Làm sao để tăng traffic tự nhiên cho website?

Traffic tự nhiên (Organic Traffic) là thuật ngữ chỉ lượng truy cập website đến từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing,... mà không qua bất kỳ giao dịch trả phí nào. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp nổ lực thực hiện các biện pháp cần thiết để gia tăng traffic tự nhiên và hướng đến những kết quả tăng trưởng bền vững.

Trong chiến lược Digital Marketing (đặc biệt là sử dụng website), hai thuật ngữ Paid Traffic (lượng truy cập trả phí) và Organic Traffic (lượng truy cập tự nhiên) cực kỳ quen thuộc, chúng được xem là các chỉ số KPIs quan trọng trong mọi chiến dịch.

Vậy làm sao để đạt được mục tiêu tăng lượng Organic Traffic như mong muốn? Mời bạn theo dõi trong bài viết sau!

Đưa website đạt trạng thái kỹ thuật tốt nhất - Làm SEO Onpage

Website được thiết kế với tối ưu ngay từ phần kỹ thuật sẽ tương tự như việc xây một nền móng vững chắc cho toà cao ốc chọc trời. Nền tảng website tốt mang về hiệu quả tốt, các yếu tố kỹ thuật đi theo xuyên suốt hành trình của SEO và có đóng góp không nhỏ về lượng traffic tự nhiên sau cùng.

Tối ưu code chuẩn SEO là việc đưa cấu trúc website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm (thông thường là Google), để các thuật toán crawling - indexing - ranking website được thực hiện dễ dang, thuận tiện, nhanh chóng và đạt được hiệu quả tốt hơn.

Các thẻ HTML quan trọng

Các thẻ HTML rất quan trọng trong một trang, nó là những chỉ dẫn để Google có thể hiểu được bạn đang nói điều gì thông qua website. Đừng nghi ngờ khả năng này của Google, "ông lớn này" hoàn toàn "đọc" được và sẵn sàng bỏ qua trang nếu không tìm thấy mã thẻ HTML đáng lý phải có, lúc này trang web của bạn rơi vào tình trạng "có như không có".

Một số mã thẻ HTML quan trọng mà bạn phải tối ưu khi muốn tăng traffic tự nhiên cho web:

  1. Thẻ Title
  2. Thẻ Meta: title, description, keyword, content-type, viewport, social, robots, language, geo,...
  3. Thẻ Alt
  4. Thẻ canonical
  5. Thẻ Hreflang
  6. Thẻ Heading (H1 đến H6)
  7. ...

Bạn có thể xem thêm bài viết Cách sử dụng các HTML tags quan trọng để tăng SEO Onpage để tìm hiểu thêm về cách lập mã code cần thiết cho phần HTML này.

Sitemap.xml và Robots.txt

Sitemap.xml và Robots.txt là 2 danh sách cần phải có nếu bạn muốn trang web cỉa mình tối ưu hơn. 

Hiểu đơn giản, chúng là bản đồ của trang, khi chúng được thiết lập thì những con bọ của Google dễ dàng crawling và indexing hơn.

Có nhiều tường hợp, trang nội dung đã được cập nhật trên web nhưng thật lâu sau Google vẫn không hiển thị bài viết trên SERPs khi người dùng gõ tìm kiếm, vấn đề nằm ở việc "ông lớn này" đã chưa kịp (hoặc bỏ qua) quá trình index dữ liệu vì một số nguyên nhân nào đó. Lúc này, sitemap giúp website "đánh tiếng" với Google và hạn chế được tình trạng "bị bỏ quên"

Tương tự như Sitemap.xml, Robots.txt cũng có tầm quan trọng không kém. Căn cứ các câu lệnh được ghi trong file Robots, Google có thể nhận biết được đâu là những trang được phép index và đâu là những đường dẫn "mật" bị chặn. Robots.txt giới hạn quyền truy cập và lập chỉ mục Google của một hay nhiều trang/đường link cụ thể.

Lập sitemap và robots được Google khuyên lập khi bạn muốn tăng traffic tự nhiên cho website của mình, chúng cũng là 2 trong hơn 200 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tìm kiếm của Google.

> Có thể bạn quan tâm: Sitemap là gì? Hiểu tường tận về sitemap trong SEO và Tìm hiểu về Robots để tăng hiệu quả trong SEO

Tối ưu tốc độ tải trang

Từ hồi tháng 03/2010, Google đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của tốc độ tải trang, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm SEO, cụ thể là làm gia tăng traffic tự nhiên. Càng tối ưu tốc độ tải thì website càng được Google và người dùng đánh giá cao.

