Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp dụng thành công tại Việt Nam

Hiện nay, Retail (bán lẻ) là một loại hình bán hàng vô cùng phổ biến và quen thuộc đối với tất cả mọi người. Vậy Retail là gì? Có bao nhiêu mô hình Retail áp dụng thành công tại Việt Nam? Hãy cùng LPTech khám phá chi tiết hơn qua bài viết bên dưới đây nhé!

Retail (bán lẻ) là gì?

Retail là phương thức bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng qua các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm mua sắm và kênh bán hàng trực tuyến. Lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và được xem là một trong những mô hình kinh doanh phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nhất hiện nay.

Thuật ngữ "bán lẻ" ám chỉ việc các nhà cung cấp xử lý hàng loạt các đơn hàng nhỏ từ một lượng lớn cá nhân, thay vì tập trung vào các đơn hàng lớn từ một số ít khách hàng buôn bán.

Các mô hình Retail phổ biến hiện nay

Các mô hình Retail phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Mô hình bán lẻ không cửa hàng và bán lẻ Online

Mô hình bán lẻ không cửa hàng, nổi bật nhất là bán lẻ qua online đã trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp bán lẻ hiện đại. Đây là mô hình bán lẻ không dựa vào cửa hàng cố định mà tận dụng các kênh và nền tảng số để tiếp cận và phục vụ khách hàng.

Kênh và nền tảng

Các giao dịch trong mô hình bán lẻ không cửa hàng chủ yếu diễn ra qua các kênh và nền tảng sau:

  • Website thương mại điện tử: Amazon, Lazada, Shopee.
  • Mạng xã hội: Facebook, Instagram, TikTok.
  • Ứng dụng di động: App mua sắm trên điện thoại.
  • Quảng cáo trực tuyến: Google Ads, Facebook Ads.

Quản lý kho hàng

Quản lý kho hàng trong mô hình bán lẻ qua online đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Hệ thống quản lý kho hàng (WMS): Giúp theo dõi số lượng hàng tồn kho, quản lý nhập xuất hàng hóa và tối ưu hóa không gian lưu trữ.
  • Dropshipping: Một hình thức quản lý kho hàng mà doanh nghiệp không cần phải lưu trữ hàng hóa. Thay vào đó, sản phẩm sẽ được giao trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng.

Xử lý đơn hàng

Xử lý đơn hàng được coi là bước then chốt để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS): Tự động hóa quy trình xử lý đơn hàng từ khi nhận đơn, kiểm tra kho, đóng gói cho đến khi giao hàng.

Phần mềm ERP: Viết tắt của Enterprise Resource Planning, là các loại phần mềm giúp tích hợp và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm xử lý đơn hàng, kế toán, quản lý khách hàng. 

> Xem thêm: Phần mềm ERP là gì? Lợi ích của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp

Quảng cáo và marketing sản phẩm

Quảng cáo và marketing sản phẩm trên các nền tảng số sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận sản phẩm của khách hàng.

  • SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): Tăng cường sự hiện diện của website trên các công cụ tìm kiếm.
  • Content Marketing: Tạo nội dung hấp dẫn và có giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Email Marketing: Gửi email quảng cáo, khuyến mãi và chăm sóc khách hàng.

Giao hàng

Các dịch vụ giao hàng đang trở nên rất phổ biến và mọi người có xu hướng thích mua hàng tại nhà hơn.

  • Các dịch vụ giao hàng: Các công ty giao hàng như DHL, FedEx, Grab, Giao Hàng Nhanh, AhaMove cung cấp các lựa chọn giao hàng linh hoạt.
  • Giao hàng nhanh: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng nhanh chóng, thậm chí trong ngày.

Đánh giá và phản hồi

Đánh giá và phản hồi từ khách hàng là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. Việc này giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ trong tương lai.

  • Phản hồi khách hàng: Các nền tảng bán hàng thường có chức năng đánh giá sản phẩm và dịch vụ. Đánh giá tích cực giúp tăng uy tín và thu hút thêm khách hàng.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Hỗ trợ khách hàng qua các kênh như email, điện thoại, chat trực tuyến để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Xem thêm: Google Merchant là gì? Công cụ hỗ trợ thương mại điện tử của Google

Mô hình cửa hàng bán lẻ

Mô hình kinh doanh siêu thị và cửa hàng bán lẻ được coi là những mô hình kinh doanh lâu đời nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Đặc điểm của chúng là cần có một địa điểm cố định để khách hàng có thể mua sắm trực tiếp. Đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân và các hộ gia đình có nhu cầu mua sắm.

