Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (1 Reviews)

Google Sandbox là gì? Tại sao các tên miền mới sẽ là bất lợi khi không được giới thiệu trên SERPs bất kể những nỗ lực của bạn trong chiến dịch SEO và thực hiện đúng hết mọi thứ. Hãy vùng LPTech tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!

Google Sandbox là gì?

Google Sandbox là một thuật ngữ ẩn dụ để giải thích tại sao hầu hết các trang web mới có thứ hạng rất kém trong các Trang kết quả của Công cụ Tìm kiếm của Google (SERPS).

Sandbox “Hộp cát” là bộ lọc dùng để kiểm soát, ngăn cản các website mới xếp thứ hạng cao trên Trang kết quả tìm kiếm của Google, kể cả việc đó không phải là lỗi từ website của bạn, tuy nhiên vẫn chưa thể cải thiện được thứ hạng cao.

Google Sandbox là gì?

Bạn có thể hiểu đây là khoảng thời gian "Thử việc" của các trang web, công cụ tìm kiếm xem các website lâu năm là xác thực hơn dựa trên thứ hạng. Hiệu ứng Google Sandbox với thời gian chờ đợi kéo dài từ vài tuần, vài tháng, thậm chí có thể lên đến 9 tháng, phụ thuộc vào từ khóa và dữ liệu tìm kiếm. Khi giai đoạn này trôi qua, website của bạn có thể được xếp hạng cho các từ khóa đang nhắm mục tiêu

Google chưa có xác nhận chính thức về hiện tượng Sandbox nhưng đa số SEOer và các nhà thiết kế website đều tin vào sự tồn tại của Google Sandbox này. Nó là một bộ lọc được thêm vào các thuật toán của Google vào khoảng tháng 3 năm 2004.

Các nguyên nhân dẫn website bị dính Google Sandbox

Có khá nhiều thử thách cho một website mới khi muốn có thứ hạng cao trên vị trí SERPs bởi Google yêu cầu thời gian để phân tích và xem xét các website mới. Đây là khoảng thời gian mà Sandbox đánh giá kỹ hơn về các website mới để đảm bảo chúng an toàn và hữu ích cho tất cả người dùng.

Sau đây là một số các nguyên nhân chính:

Mức độ cạnh tranh cao

Đây được xem là một trong những lý do chính khiến website của bạn bị rớt thứ hạn. Hãy nghĩ đến việc giảm rủi ro bằng cách nhắm vào các keyword ít cạnh tranh hơn.

Nội dung kém chất lượng

Nội dung của website là một yếu tố quan trọng, các vấn đề liên quan đến nội dung có thể là không phù hợp với chủ đề hoặc nội dung sao chép, trùng lặp,… cũng có thể khiến website bị Google Sandbox.

Thiếu Backlinks chất lượng

Mạng lưới các backlinks  không đủ mạnh, kém chất lượng hoặc lượng Backlinks lớn và tăng nhanh bất thường là một trong các yếu tố cản trở khả năng xếp hạng trên website.

Thiếu tín hiệu người dùng

Sự tham gia của người dùng ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Các yếu tố khác của SEO chẳng hạn về CTR, tỷ lệ chuyển đổi,… phụ thuộc vào thời gian, lưu lượng truy cập và số lần nhấp chuộ, trong khi đó điềuiều này là rất hạn chế đối với một website mới.

Các tác nhân khác       

Bên cạnh bốn nguyên nhân cơ bản ở trên, website bị dính Google Sandbox có thể do đối thủ cạnh tranh, tối ưu hóa SEO website quá mức, cấu trúc website thay đổi lớn…

Cách kiểm tra website bị Google Sandbox

Bạn sẽ không được thông báo rằng website của mình bị dính Google Sandbox đâu. Vì thế, bạn cần tìm hiểu các dấu hiệu để kiểm tra cho trang web mới này của mình. Thông thường sẽ các cách kiểm tra website bị Google Sandbox sau đây

Thông qua các dấu hiệu nhận biết

Một số dấu hiệu đặc trưng của website sẽ giúp bạn tự hỏi rằng liệu trang web của mình có thể đang bị Google Sandbox hay không, tuy nhiên chúng không hẳn là căn cứ để xác định chắc chắn.

