5 sự thật về Dropshipping mà không ai nói cho bạn biết

Trong thời đại công nghệ, xu hướng kinh doanh trực tuyến đang phát triển cực kỳ mạnh, thật bỏ sót nếu bạn không biết mô hình Dropshipping. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh trực tuyến với vốn là số 0 thì đây là một hình thức hoàn toàn dành cho bạn. Vậy thì Dropshipping là gì? Nếu bạn đi theo mô hình này thì có thể hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp của mình hay không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây về Dropshipping nhé! LPTech sẽ cung cấp cho bạn 5 điều mà các chuyên gia Dropshipping không nói cho bạn biết khi mới bắt đầu!

Dropshipping là gì?

Dropshipping là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Nhà bán lẻ bán hàng nhưng mà không lưu trữ sản phẩm trong kho của họ. Khi có khách đặt mua hàng, nhà bán lẻ sẽ mua sản phẩm từ đơn vị cung cấp. Các sản phẩm sau đó được nhà cung cấp vận chuyển đến tận nơi cho khách hàng. 

Bằng cách này, người bán lẻ không cần đóng gói, vận chuyển hàng hóa cho người mua. Họ cần cần tập trung vào Marketing sản phẩm, theo dõi hành trình đơn hàng và chăm sóc khách hàng. Lợi nhuận mà người bán lẻ thu về sẽ là chênh lệch giá giữa nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng trừ đi phí vận chuyển. Người bán lẻ lúc này được gọi là Dropshipper.

Dropshipping phù hợp sinh viên, dân văn phòng và những ai muốn bước chân vào thế giới kinh doanh online. Dropshipping không phải là kế hoạch làm giàu nhanh chóng. Nó hoàn toàn hợp pháp. Nhưng bạn vẫn có thể gặp phải những vấn đề pháp lý khởi nghiệp tùy thuộc vào nhà cung cấp của bạn là ai? Vì thế nên cần bảo vệ bản thân thông qua hợp đồng thỏa thuận Dropshipping.

Chi phí để đầu tư vào Dropshipping có thể dao động ở nhiều mức khác nhau, thậm chí là 0 đồng. Số vốn này tùy thuộc vào mức bạn muốn đầu tư. Lợi nhuận từ mô hình kinh doanh kiếm tiền trực tuyến (MMO) Dropshipping tùy thuộc vào sản phẩm bán, chiết khấu từ nhà cung cấp. Tuy nhiên, thường thì lãi không cao nhưng có thể có lãi nhanh hơn những mô hình kinh doanh khác. 

Nhất là đối với các nhà bán lẻ thương mại điện tử ứng dụng Dropshipping vào công việc kinh doanh của mình sẽ mang đến nhiều lợi ích. Cụ thể như cắt giảm được chi phí kho bãi và hậu cần, giảm thiểu rủi ro khi bắt đầu, cung cấp sản phẩm trên phạm vi rộng. 

Dropshipping là một mô hình kinh doanh phổ biến trên các sàn thương mại điện tử thế giới như Amazon, Ebay. Tại Việt Nam nền tảng Dropshipping nayf đang bùng nổ mạnh mẽ trên Shopee, Tiki và Lazada. 

Khác biệt cơ bản của Dropshipping với mô hình bán lẻ thông thường

Như đã nêu ở trên thì với Dropshipping người bán sẽ không cần phải giữ hàng hóa trong kho. Còn đối với mô hình bán lẻ điển hình thì luôn cần đảm bảo lượng hàng ổn định trong kho để liên tục cung cấp cho thị trường.

Với dropshipping, Dropshipper sẽ bỏ qua bước duy trì hàng trong kho. Thay vào đó nhà sản xuất sẽ đóng gói và vận chuyển. Dropshipper, người giao hàng, nhà cung cấp sẽ làm việc cùng nhau để duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu trên các mặt hàng giao cho khách. Còn người mua nhận hàng từ nhà cung cấp giao, tất cả nhãn hiệu sẽ nhất quán với biểu trưng à thương hiệu người bán quảng cáo.

Lợi ích của mô hình Dropshipping

Dropshipping - Bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển là lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều người. Trước khi tìm hiểu 5 sự thật thì bạn cần biết rõ lợi ích mà mô hình kinh doanh Dropshipping mang đến!

