Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

3.0/5 (9 Reviews)

Pháp lý khởi nghiệp là điều mà doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào. Nhất là đối với các Startup thường gặp các vấn đề liên quan đến vận hành doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, thuế và sở hữu trí tuệ, thỏa thuận đồng sáng lập. 

Cho nên, để có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận và thực hiện các công việc về mặt pháp lý nhằm hạn chế rủi ro thì các startup cần nắm bắt được 6 vấn đề pháp lý khởi nghiệp quan trọng dưới đây!

6 vấn đề pháp lý cần chú ý khi khởi nghiệp

1.Đăng ký kinh doanh

Nắm bắt pháp lý khởi nghiệp về đăng ký kinh doanh cần chú ý tới 3 yếu tố chính như sau: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp. Đây là những kiến thức cần nắm bắt đầu tiên khi nhắc đến pháp lý khởi nghiệp. 

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, quy định về việc ghi nhận mã ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được bãi bỏ. Tuy nhiên, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì phải kê khai đầy đủ thông tin về mã ngành nghề theo đúng danh mục và quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Ngành nghề kinh doanh bạn chọn, thị trường ngách bạn tham gia đầy tiềm năng và tính khả thi cao nhưng phải hợp pháp. Trước khi quyết định khởi nghiệp phải tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh của mình có được pháp luật cho phép hay không bằng cách tra cứu mã ngành nghề.

Cách để tra cứu mã ngành nghề kinh doanh cần thực hiện:

  1. Đăng nhập vào Cổng thông tin quốc gia về quản lý mã ngành nghề theo địa chỉ trang web: http://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  2. Bấm vào phần hỗ trợ trên trang chủ - Truy cập vào mục tra cứu ngành nghề kinh doanh
  3. Trên giao diện màn hình hiển thị hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Bạn chỉ cần bấm Ctrl+F và gõ ngành nghề cần tra cứu

Loại hình doanh nghiệp

Dựa trên quy định pháp lý khởi nghiệp thì đăng ký loại hình doanh nghiệp sẽ có các hình thức dưới đây!

Doanh nghiệp tư nhân: Theo điều 188, Bộ luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về những dấu hiệu để nhận diện doanh nghiệp tư nhân như sau: 

  1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Công ty hợp danh: Có ít nhất hai người cùng góp vốn, danh nghĩa hoạt động doanh nghiệp dưới một tên chung và liên đới với nhau chịu trách nhiệm trước những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Theo điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Công ty cổ phần: Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  1. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  2. Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa;
  3. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  4. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Nên trước khi khởi nghiệp cần nắm rõ pháp lý khởi nghiệp về đặc trưng của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Khi mới thành lập công ty các chuyên gia về pháp lý khởi nghiệp khuyên rằng nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nhiều người sáng lập như công ty TNHH hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần, bởi một DN muốn hoạt động lâu dài cần có sự đóng góp và trách nhiệm của nhiều người.

Tên doanh nghiệp

Nắm bắt phát lý khởi nghiệp về cách đặt tên doanh nghiệp sẽ hạn chế các rủi ro trong bước tiếp theo. Cần suy nghĩ và phân tích kỹ càng trong khâu đặt tên doanh nghiệp vì nó phải gắn liền với định hình phát triển thương hiệu. Đặt tên phải tuân thủ quy định của luật đề ra. Tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn. Không được phép dùng tên vi phạm đạo đức, truyền thống dân tộc, tên nhà cơ quan nhà nước và đơn vị vũ trang nhân dân.

Đăng ký kinh doanh với tên doanh nghiệp

Để làm đúng bạn truy cập vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia website dangkykinhdoanh.gov.vn để tra cứu xem: Tên mình có ý định đặt bị trùng không? Tên có đang gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó? 

Tham khảo thêm: Luật doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021

2.Xác định nguồn vốn

Số vốn điều lệ không bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu (trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Vốn điều lệ liên quan trực tiếp đến năng lực tài chính doanh nghiệp và quy mô kinh doanh nên cần xác định nguồn vốn phù hợp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tránh được trường hợp tăng hoặc giảm vốn điều lệ với thủ tục phức tạp, tốn thời gian.

Notice: Theo khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 nêu rõ: 

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

3.Sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng". Sở hữu trí tuệ được các chuyên gia xem là mối quan tâm hàng đầu đối với các startup. Tuy nhiên, có một thực tế là các startup hiện nay mọc lên rất nhiều nhưng đa số lại ít quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc cần thiết để thu hút nguồn vốn đầu tư và chống lại đối thủ cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế, bản quyền tác giả, tài sản trí tuệ cốt lõi,...Để tránh các tranh chấp liên quan đến vấn đề chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cần đăng ký nhãn hiệu cũng như chuyển giao toàn bộ công nghệ của mình cho Cục sở hữu trí tuệ. Việc tuân thủ về bản quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng và quy định rõ trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Sở hữu trí tuệ

Có 2 rủi ro liên quan đến sở hữu trí tuệ nếu như không có hiểu biết về pháp lý khởi nghiệp trong vấn đề sở hữu trí tuệ:

  1. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Ví dụ, bạn sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình nhưng do thiếu hiểu biết về "sở hữu trí tuệ" nên cái tên này bị trùng với đơn vị khác và họ đã được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ
  2. Bị xâm phạm tài sản trí tuệ: Ví dụ, sản xuất ra các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và phân phối trên phạm vi rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ thể sở hữu.