Hầu hết các website có tên miền mới được đăng ký sẽ được đưa vào Sandbox sau khi Google biết về sự tồn tại của trang. Google sẽ tìm thấy trang web bằng cách đi theo Liên kết đến từ một trang web khác mà Googlebot thu thập thông tin.

Sau đó, bạn sẽ thấy trang web trong Google SERPS bình thường nếu bạn tìm kiếm tên miền thực, nhưng trang web không có khả năng được xuất hiện khi gõ bất kỳ từ khóa nào tương ứng. Google cũng sẽ không hiển thị dấu hiệu của bất kỳ website nào khác liên kết đến trang web của bạn, cũng như sẽ không hiển thị các trang liên quan. Ngoài ra, Google sẽ không liệt kê bất kỳ trang nào khác ngoài Trang chủ (trang Home) của web.

Sử dụng các công cụ tìm kiếm Yahoo Search, Bing Search

Sử dụng các công cụ tìm kiếm khác Google chẳng hạn Yahoo Search, Bing, Cốc Cốc, Firefox… và so sánh với kết quả tìm kiếm của Google, đây được xem là cách kiểm tra Google Sandbox khá đơn giản và được nhiều người sử dụng.

Google Search Console

Google Search Console có thể giúp bạn kiểm tra website bị Google Sandbox, bạn có thể thực hiện thông qua quy trình sau đây:

Mở bảng điều khiển -> Chọn các trang cần kiểm tra -> Nhấp vào lưu lượng truy cập tìm kiếm -> Tác vụ thủ công

Nếu sau khi kiểm tra không thấy lỗi và website vẫn không cải thiện thứ hạng thì bạn có thể chuyển sang kiểm tra thuật toán Panda hay Penguin.

Các công cụ khác

Ngoài các công cụ phổ biến kể trên, bạn có thể tham khảo các công cụ khác như Genie, Penalty Checker Tool và Fruition cũng được sử dụng để kiểm tra website bị dính Sandbox.

Cách khắc phục và giảm khoảng thời gian Google Sandbox

Mặc dù có những cản trở nhất định cho website nhưng bạn đừng quá lo lắng vì chắc chắn sẽ có những cách khắc phục và giảm thời gian chờ đợi bằng một số kỹ thuật cụ thể sau đây:

Index Google

Bạn cần kiểm tra xem website đã được lập chỉ mục bởi Google chưa bằng cách nhập tên miền vào tìm kiếm của Google, đây là điều vô cùng quan trọng và hãy ưu tiên thực hiện nếu website của bạn chưa làm điều này. Yêu cầu lập chỉ mục trong khung Index trong Search Console là thao tác quen thuộc và đơn giản với mọi SEOers.

Các cách khắc phục và giảm khoảng thời gian Google Sandbox

Tăng lưu lượng truy cập người dùng

Tăng traffic là một phương pháp tốt để giảm khoảng thời gian Google Sandbox cho website của bạn. Vì thế, hãy cố gắng thử nhiều cách khác nhau để tăng traffic cho website, chẳng hạn: tận dụng Youtube, mạng xã hội, đặt banner quảng cáo trên các website lớn và phù hợp, sử dụng Google Ads, thực hiện Marketing Online, Marketing truyền thống,...

Tối ưu các liên kết

Hãy chú ý trong việc tìm kiếm các liên kết ngược, xây dựng cấu trúc Internal Link chất lượng và các Outbound Link giới thiệu của các trang web uy tín có độtin cậy cao để hướng người dùng đến các nội dung giá trị.

Nếu có thể, hãy tận dụng các KOL, Influencer

Nghe thì có vẻ tốn kém nếu website của bạn đang rất nhỏ bé. Thực tế thì chúng cũng tốn kém thật, do đó hãy cân nhắc khi sử dụng giải pháp này, tuỳ thuộc vào tình trạng hiện tại, quy mô của website và các chiến lược phát triển cụ thể đã được đề ra mà quyết định xem có cần đến sự giới thiệu từ những KOLs, Influencer hay không.

Sau tất cả thì mục đích cuối cùng của bạn vẫn là để người nổi tiếng dẫn link trên bài đăng của họ và thu hút lưu lượng truy cập của khán giả quan tâm. 

Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media)

Giảm thời gian website bị Google Sandbox thông qua mạng xã hội bằng cách tạo tài khoản mạng xã hội cho thương hiệu, chạy quảng cáo và thu hút khán giả. Đồng thời, liên kết qua lại các hoạt động từ website với mạng xã hội. Facebook là mạng xã hội điển hình khi sử dụng giải pháp này.

Những điều cần làm để website tránh bị Google Sandbox

Câu nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn hữu dụng với nhiều vấn đề, khám phá những cách giúp website tránh bị Google Sandbox sẽ có ích hơn việc tìm cách khắc phục sau khi bị dính Sandbox. Sau đây là một số cách phổ biến mà LPTech muốn chia sẻ với bạn.

Ngay từ ban đầu, hãy chọn mua các Domain uy tín

Đối tượng của Google Sandbox là các website mới. Vì thế, việc mua lại các Domain (miền) uy tín và cải tiến lại chúng theo nhu cầu của bạn giúp tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả.

Lập kế hoạch nội dung tốt ngay từ đầu

Làm cho văn bản tự nhiên hơn bằng cách không cố nhồi nhét quá nhiều từ khóa trọng tâm làm ảnh hưởng đến chất lượng nội dung. Nếu nội dung trên website có chất lượng tốt, toàn trang sẽ tự tìm đường thoát ra khỏi "hộp cát" và sẽ nhận được thứ hạng xứng đáng trong Google SERPS.

Kiểm tra và xử lý ngay các hình phạt

Cố gắng khắc phục các sự cố hình phạt Google ngay lập tức. Đối với các hình phạt thủ công, Google sẽ gửi mail danh sách những việc bạn cần làm để khắc phục sự cố, đồng thời thể hiện chũng trong module Thao tác thủ công trên Search Console.

Kế hoạch xây dựng hệ thống link chất lượng, uy tín

Bạn cần quan tâm các liên kết ngược ở cả hai chiều nhận và trỏ ra ngoài, chú ý việc gắn Backlink nên có tính tự nhiên, liên kết với những website phù hợp và việc thực hiện cần kỹ lưỡng. Bạn nên xem xét và phân tích trước các chỉ số DA, PA, Spam của website mà bạn định đặt backlinks.

Những điều cần làm để website tránh bị Google Sandbox

Kết luận

Google Sandbox là một thử thách đối với những website mới vì rõ ràng chúng không nhận được nhiều sự tin tưởng từ Google. Tuy nhiên, dính phải Google Sandbox không phải là tin xấu, một số SEOer cho rằng khoảng thời gian mà website trong Sandbox có thể được tận dụng một cách khôn ngoan để cải thiện thứ hạng cuối cùng. Nhìn chung, hãy hướng đến các phương pháp SEO mũ trắng để tối ưu website một cách hợp lệ!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí 2024

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Gemini AI là gì?  So sánh Gemini AI và Chat GPT có gì khác nhau

Gemini AI là gì?  So sánh Gemini AI và Chat GPT...

Mới đây, ngày 06 tháng 12 Google chính thức cho ra mắt Gemini AI một siêu trí tuệ nhân tạo được cho là vượt xa cả GPT4 và con người trong...

Proof Of Concept (POC) là gì? Cách thực hiện POC hiệu quả

Proof Of Concept (POC) là gì? Cách thực hiện POC...

POC là viết tắt của Proof Of Concept là thuật ngữ được dùng để chỉ tính khả thi của một ý tưởng. Vậy vai trò của POC là gì và cách thực...

Semantic keyword là gì? Hướng dẫn cách tìm từ khóa ngữ nghĩa

Semantic keyword là gì? Hướng dẫn cách tìm từ...

Semantic keyword hay từ khóa ngữ nghĩa là những từ hoặc cụm từ có nghĩa liên quan đến key chính. Hướng dẫn cách tìm Semantic keyword...

Table of content là gì? Cách tạo Table of content đơn giản

Table of content là gì? Cách tạo Table of content...

Table of content (hay mục lục tự động) là một bảng nhỏ tóm tắc các ý chính trong bài giúp người đọc dễ nhận biết nội dung của bài viết....

Thuật toán Google Penguin là gì? Nguyên nhân và khắc phục

Thuật toán Google Penguin là gì? Nguyên nhân và...

Google Penguin là một trong những thuật toán lớn của Google nhằm khắc phục tình trạng spam liên kết. Vậy làm cách nào phục hồi khi bị...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.