Sponsor là gì? Những điều về Sponsor Marketing mà Marketer cần biết

Sponsor là một kỹ thuật tiếp thị Marketing ngày càng phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Nếu được thực hiện đúng cách, Sponsor Marketing có khả năng hỗ trợ tạo ra sự ưa thích của người tiêu dùng và làm cho thương hiệu của bạn trở nên nổi bật trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.

Để hiểu hơn về Sponsor là gì và những cách thực hiện Sponsor Marketing hiệu quả nhất, hãy cùng LPTech tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Sponsor là gì?

Sponsorhình thức tài trợ, quảng bá truyền thông phổ biến hiện nay. Sponsor hay Sponsorship là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với những ai đang làm trong lĩnh vực Marketing.

Hiểu theo từ điển dịch nghĩa, hình thức này thường được coi là một cách PR, trong đó một doanh nghiệp, công ty, cá nhân cung cấp hỗ trợ về tài chính hoặc hiện vật cho một sự kiện, một đội thể thao, một tổ chức từ thiện, v.v. với mục đích đạt được một số mục tiêu kinh doanh cụ thể. 

Hiểu một cách đơn giản, Sponsor Marketing là một trong những hình thức tiếp thị truyền thông, ở đó, các doanh nghiệp, tổ chức muốn quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu của mình sẽ phải trả một khoản hoặc toàn bộ chi phí liên quan đến sự kiện, chương trình.

Trong đó, Sponsor có thể được sử dụng "khéo léo" bằng cách đan xen những chi tiết, hình ảnh của đơn vị tài trợ trong các khung giờ phát sóng quảng cáo của các bộ phim truyền hình hay các MV ca nhạc. Kết quả cho việc tài trợ này là những thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được hiển thị và xuất hiện trong dự án sự kiện. Thường những dự án được tài trợ mang tính xã hội và có khả năng viral nhanh chóng trong cộng đồng nhờ mức độ nổi tiếng, độ hot tại thời điểm hiện tại.

Thực tế, ngày càng nhiều nhãn hàng áp dụng hình thức này để quảng cáo thương hiệu, sản phẩm của mình đa dạng hơn với công chúng. 

>> Xem thêm: TVC quảng cáo là gì? Những yếu tố cần thiết tạo nên TVC thành công

Sponsor Marketing thường xuất hiện ở đâu?

Hình thức Sponsorship Marketing không còn quá xa lạ trong bối cảnh hiện nay. Nhiều doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng Sponsor trong các chiến lược truyền thông thương hiệu tiếp cận tới công chúng một cách sâu sắc, chân thực và nhanh hơn.

Một số hình thức tài trợ phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay gồm:

  1. Chương trình từ thiện, dự án bảo vệ môi trường
  2. Sự kiện thể thao
  3. Chương trình truyền hình, phim truyền hình,
  4. MV ca nhạc

Những quảng cáo của doanh nghiệp trong các chương trình tài trợ này thường được hiển thị với các hình thức phổ biến như: Logo, banner, áp phích, sự kiện truyền thông thương hiệu,…

Ví dụ về Sponsor Marketing không thể không nhắc tới đó sự tài trợ từ ông lớn thương mại điện tử Tiki đối với hàng loạt các MV ca nhạc của các ca sĩ nổi tiếng như Chi Pu, Trúc Nhân, Min, Erik, Đức Phúc, Bích Phương,… Hay như Biti's đã tài trợ và hợp tác thành công cùng Sơn Tùng MTP, Soobin Hoàng Sơn trong sản phẩm âm nhạc của họ để quảng bá đôi giày Biti’s Hunter. Nhờ đó, Biti’s đã tạo được hiệu ứng truyền thông cực kỳ thành công, đưa thương hiệu giày Việt “hồi sinh” trở lại trong tâm trí khách hàng.

Ưu điểm của Sponsor Marketing

Dưới đây là một số lý do tại sao Sponsor được xem là công cụ tiếp thị Marketing hỗ trợ đắc lực thúc đẩy phát triển thương hiệu của bạn.