Nhắc đến Luật sở hữu trí tuệ là một phạm trù rộng lớn. Để có thể khởi ngiệp, bạn cần đăng lý quyền sở hữu trí tuệ cũng như tham khảo thêm về pháp lý khởi nghiệp thông qua Luật sở hữu trí tuệ được cập nhật mới nhất năm 2020.

4.Pháp lý nhân sự

Quản lý nhân sự trong khởi nghiệp được xem là một trong những yếu tố cốt lõi. Trong pháp lý khởi nghiệp cũng có quy định về quản trị nhân sự. “Thiên thời, địa lợi” thì phải có “nhân hòa” doanh nghiệp mới đi lên. Doanh nghiệp phải có những thống nhất bằng văn bản đối với hợp đồng lao động, tiền lương, thưởng, nội quy và kỷ luật lao động cụ thể theo quy định của Bộ luật Lao động.

Bên cạnh đó, Startup cần đảm bảo hoạt động tuyển dụng phù hợp với quy định làm việc hợp pháp. Hiểu rõ luật lao động để tránh vi phạm vì nó sẽ gây ra nhiều rắc rối về sau. Để tránh vi phạm các quy định cần setup đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, soạn thảo những quy tắc dành cho nhân viên, hiểu về xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

5.Pháp lý khởi nghiệp về thuế

Có nhiều Startup chỉ chú trọng vào việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường mà bỏ qua vấn đề thuế trong quản trị doanh nghiệp. Nhất là đối với các mô hình Startup của Gen Z thiếu đi những định hướng chính xác ngay từ đầu về vấn đề pháp lý khởi nghiệp. Một số đơn vị có thể tự kê khai thuế nhưng thiếu hiểu biết về pháp luật thuế cơ bản dẫn đến việc bị xử phạt. Nguyên nhân là kê khai thuế mang tính chất đối phó và thậm chí không kê khai.

Pháp lý khởi nghiệp về thuế

Doanh nghiệp cần kê khai, báo cáo thuế đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật dù không có doanh thu đi nữa để đảm bảo không vi phạm. Các loại thuế và mức phí phải nộp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh cũng như doanh thu. Các loại thuế doanh nghiệp phải chịu sẽ gồm: 

  1. Lệ phí môn bài: Căn cứ vào mức vốn điều lệ trong giấy chứng nhận kinh doanh
  2. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ vào doanh thu trong một năm
  3. Thuế giá trị gia tăng: Dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Loại thuế này sẽ có cách tính khách nhau giữa các doanh nghiệp
  4. Thuế xuất nhập khẩu: Có hiệu lực đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mức thuê dựa trên quy định của pháp luật
  5. Thuế thu nhập cá nhân: Là các loại thuế mà các thành viên trong doanh nghiệp phải đóng được kê khai theo tháng/quý và quyết toán theo năm
  6. Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng đối với sản phẩm mà nhà nước không khuyến khích kinh doanh như thuốc lá, rượu bia sẽ thường bị đánh thuế cao

6.Chia lợi nhuận

"Ba mươi chưa phải là tết" nên việc doanh nghiệp chưa có doanh thu hay doanh thu thấp thì việc chia lợi nhuận thường không được đặt quá nặng, thỏa thuận bằng lời nói. Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp phát triển theo đà đi lên sẽ là câu chuyện khác.

Lúc này, nội bộ thường sẽ diễn ra các xung đột trong phân chia lợi nhuận giữa các nhà đầu tư, vốn tư nhân, cổ phần ưu đãi. Việc chia lợi nhuận giữa các Co- Founder, cổ đông cần được thỏa thuận, làm rõ ngay từ đầu và đưa vào điều lệ công ty. Trong bộ luật Doanh nghiệp 2020, Số 59/2020/QH14, điều 34 và điều 35 có quy định rõ về tài sản góp vốn và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm được cách phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần và công ty TNHH,...để tránh tình trạng mất đoàn kết, ảnh hưởng đến vận hành doanh nghiệp.

Lời kết

Như vậy, trên đây LPTech đã nêu ra 6 vấn đề về pháp lý khởi nghiệp mà cho những ai có ý định startup nắm bắt ngay từ đầu. Hiểu biết về pháp lý khởi nghiệp sẽ là một trong các yếu tố quan trọng giúp startup của bạn phát triển một cách an toàn và bền vững.

Tham khảo thêm: Những quy định khi kinh doanh thương mại điện tử 

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở thành xu hướng?

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho Các Doanh Nghiệp?

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh doanh

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat trong bán hàng

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.