hình Canvas là gì, cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh hiệu quả như thế nào, hãy cùng LPTech tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas (Business Model Canvas - BMC) là một phương pháp thiết kế và phân tích mô hình kinh doanh, được sử dụng rộng rãi trong giới kinh doanh và quản lý. Mô hình kinh doanh này được sáng tạo bởi bộ đôi Tiến sĩ Alexander Osterwalder và Giáo sư Yves Pigneur. Mô hình này được đánh giá dễ hiểu và hữu ích, do đó được các nhà kinh doanh, đặc biệt là những người khởi nghiệp trẻ áp dụng rất nhiều.

Đây là một mô hình được thể hiện ở dạng bảng chia làm 9 ô mô tả tương ứng 9 trụ cột của doanh nghiệp bao gồm: phân khúc khách hàng, quan hệ khách hàng, đối tác, kênh phân phối, hành động, nguồn lực, doanh thu, khoản phí và tuyên bố giá trị. Mục đích hoạt động chính của mô hình Canvas là giúp doanh nghiệp giúp nhìn nhận được những cơ hội phát triển trong tương lai, sau đó tạo ra các giải pháp đột phá và phát triển bền vững trên thị trường.

Mô hình Canvas đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới và đạt được thành quả tích cực không thể không nhắc đến như: mô hình Canvas của Vinamilk, Nestlé, mô hình Canvas của Tiki và mô hình Canvas của Grab,…

Lợi khi sử dụng Canvas trong kinh doanh

Mô hình kinh doanh Canvas được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Sử dụng chiến thuật này, nhiều doanh nghiệp đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường với những lợi ích khi xây dựng mô hình Canvas.

Tư duy trực quan hóa mô hình kinh doanh

Mô hình Canvas là giải pháp giúp doanh nghiệp có cái nhìn trực quan nhất về mô hình kinh doanh với tư duy rõ ràng cho mọi mục tiêu. Thông qua việc diễn đạt chi tiết ra giấy giúp các vấn đề có khả năng tác động đến doanh nghiệp, nhà lãnh đạo sáng suốt hơn để điều hướng công ty tìm ra cách khắc phục của vấn đề.

Nhanh chóng, linh hoạt và dễ dàng ứng dụng

Mô hình Canvas hỗ trợ người dùng xác định các từ khóa chính liên quan đến việc kinh doanh. Từ đó, bạn có thể theo dõi và điều chỉnh kết quả không khả quan nhanh chóng. Khi sử dụng mô hình Canvas doanh nghiệp có thể được trình bày chỉ trong một tờ giấy A4 hay một trang slide. Công cụ này không chỉ dễ mà việc truyền tay, chia sẻ mà nó cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng thuận tiện và linh hoạt hơn khi truyền đạt ý tưởng đến mọi người.

Trong doanh nghiệp, teamwork cũng có thể cùng nhau góp sức để tạo nên một mô hình Canvas chính xác và hoàn chỉnh để phát triển chiến lược của doanh nghiệp mình. Mô hình Canvas cũng cho phép tất cả nhân viên của doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và chia sẻ cũng như bàn bạc góp ý. Khi mô hình đã được hoàn thành hoặc đang được hoàn thiện có thể được chia sẻ cho những người khác để họ có thể hiểu được nội dung chính và đóng góp thêm ý kiến vào.

Nắm được mối quan hệ liên kết giữa 9 yếu tố chính

Mô hình Canvas là cơ sở giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về 9 yếu tố tác động đến mô hình kinh doanh doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp bạn có thể hiểu bao quát về những vấn đề mà doanh nghiệp vướng mắc hay đang gặp phải và tìm ra cơ hội để cải tiến. Các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên với mô hình này cùng sẽ dễ dàng phân tích và tìm hướng cải thiện nhằm phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp trong tương lai.

Mô hình Canvas có 9 yếu tố chính cấu tạo nên mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là lợi ích quan trọng giúp chỉ ra được mối liên hệ khăng khít, bổ trợ qua lại trong chiến lược của doanh nghiệp. Các nhà quản lý từ đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát và toàn cảnh để có thêm được nhiều ý tưởng thắt chặt sự liên kết, từ đó tăng hiệu suất của tất cả các công việc đề ra.

Tóm tắt mô hình kinh doanh đơn giản, dễ hiểu và toàn diện

Thay vì trình bày mô hình kinh doanh của doanh nghiệp với 40 trang giấy với quá nhiều thông tin và không tập trung vào những thông tin quan trọng nhất khiến người đọc không chú tâm. Với Canvas chỉ cần 1 trang giấy các doanh nghiệp đã có chiến lược đương đầu với đối thủ cạnh tranh bằng mô hình Canvas.