Ngày nay, để hỗ trợ cho các nhà phát triển web tối ưu page speed, công cụ AMP của Goolge đã được phát triển và trở thành loại trang không thể thiếu đối với bất kỳ website nào.

> Có thể bạn sẽ quan tâm: 10 mẹo giúp tăng tốc độ trang web của bạn gấp 1.5 lần

Tối ưu các cấu trúc dữ liệu cần thiết (Data structure)

Thiết lập, đánh dấu và tối ưu cấu trúc dữ liệu (Schema.org) đẩy nhanh quá trình đánh giá chất lượng trang cũng như hỗ trợ quá trình "đọc hiểu" website của Google.

Google Support có đoạn:

Google Tìm kiếm rất cố gắng để hiểu nội dung của một trang. Bạn có thể giúp chúng tôi bằng cách cung cấp manh mối rõ ràng về ý nghĩa của một trang thông qua những thiết lập dữ liệu có cấu trúc trên trang.

Song song đó, Schema cũng giúp gia tăng lượng hiển thị của trang, giúp trang thu hút và cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hữu ích hơn, đó cũng là cách tăng traffic tự nhiên hiệu quả.

Đảm bảo không có trang lỗi 404

Liên kết lỗi 404 là một dạng đứt gãy, báo lỗi trang không tồn tại khiến người dùng nhanh chóng bấm thoát ra. Nguyên nhân lỗi 404 có thể là do:

  1. Địa chỉ trang (URL) bị người dùng nhập sai
  2. Trang đã bị xoá hoặc chuyển trang
  3. Do đường dẫn ban đầu bị thay đổi mà chưa thông báo đến Google để các con bot "cập nhật lại"
  4. Mã code đang có sai sót

Lỗi 404 xảy ra khiến người dùng bấm thoát nhanh chóng và thường không quay trở lại, chất lượng web cũng bị Google đánh giá thấp dẫn đến quá trình index chậm và hiệu quả ranking không cao. Đồng thời khi link 404 cũng thì lượng backlinks đã xây cũng bị mất vì trang chính đã mất, gây thiệt hại về hiệu quả SEO và hạn chế lượng tăng traffic tự nhiên.

Tối ưu website tương thích với nhiều loại thiết bị, đặc biệt là điện thoại di động

Đến năm 2019, Việt Nam có đến 64 triệu người đang sử dụng Internet là 96% trong số họ có sử dụng các thiết bị thông minh để truy cập Internet. Tối ưu website tương thích với đa dạng thiết bị trở thành xu hướng trong những năm gần đây.

Bạn có thể tăng traffic tự nhiên cho website bằng chuẩn thiết kế web Responsive và Mobile First, mở rộng tệp khách hàng, tiếp cận và khai thác được lượng lớn người dùng tiềm năng này.

Xây dựng và SEO bộ từ khoá tiềm năng

Nghiên cứu từ khoá phù hợp sẽ mang đến kết quả gia tăng traffic tự nhiên đáng mong ước cho người làm SEO. Để có được lượng người xem cao trên website, bạn cần học cách nghiên cứu, xây dựng và tối ưu bộ từ khoá của mình .

Từ khoá Top cao nhưng không có traffic, nguyên nhân do đâu?

Trong thực tế, nhiều bạn làm SEO và đưa từ khoá của mình đã lên những thứ hạng rất cao, thậm chí là "ngồi chễm chệ" trên top 1 suốt mấy tháng liền nhưng lượng pageview vẫn không cao và cứ "dậm chân tại chỗ".

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân của tình trạng này chính là "từ khoá được SEO không có (hoặc có rất ít) người tìm kiếm".

Một trong những tiêu chí đánh giá từ khoá tốt chính là lượng volume. Thông thường, con số này càng cao thì từ khoá càng khó để lên top hơn, nhưng bạn biết rồi đấy, nếu SEO tốt những từ dạng này thì chỉ số pageview mỗi ngày sẽ khá ấn tượng.

Chính vì thế, nếu gặp phải tình trạng từ khoá top cao nhưng traffic không bao nhiêu thì hãy xác định lại xem liệu mình có đang lựa chọn đúng bộ từ khoá phù hợp để làm SEO hay không! Và thực hiện ngay những thay đổi nếu cần thiết.