  1. Dropshipping dễ bắt đầu bởi không yêu cầu kinh nghiệm, vốn nhiều hay là nhà kho lưu trữ sản phẩm rồi chịu cảnh "ôm hàng" bất an. Bởi vì hầu hết các công việc này sẽ được nhà cung cấp thực hiện. Chỉ cần kiến thức nền tảng và một số tài nguyên phù hợp là bắt đầu được ngay.
  2. Không cần phải lưu trữ hàng hóa: Khi bán hàng trong mô hình Dropshipping, bạn không cần phải mua sản phẩm trước và lưu trữ chúng trong kho. Thay vào đó, bạn chỉ cần đặt hàng từ nhà cung cấp và gửi cho khách hàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí lưu trữ và giảm rủi ro hàng tồn kho.
  3. Dropshipping linh hoạt ai cũng có thể làm Dropshipper. Làm ở bất kỳ thời gian và không gian nào mà bản thân muốn. Miễn là có kết nối internet, một doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình dropship có thể di chuyển địa điểm đến bất kỳ đâu.
  4. Dropshipping dễ mở rộng quy mô chỉ với cá nhân mà không cần tốn thêm nhiều chi phí. Do không phải mua hàng trước và lưu trữ chúng trong kho, bạn có thể dễ dàng mở rộng và đa dạng sản phẩm, chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp mới để đặt hàng.
  5. Tập trung vào kinh doanh: Với mô hình Dropshipping, bạn có thể tập trung vào các hoạt động kinh doanh như tìm kiếm khách hàng mới, quảng cáo và marketing, thay vì phải lo lắng về các hoạt động liên quan đến lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.

Tóm lại, điểm hấp dẫn nhất của Dropshipping có lẽ là linh hoạt và không đòi hỏi nhiều. Nó có thể là nghề tay trái hái ra tiền lý tưởng cho nhiều người.

Bên cạnh công việc chính có thu nhập ổn định bạn vẫn có thể kinh doanh với mô hình Dropshipping đều đều mà không cần hy sinh bất cứ thứ gì trong công việc chính đó. Mỗi ngày dành vài giờ cho công việc kinh doanh nhưng vẫn có thể chốt đơn và bán hàng thành công.

5 sự thật về Dropshipping 

Dropshipping thành thật mà nói nó có hiệu quả với các thương hiệu có tên tuổi hơn là thương hiệu mới. Trước khi bạn muốn khởi động với công việc kinh doanh Dropshipping mới lạ hãy đọc ngay 5 sự thật dưới đây!

1. Lợi nhuận có thật như mơ không?

Với Dropshipping không cần nhiều vốn. Nhưng mà bạn sẽ không dễ dàng kiếm được cả nghìn đô la giống như mấy cái quảng cáo vẫn nói hằng ngày. Thực tế thì, Dropshipping chỉ là mô hình kinh doanh để các công ty thử nghiệm sản phẩm mà không cần mua hàng nghìn sản phẩm đó để lưu trong kho.

Mọi thứ có thể bắt đầu máy tính kết nối internet. Bán hàng không cần quản lý và lưu trữ hàng tồn kho. Vì đầu tư ít tiền nên lợi nhuận thu về cũng ít. Mỗi lần bán hàng chi phí thu về sẽ được chuyển cho nhà cung cấp, số tiền còn lại bạn nhận được khá ít ỏi. 

Chắc chắn, khoản thu từ Dropshipping sẽ không đủ để trang trải chi phí tiếp thị, quảng cáo, chăm sóc website. Bên cạnh đó, bắt đầu một cửa hàng dropshipping cũng giống như bất kỳ cửa hàng thương mại điện tử nào khác. Nó đòi hỏi bạn phải học những thứ khác nhau (hoặc bạn thuê người làm việc đó) như tiếp thị kỹ thuật số, thiết kế, viết bài quảng cáo , v.v.

Thêm vào đó, là một Dropshipper bạn luôn đối mặt với nguy cơ phải đối phó với nhà cung cấp, bán buôn, xử lý đơn hàng, trả hàng và dịch vụ khách hàng. Điểm mấu chốt ở đây là tiếp cận Dropshipping sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn có lưu lượng truy cập ổn định trên website.