Nó cung cấp một cách tiếp cận khung nhìn toàn diện về mô hình kinh doanh, giúp các nhà quản lý và doanh nhân đưa ra các quyết định chiến lược và phát triển kế hoạch kinh doanh. Thông qua chiến thuật này, doanh nghiệp bạn sẽ có thể biết được đâu là những ưu điểm và những khó khăn của các doanh nghiệp khác. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ra bài học kinh nghiệm, tạo ra các giải pháp phù hợp để vượt qua các thách thức và cạnh tranh trên thị trường.

Các yếu tố cấu tạo mô hình Canvas

Mô hình Canvas cung cấp cho doanh nghiệp một cách tiếp cận toàn diện để phân tích và thiết kế mô hình kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp tập trung vào những thông tin quan trọng nhất của mô hình kinh doanh thông qua 9 yếu tố sau:

Phân khúc đối tượng khách hàng (Customer Segments)

Mỗi doanh nghiệp dựa trên sản phẩm đều sẽ có phân khúc khách hàng khác nhau. Đây là yếu tố quan trọng để điều chỉnh đặc điểm của sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ nhanh hơn.

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng trước khi phân tích trên mô hình canvas để đạt hiệu quả trong việc phân chia nhóm khách hàng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Tiếp đó, hãy sắp xếp thứ tự các nhóm đối tượng ưu tiên và tìm hiểu ưu điểm, điểm yếu của từng phân khúc và chú trọng đến nhóm khách hàng chính đem lại doanh thu và lợi nhuận cao. Các phương pháp để chọn phân khúc khách hàng mà được sử dụng phổ biến trong mô hình canvas là:

  1. Thị trường đại chúng chung (Mass Market): Nhóm khách hàng chủ yếu của thị trường này hướng đến nhu cầu chung . Ví dụ điển hình cho Mass Market là các sản phẩm thiết yếu phổ biến như bột giặt, nước xả vải,...
  2. Thị trường ngách (Niche Market): Sự khác biệt trong nhu cầu của khách hàng đựo thấy rõ trong thị trường ngách. Thị trường này hướng tới những nhóm đối tượng đặc biệt như các thương hiệu thời trang xa xỉ như Chanel, YSL sẽ chỉ hướng đến phân khúc người dùng có mức thu nhập cao.
  3. Thị trường phân đoạn (Segmented): Thị trường này hướng đến nhóm khách hàng có những khác biệt nhỏ, phân đoạn khi xét theo nhu cầu và đặc điểm nhân khẩu học so với phân khúc thị trường chính.
  4. Thị trường có sự đa dạng (Diversified): Khi thị trường phân khúc đa dạng, doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thị trường này sẽ bao gồm những khách hàng có nhu cầu khác nhau.
  5. Thị trường đa chiều (Multi-sided Platform Market): Nhóm khách hàng chủ yếu mà thị trường này hướng tới là những người có nhu cầu và mối liên hệ phụ thuộc nhau. Để có doanh thu thu thì các website cần sự đầu tư từ đơn vị quảng cáo và sự hỗ trợ của các blogger là điều vô cùng cần thiết để tiếp cận gần hơn với khách hàng.

>>Đọc thêm: Mass Marketing là gì? Ứng dụng chiến lược Mass Marketing vào thực tế

Mối quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Trong mô hình Canvas thì mối quan hệ với khách hàng là một trong những yếu tố chính mà một doanh nghiệp tạo nên sự bền vững. Mô hình quan hệ khách hàng trong mô hình Canvas bạn cần liệt kê các nội dung đó là:

  1. Hỗ trợ cá nhân (Personal Assistance): Doanh nghiệp sẽ cử một cá nhân nhân viên để hỗ trợ khách hàng khi gặp phải các vấn đề. Đặc biệt, đó là quá trình trước và sau khi khách hàng mua hàng sẽ được tư vấn một cách rõ ràng nhất.
  2. Hỗ trợ cá nhân toàn bộ (Dedicated Personal Assistance): Đây là mối quan hệ giữa người đại diện của doanh nghiệp và khách hàng, trong đó người đại diện sẽ đảm nhận trách nhiệm khi khách hàng phản ánh về trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp.
  3. Khách hàng tự phục vụ (Self-Service) và Dịch vụ tự động (Automated Services): Các doanh nghiệp hỗ trợ và giúp khách hàng tự phục vụ qua các công cụ được cài sẵn AI hoặc chatbot. Các dịch vụ tổng hợp của doanh nghiệp lưu lại thông tin lựa chọn của khách hàng khi mua hàng.
  4. Cùng xây dựng cộng đồng: Các kênh giao tiếp xã hội và sàn thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến với sự phát triển của công nghệ. Doanh nghiệp cũng cần định hướng kế hoạch các hoạt động để hỗ trợ khách hàng chia sẻ các trải nghiệm trên các nền tảng mạng xã hội qua các cuộc khảo sát thu thập ý kiến cảm nhận khách hàng từ đó đổi mới và xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Kênh phân phối (Channels)