Những tiêu chí đánh giá từ khoá

Hai tiêu chí đánh giá chất lượng của từ khoá chính là volume (lượng tìm kiếm trung bình) và độ cạnh tranh. Như đã đề cập ở trên, hai yếu tố này thường "đi ngược" với nhau. Dạng từ có volume cao thường có đặc điểm: ngắn, phổ biến, được nhiều người tìm kiếm và có nhiều đơn vị khai thác, chính vì thế mà chúng thường khá khó để SEO lên top. Khó nhưng không phải không làm! 

Bên cạnh bộ từ khoá "khó nhằn" này, bạn có thể gia tăng traffic tự nhiên bằng cách SEO loại từ khoá có volume thấp hơn và độ cạnh tranh cũng thấp hơn. Chúng có thể là những cụm từ đuôi dài (dạng long-tail, VD: "SEO từ khoá là gì?"); từ ngữ có chứa địa điểm (VD: "thiết kế website tại TP.HCM"); từ khoá ngách; từ khoá có mục đích thương mại...

Cách tìm kiếm bộ từ khoá tiềm năng

Để tìm được bộ từ khoá tiềm năng, bạn cần đến phương pháp:

  1. Sử dụng công cụ đánh giá, dự đoán và đo lường từ khoá: Google Keyword Planner, Ahref, Google Suggestion, Moz, Semrush,... bạn có thể đọc chi tiết ở Top 6 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất hiện nay
  2. Bắt trend: theo dõi những câu chuyện đang được công đồng quan tâm (thông qua forums, page/group facebook, hội thảo, sự kiện, chuyên đề,...) hoặc bạn có thể sử dụng Google Trends để biết được đâu là vấn đề đang được người ta tìm kiếm nhiều nhất trên Internet.
  3. Phân tích đối thủ: tìm kiếm những gợi ý từ khoá khác từ các trang đối thủ cũng là một ý hay để mở rộng và sở hữu bộ từ khoá lý tưởng. Phần này, hãy tận dụng các công cụ phân tích hiệu quả như Google Keyword Planner, Semrush,... hoặc đơn giản là lên xem họ viết những gì.

Ngoài ra, để đẩy thứ hạng website và gia tăng traffic tự nhiên thì bạn cũng cần chú ý đến cách tiến hành SEO từ khoá: sử dụng liên kết và các anchor text phù hợp, tính toán mật độ từ khoá trong bài viết, tránh spam hay để những từ khoá "ăn thịt lẫn nhau"

Chú trọng bài viết trên trang

Không phải vô duyên vô cớ mà giới marketing lại truyền nhau câu nói "Content is King". Số lượng và chất lượng bài viết trên trang ảnh hưởng trực tiếp đến lượng traffic tự nhiên của website.

  1. Gia tăng số lượng bài viết để khai thác thêm nhiều đề tài hơn, mở rộng chủ đề và đáp ứng nhiều thông tin nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu kiến thức của khách hàng. Đa dạng bài viết còn tạo nên hiệu quả internal link khá tốt
  2. Gia tăng chất lượng bài viết để gây được những ấn tượng tốt với người đọc, cung cấp những thông tin giá trị, việc này vừa được Google đánh giá cao, vừa tạo được niềm tin hay sự uy tín cho trang web.

Cập nhật nội dung mới và có giá trị thường xuyên

Cập nhật nội dung thường xuyên cũng là cách để bạn tăng traffic tự nhiên cho website. Các công cụ tìm kiếm đặc biệt yêu thích các nội dung mới và có giá trị. Với website được cập nhật thường xuyên và đều đặn, các thuật toán cần cho việc crawling - indexing của Google cũng hoạt động thường xuyên tương ứng.

Kết quả trên có thể được hiểu là một loại "phản xạ có điều kiện", xuất hiện khi Google nhận đề xuất index URL qua nhiều ngày liền và tự động trở lại crawling dữ liệu ở những ngày sau đó. Quá trình đưa URL xuất hiện trên SERPs sẽ nhanh hơn bình thường. Và tất nhiên, sự nhận diện này cũng sẽ dần mất đi nếu nội dung không được cập nhật thường xuyên.

Mặt khác, việc cập nhật nội dung thường xuyên giúp bạn kịp thời cung cấp thông tin cho người xem. Điều này được thể hiện rất rõ khi bài viết đang bắt kịp một trend nào đó đang rất hot và lượng traffic tự nhiên sẽ tăng lên đáng kể.