Mô hình bán lẻ qua bưu chính

Khách hàng có thể mua hàng thông qua điện thoại hoặc trên các trang web, sau đó sản phẩm sẽ được giao qua dịch vụ bưu điện. Phương thức mua sắm này rất phổ biến đối với những người ở những khu vực xa trung tâm mua sắm hoặc những người bận rộn không có thời gian mua sắm trực tiếp.

Mô hình máy bán hàng tự động

Mô hình máy bán hàng tự động không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng vẫn nhanh chóng mang lại lợi nhuận. Người tiêu dùng rất ưa chuộng hình thức này do sự tiện lợi mà nó mang lại. Tương tự như các mô hình bán lẻ khác, thành công của nó phụ thuộc vào việc chọn địa điểm và sản phẩm phù hợp để thu hút khách hàng.

Bí kíp để thành công trong việc kinh doanh bán lẻ

Ngành bán lẻ được coi là ngành vô cùng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, vì phổ biến nên có rất nhiều người muốn khởi nghiệp trong ngành này. Do đó, bạn cần nắm chắc những bí kíp sau để thành công trong việc kinh doanh bán lẻ.

Xây dựng thương hiệu trong ngành

Ngành bán lẻ có tính cạnh tranh là rất cao, dù đó chỉ là một mặt hàng, một nhóm sản phẩm hay một phân khúc nhất định nhưng khách hàng vẫn có hàng chục lựa chọn khác nhau.

Vì vậy, muốn thành công trong lĩnh vực này, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là rất quan trọng và không thể bỏ qua.

Phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp

Để thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm/dịch vụ của mình thay vì lựa chọn các đối thủ, doanh nghiệp cần sở hữu một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Điều này quan trọng vì đội ngũ bán hàng chính là yếu tố quyết định liệu khách hàng sẽ mua hàng từ doanh nghiệp hay không.

Do đó, việc đào tạo đội ngũ bán hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng trở nên cực kỳ quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng họ có thể mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng của mình.

Tối ưu hoá công nghệ tiên tiến

Sử dụng công nghệ giúp nhà bán lẻ có thể quản lý hàng nghìn mặt hàng khác nhau, bao gồm cả số lượng đơn hàng và số lượng khách hàng. Phương pháp này giúp nhân viên kế toán thống kê sổ sách một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu từ quá trình bán hàng còn giúp đồng bộ hóa và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng. Do đó, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động khuyến mãi, nghiên cứu xu hướng và hàng vi của khách hàng một cách hiệu quả.

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm của người tiêu dùng và dịch vụ chăm sóc khách hàng trong ngành bán lẻ đóng vai trò rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp.

Do đó, các nhà bán lẻ thường sử dụng các hình thức khảo sát và lắng nghe ý kiến của khách hàng thông qua hotline, Facebook, email, và nhiều kênh khác, để hiểu rõ những mong muốn của họ sau khi sử dụng sản phẩm.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả bán hàng, đồng thời cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và xử lý các vấn đề phát sinh một cách đáng kể.

Tối ưu các kênh bán lẻ trực tuyến

Bạn cần nâng cấp đa dạng các hình thức bán lẻ của doanh nghiệp nếu muốn thành công. Sử dụng các kênh bán lẻ trực tuyến như website, fanpage, hotline và các sàn thương mại điện tử là một trong những cách giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần của mình.

Sử dụng đa dạng phương thức thanh toán

Với sự phát triển của công nghệ, các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng, từ thanh toán bằng tiền mặt đến sử dụng thẻ và các loại ví điện tử tích hợp mã thanh toán hoặc mã QR.

Do đó, việc tích hợp nhiều phương thức thanh toán, đặc biệt là các phương thức mới, sẽ mang lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng khi mua sắm.

Qua bài viết trên của LPTech, chắc hẳn các bạn đã có những cái nhìn rõ hơn về ngành Retail (bán lẻ) rồi nhỉ. Chúc các bạn thành công trong ngành bán lẻ.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách...

Profile là một phương tiện giúp bạn gây được ấn tượng đầu tiên với doanh nghiệp, đối tác. Cùng tìm hiểu những cách tạo profile chuyên...

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn...

Moodboard là công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Moodboard là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, phông chữ, chất...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM và...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây,...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...

USP là gì? Vai trò và cách xác định USP thành...

USP là gì? USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Point hoặc Unit Selling Proposition, có nghĩa là điểm bán hàng độc nhất. USP thường...

Bài viết mới nhất


Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...