Doanh nghiệp cần có kênh phân phối thứ 3 để tiếp cận được nhiều khách hàng. Các kênh phân phối mà doanh nghiệp lựa chọn cần có chi phí ổn định và không quá rắc rối để đem đến hiệu quả cao. Dựa vào nhu cầu kinh doanh sản phẩm, doanh nghiệp cần có kênh phân phối thuộc sở hữu riêng. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có hướng đi rõ ràng, cần xác định đâu là kênh giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu nhất.

Đối tác chính của doanh nghiệp (Key Partnerships)

Việc tạo mối liên hệ với đối tác sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn cung sản phẩm hay vật liệu chất lượng cao. Yếu tố này hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro và tạo ra nhiều giá trị bền vững sau này.

Hoạt động chủ yếu (Key Activities)

Khi vạch rõ hoạt động chính trong mô hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có hướng đi cụ thể để tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng và đem lại lợi nhuận lớn. Dưới đây là một số hoạt động doanh nghiệp cần hướng đến:

  1. Sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ: Đây là hoạt động chính của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
  2. Xây dựng thương hiệu: Doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu để tăng cường sự nhận biết và tạo niềm tin cho khách hàng.
  3. Nghiên cứu và phát triển: Doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ và đáp ứng nhu cầu thị trường.
  4. Tiếp thị và quảng cáo: Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng.
  5. Chăm sóc khách hàng: Doanh nghiệp cần tập trung vào việc chăm sóc khách hàng để tăng cường sự hài lòng và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Sau khi liệt kê các hoạt động cần hướng đến, doanh nghiệp cần đánh giá và xác định Key Activities - hoạt động chính chủ yếu để tập trung vào. Key Activities là những hoạt động quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động này để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Nguồn lực chính (Key Resources)

Nguồn lực chính bao gồm tất cả những tài sản của doanh nghiệp để đem đến giá trị lâu dài bao gồm tài chính, nguồn tri thức và nhân lực. Khi đã liệt kê đầy đủ các nguồn lực cần có, bạn có thể bắt đầu sáng tạo ý tưởng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, bạn cũng có thể lược đi được những thành phần không thực sự cần thiết để loại bỏ và tối ưu hóa chi phí. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ quyết định được ngân sách mà họ cần phải bỏ ra cho hoạt động kinh doanh mới của doanh nghiệp.

Cơ cấu chi phí (Cost structure)

Để thực hiện mô hình kinh doanh thì việc xác định cơ cấu chi phí là khoản phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra là điều không thể thiếu. Bạn có thể tối ưu ngân sách kế hoạch bằng cách tập trung vào giá trị của sản phẩm hoặc giảm vốn đầu tư vào dự án. Một số đặc điểm của chi phí đó là: Chi phí cố định (Fixed Costs), Chi phí biến động (Variable Costs) và chi phí tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) tiếp đó là Chi phí tính kinh tế theo phạm vi (Economies of Scope).

Dòng doanh thu (Revenue Streams)

Dòng doanh thu là phương pháp công ty sử dụng để các phân khúc khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ. Có thể tạo dòng doanh thu bằng những cách sau: bán tài sản, phí sử dụng, phí đăng ký, tiền cho vay/ cho thế chấp/ cho thuê, cấp phép, phí môi giới, quảng cáo.

Khi đã xác định được các nguồn doanh thu, bạn hãy đưa ra mức giá cụ thể cho dịch vụ khi đưa đến tay khách hàng của mình. Đặc biệt, doanh nghiệp cần thống kê và đánh giá cụ thể những lần chỉnh sửa giá sao cho hợp lý. Điều này giúp bạn đánh giá được mức giá hợp lý khả thi để tiếp cận khách hàng của bạn.

