SEO Onpage là gì? Checklist và cách tối ưu Onpage cho website

Để giúp các bài viết trên trang của bạn được đánh giá và xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google, thì việc đầu tiên bạn cần sử dụng SEO Onpage để thu hút được các công cụ tìm kiếm, giúp Google dễ dàng hiểu và nhận ra nội dung của bạn là gì. Để giúp làm được quá trình đó, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn check SEO Onpage. Bạn đừng nên bỏ lỡ nội dung dưới đây nếu muốn trang và bài viết của bạn ở thứ hạng cao.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa trên trang, nói cách khác chi tiết hơn là tập hợp những kỹ thuật SEO để tối ưu như nội dung, cấu trúc, tất cả những việc được làm trên trang. Nhằm mục đích để cho Google đánh giá cao, từ đó có thể cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm và có thể kiếm được một số lưu lượng truy cập không phải trả phí.

Các yếu tố và hướng dẫn check SEO Onpage

Để trang hoặc bài viết đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm thì phải đảm bảo rằng các yếu tố dưới đây đã được tối ưu.

Domain

Để website có thể hoạt động thì đầu tiên cần phải có Domain (Tên miền). Tuy việc chọn một tên miền rất đơn giản nhưng nó cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân hay tổ chức nào đó khi muốn thiết kế một website hoàn thiện với cả người dùng và Google. Domain được chọn phải đảm được các tiêu chí SEO. Một Domain chuẩn SEO và được Google đánh giá cao qua các tiêu chí sau:

Domain Age: Domain của bạn có độ tuổi càng “cao” chứng minh rằng độ uy tín của website đó càng cao. Với các domain có tuổi đời lớn sẽ được đánh giá cao và có thể  tránh được Google Sandbox

Để có thể kiểm tra được độ tuổi của tên miền bạn làm làm như sau:

Bạn truy cập vào công cụ Webconfs có tên “Domain Age Tool”. Với công cụ này đơn giản chỉ cần bạn gõ địa chỉ tên miền của bạn cần kiểm tra, sau đó nhập captcha và submit kết quả sẽ trực tiếp trả về với kết quả chính xác của domain đó là bao lâu.

URL friendly cũng là một yếu tố trong Domain của SEO Onpage, đánh giá mức độ thân thiện của địa chỉ đó đối với khách truy cập và công cụ tìm kiếm. Khi URL ngắn gọn và dễ nhớ được xem là "URL thân thiện với người dùng".

Để kiểm tra được URL của website bạn có thân thiện hay không bạn có thể sử dụng: Seositecheckup, Google Search Console,...

Sitemaps và Robot.txt

Sitemaps còn được gọi là sơ đồ trang web cho phép Google và các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu của bạn một cách dễ dàng hơn. Mục đích của việc này là cung cấp cho quá trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm.

Robot.txt là việc tạo ra tệp chứa các tập lệnh (được mã hóa bởi các lệnh) nhằm mục đích hướng dẫn để robot của Google về thu thập thông tin đúng với những yêu cầu.

Sitemaps và Robot.txt là yếu tố quan trọng trong check SEO Onpage. Để kiểm tra các trang web đã có sitemap và robot.txt hay chưa bạn có thể sử dụng extension SEOquake.

> Xem thêm: Favicon là gì? Cách tạo và thêm favicon vào website đơn giản

DA- PA -SPAM

Các chỉ số này là các chỉ số SEO Onpage đánh giá website của bạn. Thông qua các chỉ số này bạn sẽ biết được độ trust (uy tín) và độ mạnh của một tên miền. Để có thể tăng được các chỉ số này bạn nên tăng cường backlink ở những trang có độ uy tín. chất lượng cao.

 Để bạn có thể kiểm tra được những chỉ số này bạn có thể sử dụng các công cụ như: Moz, SEO Review Tool,...

SEO Onpage - Title Tag

Thẻ tiêu đề, là một thẻ HTML tồn tại ở phần đầu của mỗi trang web với mục đích cung cấp gợi ý chi người dùng về chủ đề của trang.

Nó được hiển thị rõ trên các công cụ tìm kiếm cũng như trên cửa sổ trình duyệt. Điều này có thể nói rằng nếu các thẻ tiêu đề bị thiếu hay trùng lặp và viết không thu hút sẽ ảnh hưởng đến kết quả SEO, vì vậy hãy đảm bảo rằng website của bạn phải tối ưu yếu tố này.