Công cụ quảng bá hình ảnh

Thông thường, các doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp Marketing để nâng cao nhận diện thương hiệu (brand identity) trên thị trường. Do đó, các hoạt động tài trợ phù hợp tốt với nhu cầu của người tiêu dùng là rất quan trọng để định hình thái độ mua hàng và thu hút các cơ hội kinh doanh.

Ví dụ, Pepsi tài trợ cho chương trình RAP Việt với mục đích khơi dậy ảnh hưởng tích cực trong tâm trí khách hàng là người trẻ có tài năng và bùng cháy hết mình, trong khi đó RAP Việt muốn khai thác các tài năng đưa họ đến gần hơn với công chúng. Sự thành công gây được tiếng vang lớn của chương trình Rap Việt đã góp phần làm nên thành công của Pepsi.

Đây là lý do tại sao các công ty thường cung cấp tài trợ cho các hoạt động mà họ cảm thấy sẽ ảnh hưởng đến ý kiến ​​của người tiêu dùng.

Thúc đẩy doanh số bán hàng

Hiện nay, các hình thức quảng cáo truyền thống với những lời đồn thổi về lợi ích của việc mua sản phẩm đang dần mất đi vị thế trong việc chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

Mặt khác, Sponsor đang được chứng minh là một chiến lược marketing thay thế hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng. Việc doanh nghiệp áp dụng sponsorship marketing đã mở ra cơ hội tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng ở phạm vi rộng lớn. Từ đó, gia tăng số đơn hàng mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Điều này còn tạo ra sự thay đổi về quy mô hoạt động, mở rộng đối tượng người dùng hơn.

Tạo sự tích cực trong công chúng

Nếu bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn sẽ muốn có được sự tiếp xúc rộng rãi trên cả phương tiện truyền thông điện tử và báo in. Một sự công khai tích cực về công ty của bạn sẽ giúp tăng khả năng hiển thị về các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp cho người tiêu dùng. Do đó, bạn sẽ tiếp thị thương hiệu của mình từ sự đưa tin của các phương tiện truyền thông. Đồng thời thương hiệu tạo ấn tượng tích cực trong mắt khách hàng sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi quyết định mua sản phẩm, dịch vụ lên rất nhiều.

Ví dụ, Vodafone, công ty viễn thông đa quốc gia, đã và đang cung cấp tài trợ cho các đội đua Công thức Một để tạo ra tầm nhìn xa hơn cho thương hiệu của mình.

Tỷ lệ chuyển đổi cao với mức chi phí thấp

Trên thực tế, đối với các chương trình sự kiện và tổ chức địa phương, bạn không cần phải chi quá nhiều tiền để trở thành nhà tài trợ. Lựa chọn cơ hội tài trợ với quy mô chi phí phù hợp với ngân sách tiếp thị của mình sẽ giúp dễ dàng thu được lợi tức đầu tư cho các nỗ lực tiếp thị.

Tạo động lực cho nhân viên

Ngoài việc hỗ trợ một doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh cần thiết trong thị trường cạnh tranh, tài trợ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích nhân viên nỗ lực hết mình tại nơi làm việc.

Ví dụ, khi một công ty đang tham gia một số hình thức tài trợ cộng đồng và mang lại thành công, nhân viên sẽ có được tinh thần để làm việc chăm chỉ hơn nữa trong việc hỗ trợ công ty đạt được mục tiêu của mình.

Hạn chế của Sponsor Marketing

Bên cạnh những điểm mạnh mang lại thì Sponsorship Marketing cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực với phía nhà tài trợ như sau:

Chi tiêu ngân sách mà không đạt hiệu quả

Nếu bạn là nhà tài trợ độc quyền cho một chương trình, sự kiện thì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được nguồn tài trợ của mình được sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, bạn tài trợ mà có sự tham gia tài trợ chung của nhiều thương hiệu khác thì khó khăn trong việc báo cáo ngân sách chính xác tuyệt đối. Lúc này, doanh nghiệp không biết được tiền của mình chi tiêu vào đâu và gây trở ngại khi đo lường KPI từ tài trợ chính xác.