2. Cạnh tranh khốc liệt

Dropshipping chào đón rất nhiều người tham gia. Như vậy, thị trường ngách nào càng có nhiều người kinh doanh thì tỉ lệ chọi cũng vì vậy mà tăng nhanh chóng. Dropshipping còn là "mảnh đất" chào đón các công ty lớn. Họ dùng mô hình Dropshipping và hạ giá xuống thấp. Điều này ép buộc các đối thủ hạ giá để có thể duy trì sức cạnh tranh và "lỗ lớn".

Đặc biệt, khi kinh doanh không có bản thỏa thuận vấn đề độc quyền với đơn vị cung cấp sản phẩm thì cũng là một loại thiệt loại. Các đối thủ đều có thể bán sản phẩm giống nhau. Như vậy, với những đói thủ sở hữu thâm niên kinh nghiệm sẽ có tính cạnh tranh tốt hơn là người với bắt đầu với Dropshipping. Quan trọng nhất là không thỏa thuận khiến cho giá của sản phẩm bão hòa trên thị trường.

3. Không kiểm soát chuỗi cung ứng

Với Dropshipping, bạn không có quyền kiểm soát quy trình lưu trữ, đóng gói, giao hàng. Thông thường, tâm lý kinh doanh sẽ khiến mọi người thấy mình có lợi vì không phải quản lý tốt thời gian và tài chính. Tuy nhiên, lợi ích này cũng được xếp vào một loại "bất lợi".

Vì khi có sơ suất xảy ra trong quá trình chuyển hàng hay là đóng gói khiến khách hàng không hài lòng thì người đầu tiên mà họ khiếu nại chính là bạn. Lúc này, bản thân sẽ cảm thấy cực kỳ bối rối vì bạn không phải là người đảm nhiệm công đoạn này.

Với sự cố kinh doanh Dropshipping này đa số trường hợp sẽ cảm thấy bất lực. Như vậy, chỉ biết trông đợi vào việc nhà cung cấp sẽ giải quyết nhanh nhất cho khách hàng. Có một sự thật là: "không có cái gì là chắc chắn". Khi mà nhà cung cấp không giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh, khéo léo thì khả năng mất điểm rất cao và đồng nghĩa với việc bạn mất khách hàng.

Điểm mấu chốt: Trong thương mại điện tử, dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Ngay cả việc trả lời tin nhắn khách hàng chậm trễ thì việc mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh là điều hiển nhiên.

4. Trách nhiệm pháp lý

Mọi người vẫn thường xem nhẹ vấn đề pháp lý vì nghĩ "chắc chừa mình ra". Tuy nhiên, đợi đến khi có sự công không mong muốn thì lúc đó mới "tá hỏa" không biết xử lý sao cho ổn thỏa. Mặc dù kinh doanh Dropshipping, vấn đề pháp lý được xem là nhẹ nhàng. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan của các Dropshipper.

Lưu ý: Nếu không phải nhà sản xuất thì không thể đảm bảo được chắc chắn 100% nguồn gốc sản phẩm đến từ đâu? Có giấy chứng nhận nguồn gốc, chất lượng hay không? Nhất là những loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,... thì cần tìm hiểu cụ thể.

Bạn sẽ không biết được vào một ngày nào đó sản phẩm mình đang bán bỗng dưng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Nếu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử nhiều mức khác nhau và nặng còn bị xử lý hình sự. Trong trường hợp nếu nhà sản xuất vi phạm thì cũng gây nên hậu quả cho chuỗi cung ứng.

Cho nên, kinh doanh Dropshipping không có hợp đồng thỏa thuận rõ ràng đến khi xảy ra vi phạm bạn có thể bị xếp vào nhóm đồng lõa với đơn vị cung cấp. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo kinh doanh Dropshipping cần chọn nhà cung cấp cẩn trọng và xem xét  kỹ về các thỏa thuận để tránh trường hợp dính líu tới một số vấn đề pháp lý không nên có.

5. Thương hiệu của người bán mờ nhạt

Tham gia mô hình Dropshipping phải nhận ra rằng mình đang bán sản phẩm cho người khác. Mọi thời gian, công lao PR sản phẩm đều thuộc về thương hiệu đó. Bạn bán cho khách hàng một sản phẩm chất lượng, khách hàng sẽ có dấu ấn về bạn nhưng mà rất ít ỏi. Thứ mà họ truy lùng đó là sản phẩm và thương hiệu.