SEO Onpage - Meta Description

Meta Description là một đoạn mô tả ngắn cung cấp tổng quát nội dung của trang, thường được hiển thị trong SERP bên dưới tiêu đề trang. Đây là một trong những yếu tố cần thiết trong SEO Onpage. 

Tuy Description không ảnh hưởng trực tiếp với SEO thứ hạng SEO nhưng nó có thể ảnh hưởng gián tiếp. Vì khi tối ưu tốt được thẻ meta Description thì bạn có thể cải thiện được tỷ lệ click (CTR), giúp nhận thức về thương hiệu, giúp dễ dàng nhận biết về nội dung của website bạn từ có thể được đánh giá cao và xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Một Description được chuẩn SEO khi có độ dài phù hợp (150 ký tự), có từ khóa chính, nội dung liên quan,..

Để kiểm tra được website của bạn có Meta Description hay chưa, được tối ưu hay chưa bạn có thể sử dụng các công cụ như: SEOquake, Seositecheckup,...

SEO Onpage - Title (Tiêu đề)

Muốn có nội dung của trang website của bạn có thể hoạt động tốt trên các trang công cụ tìm kiếm. Thì việc tạo một tiêu đề có vẻ như quá đơn giản và cơ bản, nhưng tuy nhiên để viết được một tiêu đề hiệu quả thì tiêu đề đó phải mỗi lần hiển thị là một lần nhấp. Đó cũng là lý do tại sao phải lập ra những tiêu đề mang tính chiến lược.

Để website của bạn chuẩn SEO thì yếu tố này bắt buộc phải có và hãy tối ưu thật tốt như độ dài phù hợp (60-70 ký tự), có chứa từ khóa chính và hấp dẫn. Bạn có thể kiểm tra tiêu đề website của bạn của bạn bằng những công cụ check tương tự như Meta Description.

SEO Onpage - Heading

Thẻ heading bao gồm từ (H1-H6) là thẻ để sử dụng đề có thể xác định được các tiêu đề chính và tiêu đề phụ từ đó giúp Google dễ dàng nhận biết và thu thập một cách dễ dàng hơn. 

Để tối ưu các thẻ heading bạn nên tối ưu một cách hợp lý. Chỉ nên sử dụng một thẻ H1, không nên lạm dung. Việc lạm dụng quá nhiều thẻ H1 sẽ làm cho Google khó nhận biết đâu là nội dung chính

Để kiểm tra website của bạn đã phân bổ các heading hợp lý chưa bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như: SEOquake, Seositecheckup, Web Developer, Highlight Heading,...

SEO Onpage - Audit Content

Hầu hết những người tạo nội dung đều sẽ tập trung vào việc tạo nội dung mới mà họ quên kiểm tra nội dung của họ có tối ưu, đáp ứng được những yếu tố của Google chưa. 

Việc Audit content chuẩn SEO rất quan trọng vì nó giúp bạn:

  1. Đánh giá được nội dung hiện tại của bạn có đạt được mục tiêu chính hay không, có đạt được ROI hay không.
  2. Xác định xem các thông tin, nội dung của bạn có chính xác hay nội dung đã cũ và lỗi thời.
  3. Xác định được nội dung phù hợp với nội dung website của bạn hay không.

SEO Onpage - Image Optimization (Tối ưu hóa ảnh)

Hình ảnh là một cách để cho website của bạn trở nên hấp dẫn hơn, tuy nhiên không phải tất cả hình ảnh được tạo ra như nhau, một số hình ảnh thậm chí có thể ảnh hưởng đến tốc độ load website. Tối ưu ảnh đúng cách giúp bạn tận dụng tối đa tài sản SEO giá trị

Tối ưu hóa hình ảnh có rất nhiều ưu điểm như:

  1. Cơ hội xếp hạng bổ sung (hiển thị trên tìm kiếm hình ảnh Google)
  2. Trải nghiệm người dùng tốt
  3. Thời gian tải trang nhanh hơn khi ảnh được tối ưu

Để tối ưu ảnh trong SEO onpage bạn cần tối ưu các yếu tố như: Alt, kích thước, mô tả, định dạng,... Để kiểm tra xem ảnh của bạn đã được tối ưu hay chưa bạn cũng có thể sử dụng: SEOquake, Seositecheckup, Web Developer,...