Kỹ thuật viết bài chuẩn SEO

Áp dụng kỹ thuật viết bài chuẩn SEO để đưa bài viết lên top Google và tăng traffic tự nhiên là chuyện đương nhiên phải làm. Một số yếu tố chuẩn SEO trong bài viết cần được đảm bảo như:

  1. Thẻ Heading bài viết
  2. Mật độ từ khoá
  3. Độ dài bài viết
  4. Thiết kế hình ảnh chuẩn SEO
  5. Lỗi chính tả
  6. Mạch chuyện, dùng storytelling trong bài viết
  7. ...

Trong thực tế, các tiêu chí cụ thể trong kỹ thuật này không hề giống nhau hay phải quy về một tiêu chuẩn nào đó. Chúng sẽ tuỳ thuộc vào cách làm SEO của bạn.

Ví dụ: bạn có thể thắc mắc khi LPTech đề xuất việc nên khống chế mật độ từ khoá ở mức 2%-5%, nhưng ở một nơi khác thì con số này lại là 3%-4%. Việc này hoàn toàn có thể xảy ra và tuỳ vào tình trạng web thực tế cùng những kết quả trong quá khứ, bạn sẽ chọn được điều phù hợp, miễn là khiến traffic tự nhiên của web tăng.

"Dọn dẹp" những bài viết bị copy

Sự tồn tại của các bài viết bên ngoài khác giống y như bài viết gốc của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả làm SEO. Vấn đề copy trái phép này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng thao tác báo cáo vi phạm với Google hay đăng ký bản quyền DMCA

Tăng traffic tự nhiên nhờ các web 2.0, site vệ tinh, blog

Web 2.0, site vệ tinh, blog được tạo ra để hỗ trợ quá trình làm SEO cho trang chính như xây dựng backlink chất lượng, đẩy thứ hạng từ khoá lên top Google và giữ vững vị trí cao. Mặt khác, thông qua hệ thống site vệ tinh mà lượng người dùng đến với web chính chắc chắn tăng lên.

Đây được xem là một chiến thuật tăng traffic tự nhiên cho website rất hiệu quả. Bạn có thể đọc thêm 2 bài viết: PBN là gì? Cách xây dựng hệ thống vệ tinh PBN và Xu hướng tạo site vệ tinh cho dân tự học SEO để tìm hiểu thêm phần này.

Xây dựng hệ thống liên kết hiệu quả

Liên kết được xem là yếu tố tối quan trọng nếu muốn tăng traffic tự nhiên cho website. Tầm quan trọng của hệ thống liên kết chuẩn SEO chiếm đến 50% trong tổng thể quá trình nâng hạng website và kéo về traffic.

Liên kết nội (Internal Links)

Internal links là những liên kết giữa các trang có cùng một tên miền, Internal links có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí như trong bài viết, trên thanh tiêu đề, phần chân trang, phần danh mục,...

Nếu làm SEO một thời gian mà tình hình traffic không ổn thì bạn cần kiểm tra lại yếu tố này, đặc biệt là các internal links có trong bài viết. Tối ưu Internal link bằng cách sử dụng các công cụ đo lường cần thiết như Google Search Console, Ahref, Moz...

Một cách cơ bản nhưng khá hiệu quả mà bạn có thế thực hiện để tối ưu liên kết nội chính là xây dựng hệ thống liên kết theo cấu trúc silo.

Backlinks

Backlinks là những liên kết được trỏ về website từ một địa chỉ domain khác (forum, blog, web, trang báo mạng,...) Số lượng và chất lượng backlinks ảnh hưởng đến quá trình làm tăng traffic tự nhiên cho website.

Khi xây dựng các liên kết dạng này, bạn cần chú ý đến các yếu tố spam, độ uy tín (chỉ số DA, PA),loại hình, chủ đề,... của domain dùng để đặt link. Những tên miền "xấu" sẽ làm thứ hạng web chính tụt mạnh, mất top là mất traffic!

Các liên kết dạng khác

Ngoài 2 loại liên kết phổ biến trên, người làm SEO cũng cần chú ý đến các liên kết trỏ ra bên ngoài nhưng được đặt trong webite của mình. Tận dụng độ nổi tiếng của đối phương để xây dựng uy tín, chất lượng cho website mình là chiến thuật có thể áp dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đừng lạm dụng quá nhiều và cần phải biết chọn lọc.

