Các doanh nghiệp đang muốn vươn tầm trên thị trường kinh doanh cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu hiệu quả. Cụ thể, doanh nghiệp cần nắm bắt được ý nghĩa và cách xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu. Nếu vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy để LPTech giúp bạn! Xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu là phương pháp, cách thức để đem thương hiệu tiếp cận tới khách hàng, giúp khách hàng có thể nhận biết thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó. Các chiến lược truyền thông sẽ cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu, dùng thử và quyết định mua sắm sản phẩm dịch vụ.
Truyền thông thương hiệu giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng, thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua sản phẩm. Đồng thời hình thành thói quen, sở thích của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ đó.
Các hình thức truyền thông thương hiệu
Kinh doanh thời 4.0 thay đổi cách thức bán hàng và xây dựng uy tín doanh nghiệp. Nếu như thông thường doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm/dịch vụ chất lượng dần dần sẽ chiếm được lòng tin người dùng. Nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thay vì đợi khách hàng tìm và biết tới mình thì nhiều doanh nghiệp chủ động quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng.
Đây chính là lợi thế giúp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp uy tín cũng như tăng độ nhận biết brand. Và để làm được điều này thì không thể thiếu chiến lược truyền thông.
Trong đó, truyền thông thương hiệu gồm 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Hiểu rõ từng cách thức sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức phù hợp với kế hoạch marketing.
Trực tiếp
Đây là hình thức đối mặt trực tiếp với khách hàng, đưa đội ngũ sale trực tiếp gặp mặt và giới thiệu sản phẩm tại các điểm bán. Ví dụ như chợ, siêu thị, khu đông dân cư,...để tăng độ nhận biết và tăng doanh số.
Hình thức này tuy tốn kém thời gian và nhân lực nhưng khả năng thuyết phục cao và hiệu quả lớn.
Gián tiếp
Truyền thông thương hiệu gián tiếp sử dụng cách truyền tải thông tin doanh nghiệp qua sách báo, quảng cáo, phim, video, tranh,... Hiện nay cách thức này trở nên rất phổ biến, có thể tác động đến lượng lớn người dùng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên cách này cũng có nhược điểm là không nhìn thấy được cảm nhận của khách hàng. Do đó doanh nghiệp muốn truyền tải thông điệp thành công phải biết cách kết hợp 2 phương pháp lại với nhau.
Cách thức xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả
Cách xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu quả chính là đi từng bước vững chắc để tạo nên 1 kế hojahc tổng thể có hệ thống và suy tính kỹ lượng. Các bước trước bổ trợ cho các bước sau phát triển để đạt được mục tiêu chung.
Bước 1: Xác định mục tiêu truyền thông
Mục tiêu đối tượng truyền thông luôn nằm trong bước đầu tiên, bạn cần phải xác định để biết rõ đích ngắm của mình. Giống như việc bắn tên, nếu không có đích bạn chẳng biết nên bắn theo hướng nào để được cộng điểm tối đa cả.
Do đó trước hết phải xác định được tập đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn truyền thông thương hiệu. Sau khi xác định cụ thể bạn mới có thể đánh giá được hiệu quả các bước trong chiến lược.
Với mỗi đối tượng mục tiêu khác nhau sẽ có customer insight khác nhau, việc của bạn là phải hiểu được khách hàng của mình. Ví dụ như các yếu tố nhân khẩu học, sở thích, lối sống, khả năng chi tiêu,...Cố gắng xác định cụ thể nhất có thể để hình dung rõ nét về đối tượng mục tiêu.
Từ đó, xây dựng chiến lược truyền thông và thông điệp phù hợp để truyền tải đến họ.
Bước 2: Xác định mục tiêu muốn đạt được
Sau khi đã có đối tượng mục tiêu, tiếp theo bạn cần xác định rõ mục tiêu truyền thông là gì. Tức là, điều mà doanh nghiệp muốn đạt được khi xây dựng chiến lược. Từ đó mới biết cách đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông thương hiệu.
Các mục tiêu đặt ra phải phù hợp với đối tượng mục tiêu ở bước 1, dựa vào khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng, mức độ gia tăng doanh số,...
Bước 3: Xây dựng thông điệp cốt lõi
Để tạo nên thông điệp cốt lõi của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng bạn cần phải tìm các yếu tố có thể khiến người dùng đặc biệt chú ý. Từ đó tạo nên sự ảnh hưởng, làm thay đổi nhận thức, hành vi của người dùng. (Customer Behavior)
Hãy chọn cách len lỏi vào tim khách hàng hoặc tấn công trực diện để tìm được một vị trí trong lòng họ, Bởi ngày nay việc quá tải thông tin phải tiếp nhận mỗi ngày khiến các brand khó lòng tạo ấn tượng với người dùng hơn.
Bước 4: Chọn kênh truyền thông thích hợp
Tiếp theo hãy tiến hành lựa chọn một trong hai kênh truyền thông, một là trực tiếp hai là gián tiếp. Sau khi chọn được kênh truyền thông cụ thể, bạn sẽ biết cách tiếp cận khách hàng đúng đắn nhất.
Khi ra chiến lược, các doanh nghiệp cần dựa trên mục tiêu, đối tượng và khả năng chi trả của doanh nghiệp để chọn kênh truyền thông thích hợp.
Nếu biết cách tối ưu, bạn không cần chọn quá nhiều kênh truyền thông khác nhau trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh
Cuối cùng, cần xây dựng thước đo lường để đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông thương hiệu. Nếu không có bước này bạn sẽ không đánh giá được điểm mạnh, yếu của chiến dịch. Từ đó không thể rút kinh nghiệm và sửa sai được.
Lúc này, doanh nghiệp cần xem lại các mục tiêu đã xác định từ đầu mà mình mong muốn đạt được. Đối chiếu và so sánh sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán chi phí bỏ ra. Khi xác định mọi thứ đều ổn sẽ bắt tay vào thực hiện, nếu chưa ổn tiếp tục hiệu chỉnh lại.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)