SEO Onpage - Link (Liên kết)

Internal link: Liên kết nội, điều hướng người dùng từ trang này sang trang khác trên cùng 1 địa chỉ Domain. Việc tối ưu Internal link trong SEO Onpage cũng rất quan trọng nó có thể:

Hưởng được sự uy tín (authority) từ trang này sang khác tốt cho quá trình SEO.

Điều hướng người dùng vào các trang có giá trị mang lại chuyển đổi cao

Thúc đẩy được những hành động của người dùng trên trang (Call-to- Action), tối ưu hóa chuyển đổi (Conversion Rate)

Outbound link: là dạng liên kết trỏ đến 1 website khác. Khi liên kết các domain khác liên quan đến nội dung website thì nó không chỉ giúp cho công cụ tìm kiếm của Google hiểu được lĩnh vực bạn đang làm mà còn tăng được sự tin tưởng và chất lượng của Website.

Broken link: Là liên kết bị hỏng hoặc không tồn tại. Khi người dùng truy cập vào các link broken sẽ hiển thị ra trang 404 (trong trường hợp bạn có trang và redirect về), hoặc hiển thị 1 thông báo link không tồn tại. Để có thể khắc phục các link Broken bạn bằng cách sử dụng redirect 301 hoặc 302 để chuyển hướng người dùng đến trang trang chủ với trường hợp có số lượng ít, còn với số lượng nhiều bạn nên xây dựng 1 trang có đầy đủ thông tin và sử dụng lệnh để chuyển hướng chúng về đó.

Để có thể kiểm tra được số lượng Internal link, Outbound link bạn có thể sử dụng các công cụ như: Ahref, Google Search Console,....Còn đối với và link Broken bạn có thể sử dụng thêm các công cụ sau: W3C Link Checker, Link Validation Spider, Broken Link Checker,...


SEO Onpage - Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, tốc độ tải trang nhanh người dùng sẽ hài lòng và tỷ lệ thoát trang thấp. Google sẽ đánh giá cao đối với những trang có tốc độ load nhanh và robot google dễ dàng thu thập dữ liệu và index.

Để có thể kiểm tra và đánh giá tốc độ tải trang bạn có thể sử dụng Google Pagespeed Insight, sau đó nhập địa chỉ website của bạn và phân tích.

Công cụ này sẽ đánh giá qua 3 mức độ

  1. 0-49 điểm: chậm (màu đỏ)
  2. 50- 89 điểm: Trung bình (màu cam)
  3. 90 - 100 điểm: Tốt (màu xanh)

Lighthouse sẽ dùng những chỉ số này để tạo ra Performance Rating. Ngoài những điểm số đo lường tốc độ thì Pagespeed Insight còn nếu ra các yếu tố để cải thiện được tốc độ tải trang.

AMP

AMP (Accelerated Mobile Pages) là một mã nguồn mở được hỗ trợ bởi Google và được thiết kế làm cho website trên di động được truy cập nhanh hơn. 

Theo như thông tin từ Google “thời gian trung bình để tải đầy đủ trang đích trên thiết bị di động là 22 giây và theo như phân tích mới đây thì có tới 53% bỏ qua hoặc thoát khỏi trang nếu trang web trên thiết bị di động mất nhiều hơn 3 giây để load trang". Vì thế AMP có thể nói là quyết định được người dùng có ở lâu trên trang bạn hay không.

Để kiểm tra trang web của bạn đã có AMP chưa bạn cần truy cập vào đường dẫn: Sau đó nhập địa chỉ website và tiết hành kiểm tra. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các Extension như: SEOquake, Seositecheckup, AMP Validator,...

Nội dung bên trên là một trong những yếu tố để tối ưu hóa SEO Onpage. Hy vọng nội dung này sẽ giúp mọi người định hướng và có thể cải thiện được những yếu tố Onpage trên chính website của mình. Hãy theo dõi chúng tôi để có thể biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến SEO. 

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google Search Console cải tiến thời gian xem hiệu...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế...

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ...

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Bài viết mới nhất


Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều thành công và sức khoẻ.

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn hãy xem bài...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên TikTok đơn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng props và...