Ảnh hưởng loãng

Khi chương trình không chỉ có một nhà tài trợ mà còn nhiều brand khác đồng hành cùng sẽ gây ra một hiện tượng là công chúng khó tập trung vào một thương hiệu nhất định. Các nhà tài trợ đều tranh nhau tài trợ sẽ ảnh hưởng thương hiệu sẽ bị giảm xuống và tác động Brand Name trở nên loãng hơn. Đây cũng là lý do bạn nên cân nhắc khi trở thành đồng tài trợ của một thương hiệu.

Mang lại hình ảnh xấu

Mang lại hình ảnh xấu có thể xảy ra cho dù bạn tài trợ cho những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng hoặc các tổ chức phi chính phủ để quảng bá hình ảnh. Bởi lẽ doanh nghiệp của bạn khó có thể kiểm soát các chương trình, hoạt động khác mà họ tham gia. Khi người nổi tiếng mà bạn lựa chọn cho chiến dịch Sponsorship Marketing có những scandal, lùm xùm xoay quanh cuộc sống cá nhân thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu mà bạn đang quảng bá.

Triển khai Sponsor Marketing giúp mang lại hiệu quả qua hình thức nào?

Để đưa thương hiệu tiếp cận nhanh và rộng hơn với các đối tượng khách hàng, doanh nghiệp cần phải xác định được hình thức tài trợ phù hợp và mang lại hiệu quả nhất. Sau đây là một số hình thức Sponsor Marketing được áp dụng phổ biến hiện nay, cụ thể:

  1. Banner: Là hình thức tài trợ hiển thị phổ biến trong mọi chiến dịch quảng cáo, truyền thông. Banner có thể được đặt ở những vị trí lối ra vào tại những sự kiện để thu hút sự chú ý của mọi người.
  2. Logo: Logo thương hiệu sẽ giúp khách hàng nhận ra và ghi nhớ doanh nghiệp dễ dàng hơn. Thường các logo sẽ được lồng ghép khéo léo trong các MV ca nhạc và trong các bộ phim truyền hình một cách tự nhiên.
  3. Phát tờ rơi về phiếu giảm giá: Việc tài trợ cho một sự kiện sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận với khách hàng, nhờ đó bạn có thể gửi tới khách hàng những voucher sử dụng dịch vụ của mình.
  4. Các gian hàng triển lãm: Đây là hình thức tài trợ sự kiện giúp doanh nghiệp có thể chốt đơn nhanh nhất, dễ dàng nhất nhờ sự kết nối, tương tác với khách hàng ngay lập tức.
  5. Các bài viết trên các mạng xã hội: Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn KOLs hoặc Influencers cho chiến dịch Sponsor Marketing trên mạng xã hội. Phần lớn độ phủ của KOLs có thể bị giới hạn trong một khu vực, lĩnh vực ngành nghề cụ thể do họ thường chú trọng tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn của họ. Còn Influencers tương tác rất tốt trên các trang mạng xã hội, họ dành phần lớn thời gian để đầu tư vào video và hình ảnh nhằm truyền tải thông điệp đến người hâm mộ.

Trên đây là tất cả những thông tin về Sponsor là gì cũng như các hình thức Sponsor Marketing mà LPTech muốn chia sẻ đến với những bạn đang tìm hiểu về hình thức tiếp thị Marketing này. Để hoạt động tài trợ thành công, ngoài việc hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ, năng lực nội tại của doanh nghiệp cần phải nắm bắt và tìm hiểu dự án, đối tượng nhận tài trợ để nó không biến thành quảng cáo, PR tẻ nhạt.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách...

Profile là một phương tiện giúp bạn gây được ấn tượng đầu tiên với doanh nghiệp, đối tác. Cùng tìm hiểu những cách tạo profile chuyên...

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn...

Moodboard là công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Moodboard là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, phông chữ, chất...

Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp dụng...

Retail hay còn gọi là bán lẻ là phương thức bán hàng mà người bán sẽ làm việc trực tiếp với người mua cuối cùng hay còn gọi là người tiêu...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM và...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây,...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.