Thực tế này nói lên rằng trong thương mại điện tử, thương hiệu đóng vai trò quan trọng chiến lược. Khách hàng sẽ đến cửa hàng trực tuyến họ yêu thích để mua sản phẩm. Nhưng nếu bạn sở hữu cửa hàng đó không tạo được sự ủng hộ và lòng tin của khách hàng chắc chắn lưu lượng truy cập của họ sẽ giảm đáng kể.

Hướng dẫn kiếm tiền với Dropshipping step by step

Cũng giống như nhiều mô hình kinh doanh khác, Dropshipping mặc dù là mô hình khá đơn giản nhưng cũng cần tuân theo một quy trình.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường để tìm ra thị trường ngách phù hợp. Ở bước này, cần để ý đến các tiêu chí về sản phẩm đáp ứng và hấp dẫn người tiêu dùng, lợi nhuận cao, chi phí vận chuyển thấp. Bạn có thể sử dụng các công cụ của Google như Google Trends, truy cập vào sàn thương mại điện tử để tìm kiếm xem từ khóa sản phẩm nào đang là xu hướng, được người dùng đặt hàng nhiều.

Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh hiện tại của mình là ai? Tìm kiếm và thu thập thông tin trên Social Media để biết đối thủ đang quảng cáo sản phẩm như thế nào? Mức giá, khuyến mãi mà đối thủ đang áp dụng? Mức độ tương tác và phản hồi sản phẩm của khách hàng dành cho họ ra sao?

Bước 2: Lựa chọn nhà cung cấp

Nhà cung cấp uy tín rất quan trọng khi bắt đầu với Dropshipping. Các nền tảng cho phép Dropshipping hiện nay khá phổ biến như Shopify, Dropship Direct, Aliexpresss, PingGo...Hay tại các sàn thương mại điện tử Amazon, Shopee, Tiki, Lazada.

Lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩn trọng để tránh gặp phải nhiều rắc rối về sau khiến công việc kinh doanh phải ngừng. Một số tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp bạn có thể áp dụng khi tham gia thế giới của Dropshipping!

  1. Có đại diện bán hàng để chứng minh đây là nhà cung cấp chuyên nghiệp. Khi có rủi ro xảy ra quy trình xử lý sẽ trở nên nhanh gọn và linh hoạt
  2. Sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng: Đảm bảo khách hàng yêu thích và ủng hộ về lâu dài. Tiêu chí "Uy tín là niềm tin" sẽ là cách để sản phẩm sống mãi với thời gian
  3. Công tác vận chuyển nhanh chóng: Nhà cung cấp giao hàng trong 2 đến 3 ngày hay thậm chí giao trong ngày với các khu vực lân cận sẽ là một trong những điểm cộng đáng để bạn lựa chọn
  4. Hợp đồng thỏa thuận Dropshipping để đảm bảo quyền lợi của 2 bên được bảo vệ. Nhất là đối với Dropshipper

Bước 3: Chọn nền tảng 

Có rất nhiều kênh để bán hàng theo mô hình Dropshipping như đã nêu ở trên. Tùy thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà bạn sẽ lựa chọn kênh phân phối chủ yếu. Mặc dù vậy, bán hàng trên đa kênh vẫn là điều cần thiết trong xu hướng kinh doanh hiện nay. Bạn có thể bắt đầu bán trên các kênh như PinGo thông qua một số bước đăng ký đơn giản.

Hoặc có thể bán trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội có nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu. Những kênh bán hàng chuyên nghiệp này sẽ cho phép bạn thu thập dữ liệu thương mại điện tử hiệu quả để so sánh, đối chiếu nhằm sử dụng các phương pháp thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi bán hàng online.

Bước 4: Marketing online cho sản phẩm

Làm sao để thúc đẩy kinh doanh Dropshipping hiệu quả? Chắc chắn một trong những yếu tố không thể thiếu là Marketing Online. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc thực hiện quảng cáo trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Quảng cáo sẽ giúp tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn thông qua Google Ads, Facebook Ads.