Tuyên bố giá trị (Value Proposition)

Bạn cần tập trung vào sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng để thể hiện giá trị của thương hiệu của mình. Đây là hai yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trong mô hình kinh doanh Canvas đó là:

  1. Giá trị định lượng: Là những sản phẩm đem đến giá trị và chất lượng sản phẩm phù hợp với mức giá.
  2. Giá trị định tính: Doanh nghiệp tập trung vào trải nghiệm và hiệu quả sản phẩm mang đến cho khách hàng sử dụng.

Để việc tuyên bố giá trị được hiệu quả dựa trên giá trị của sản phẩm, bạn cần tìm ra câu trả lời cho các giải pháp mình cần giải quyết. Tiếp đến, doanh nghiệp cần phải luôn cải tiến và đổi mới dịch vụ, hàng hóa của mình để nắm rõ được thị trường. Từ đó, doanh nghiệp bạn có thể tạo ra giá trị cạnh tranh dài lâu với những đối thủ khác.

Ứng dụng thực tế của mô hình Canvas trong kinh doanh

Mô hình kinh doanh Canvas ngày càng phổ biến tại thời điểm hiện nay với sự ưa chuộng của rất nhiều thương hiệu. Những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Apple, Uber hay BMW,… cũng đang áp dụng thành công mô hình canvas trong kinh doanh.

Thường những ý tưởng ban đầu sẽ rất khó để tạo nên thành công nhất định. Thay vào đó, sản phẩm/ dịch vụ phải trải qua rất nhiều lần thử nghiệm, đổi mới thành phiên bản tốt hơn để cho ra thành phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất đưa ra thị trường.

Mô hình Canvas trong Facebook

Xét về mặt hợp tác, Facebook được coi là đối tác cung cấp về mặt nội dung cho các chương trình TV, nhạc và tin tức hình ảnh. Bên cạnh đó, các hoạt động chính của nền tảng này như là phát triển nền tảng và là trung tâm quản lý dữ liệu và vận hành theo Canvas. Facebook là nền tảng kết nối bạn bè, khám phá, học tập và thể hiện bản thân, tiếp cận thêm đựơc với nhiều người dùng mục tiêu cũng như tổ chức các cuộc thi lớn.

Mối quan hệ khách hàng của facebook thể hiện qua mạng đồng cấp và mạng chéo. Bên cạnh đó, phân khúc nhóm khách hàng của Facebook nhắm đến những người dùng Internet, những người có nhu cầu quảng cáo và làm Marketing, cùng phát triển ứng dụng.

Kênh phân phối facebook chủ yếu là web, ứng dụng điện thoại di động, quảng cáo fanpage,công cụ và phát triển APIs. Về chi phí thì chi phí phát triển sẽ bao gồm các mảng đó là chi phí trung tâm dữ liệu, quản lý và điều hành, tiếp thị và bán hàng cũng như nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới. Luồng doanh thu của Facebook lớn đến từ việc chạy quảng cáo và tải ứng dụng sử dụng.

Ứng dụng mô hình Canvas trong Apple

Mô hình kinh doanh Canvas kết hợp liền mạch các yếu tố phát triển trụ cột từ thương hiệu này để tận dụng các giải pháp thành quả đặc trưng của nó. Tiêu biểu phải nhắc đến đó là Apple đã thay đổi văn hóa nghe nhạc trên toàn toàn cầu bằng cách cho ra mắt iPods và iTunes Apple. Thương hiệu này đã tích hợp các thiết bị, ứng dụng và cửa hàng online thành một trải nghiệm duy nhất, và ưa chuộng trên nền công nghiệp âm nhạc tai nghe.

Apple có mối quan hệ đối tác lâu dài qua các thỏa thuận với nhà cung cấp âm nhạc qua doanh thu đến từ doanh số bán iPod. App Store đã gây áp lực đáng kể đến những đối thủ của hãng bằng mô hình bán hàng độc đáo tạo ra thành công dài hạn.

Mô hình Canvas là chìa khóa giúp doanh nghiệp xác định các hoạt động kinh doanh trong tương lai và tạo ra các lợi ích lâu dài cho thương hiệu. Hy vọng những thông tin trên bài viết này sẽ giúp bạn cách sử dụng mô hình Canvas hiệu quả, với 9 yếu tố chính của khung chiến lược của nhiều doanh nghiệp có những phương án kinh doanh phù hợp và tối ưu nhé.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Webinar là gì? Lợi ích webinar mang lại trong...

Webinar là một phương pháp tương tác trực tuyến qua Internet được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ số hiện nay

Bài viết mới nhất


Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều thành công và sức khoẻ.