Đồng thời, xây dựng nội dung chất lượng và sử dụng hình ảnh của những KOLs/ Influencer hay KOC nếu có. Đây cũng là cách nâng cao mức độ tin cậy nhanh chóng cho khách hàng khi kinh doanh theo Dropshipping.

Trên đây là 4 bước cơ bản nhất để bắt đầu bán hàng với mô hình Dropshipping. Ngoài ra, khi chính thức bước vào công cuộc kinh doanh bạn cần nâng cao kỹ năng của mình hơn nữa! Bằng việc sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Search Console để theo dõi hiệu suất, lưu lượng truy cập cũng như tỉ lệ chuyển đổi.

Làm Dropshipping ở đâu?

Hiện nay, có nhiều sàn thương mại điện tử có hỗ trợ mô hình dropshipping, bạn có thể tìm hiểu và tham gia bán hàng trên các sàn này.

Dropship tại Amazon, Ebay, Etsy

Nếu bạn làm Dropship ở thị trường nước ngoài chắc chắn không thể bỏ qua các sàn thương mại điện tử phổ biến trên thế giới. Dropshipping trên Amazon, Ebay, Etsy là một trong những hình thức dropshipping khá phổ biến trên thế giới.

  1. Amazon là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, có hàng triệu sản phẩm và khách hàng trên toàn thế giới. Amazon cũng cung cấp dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA) cho phép người bán vận chuyển hàng hóa đến kho lưu trữ của Amazon và được Amazon phân phối và giao hàng cho khách hàng.
  2. eBay là một sàn thương mại điện tử phổ biến, có khoảng trăm triệu khách hàng trên toàn thế giới cung cấp hàng đa dạng sản phẩm từ các ngành hàng khác nhau. eBay cũng hỗ trợ mô hình dropshipping cho người bán.
  3. Etsy là một sàn thương mại điện tử đặc biệt dành cho các sản phẩm thủ công, đồ handmade và vintage. Điều này làm cho Etsy trở thành một nơi lý tưởng cho những người bán hàng trong suốt thời gian qua. Khi kinh doanh dropship trên Etsy, yêu cầu các sản phẩm được bán trên sàn phải là hàng thủ công, đồ handmade hoặc vintage nếu không sẽ bị vi phạm các chính sách của nền tảng.

Dropship tại Shopee, Tiki, Lazada

Kinh doanh mô hình Dropship trong nước, các nền trang thương mại điện tử lớn chắc chắn không thể bỏ qua như Shopee, Tiki, Lazada. Các nền tảng thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, với sự gia tăng của số lượng người dùng internet và mức độ tiêu dùng trực tuyến. Điều này tạo ra một thị trường tiềm năng cho kinh doanh dropshipping.

Tuy nhiên, để kinh doanh mô hình Dropshipping trên sàn thương mại điện tử Việt Nam hiệu quả, người bán cần chú ý tìm kiếm đối tác nhà cung cấp đáng tin cậy và cung cấp sản phẩm chất lượng để tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng.

Kinh doanh Dropship bằng Shopify

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử toàn diện, cho phép người bán tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. Shopify tích hợp nhiều đối tác vận chuyển và cổng thanh toán để giúp người dùng quản lý đơn hàng và thanh toán đơn giản.

Với giao diện đơn giản, tính năng mạnh mẽ và tính linh hoạt, Shopify giúp người dùng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng và hiệu quả trên nền tảng. Do đó, Shopify hiện đang là nền tảng được ưa chuộng để bán hàng trực tuyến và tận dụng cơ hội kinh doanh Dropshipping.

Lời kết

Như vậy, kinh doanh Dropshipping luôn sở hữu những ưu điểm nổi bật nhưng cũng không kém phần rủi ro. Tuy nhiên, nếu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức và kỹ năng cần thiết thì chắc chắn sẽ có thể bắt đầu với Dropshipping. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Bài viết mới nhất


Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh xạ các đối...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức mà nó hỗ...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và query cực...

Chúc mừng sinh nhật Sếp Phú

Một hành trình mới bắt đầu cùng nhiều thử thách mới. Với sự tự tin, kiên cường và bản lĩnh, LPTech tin chắc rằng Sếp Phú của LPTech sẽ có nhiều...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai (false). Xem...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi thông tin...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi nguy cơ này.

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...