"Dọn dẹp" những liên kết xấu

Đối với chiến thuật làm SEO tăng traffic tự nhiên cho web lâu dài (SEO mũ trắng) thì giữ cho danh sách backlink được "sạch sẽ" là điều quan trọng. Google vẫn đánh giá cao các liên kết được đặt ở các trang bên ngoài, nó đại diện cho việc website của bạn có giá trị và đang được quan tâm. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi chúng là những liên kết tốt.

Backlinks "bẩn" thường không đến một cách tự nhiên và không mang về giá trị cho người dùng Internet. Trong vài năm trước, việc đưa thứ hạng của website lên top trở nên rất dễ dàng: Bạn chỉ cần đẩy thật nhiều backlink!. Theo đó là tình trạng mua bán liên kết, spam link "vô tội vạ" nhờ vào các tools, cố ý đặt link tại các vị trí đặc biệt,... xuất hiện tràn lan trên các diễn đàn. Nhưng SEO của hiện tại khó hơn rất nhiều vì Google đã đủ thông minh để hiểu và ngăn chặn chuyện đó.

Backlinks "xấu" đem đến nhiều phiền phức như: kéo giảm độ uy tín của website, bị Google đánh giá thấp (gắn cờ vi phạm, không cho phép trang xuất hiện ở những thứ hạng cao...), người xem cảm thấy phiền phức và không mấy tin tưởng trang web,...

"Dọn dẹp" liên kết không an toàn cần được thực hiện thường xuyên để kịp thời phát hiện và gỡ đi chúng, giữ cho trang web được sạch hơn. Bạn có thể sử dụng tính năng Disavow link có trong Google Search Console

Tuyệt chiêu SEO Document 

Hoàn chỉnh bộ tài liệu để SEO là chiến thuật tăng traffic tự nhiên hết sức hay ho mà không mấy ai làm được. Nhu cầu kiến thức của con người luôn rất cao, thực tế chứng minh qua các case study về việc chia sẻ bài chia sẻ dạng ebook, tài liệu nghiên cứu, luận văn hay các bản báo cáo,... các văn bản này được hưởng ứng rất tốt.

Đặt backlinks một cách thông minh trong bộ tài liệu SEO sẽ mang về nhiều lượng traffic website tự nhiên hơn.

Tận dụng lợi thế social networks

Mạng xã hội là thị trường tiềm năng với lượng người dùng lớn, hầu hết các trang mạng xã hội đều cho phép chia sẻ liên kết website trên nền tảng của chúng, vậy sao ta không tận dụng lợi thế này để gia tăng traffic tự nhiên?

Mạng xã hội (đặc biệt là Facebook, Twiter, Instagram,...) sở hữu hàng triệu người dùng nếu tính riêng ở Việt Nam, đặc điểm nhân khẩu đa dạng, chủ đề phong phú, tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng,... sẽ đem về một lượng lớn traffic cho website. Google cũng đánh giá rất cao những bài viết được nhiều người chia sẻ hay nhận được nhiều đánh giá tốt và xem xét xếp chúng ở những thứ hạng cao trên SERPs

Booking PR báo chí

Booking PR báo chí mang về một lượng lớn liên kết chất lượng, đủ độ uy tín, có khả năng gia tăng thứ hạng website và giúp tăng traffic tự nhiên. Ngoài ra, báo chí online còn có thể tiếp cận mạng lưới người dùng lớn, loại hình báo mạng vỗn dĩ mang đặc điểm: uy tín, có độ xác thực cao, thông tin đáng tin, phủ thị trường rộng lớn và có sức mạnh thay đổi hành vi người đọc.

Các dịch vụ Booking PR báo chí đang được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các doanh nghiệp. Một số trang báo uy tín mà bạn có thể an tâm booking như Báo Dân trí, VNExpress, Báo Đầu tư, Cafe Biz, Tinh tế, Vietnamnet,...

Luôn theo dõi và nắm bắt tình hình traffic trên website

Song song với tất cả phương pháp để tăng traffic tự nhiên cho website kể trên, bạn cần phải theo dõi sát sao tình hình của web để xác định rằng mọi việc đang đi đúng hướng, bên cạnh đó là kịp thời khắc phục, sửa chữa hay thay thế các phương án, đảm bảo mục tiêu traffic của cả chiến dịch.

Bạn có thể sử dụng Excel kết hợp với các công cụ đo lường hiệu suất trang web như Google Analytics, Google Search Console, Google Data Studio, Ahref,... 

Trên đây là một số cách giúp bạn tăng traffic tự nhiên cho website, chúc bạn thành công!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Google Search Console cải tiến thời gian xem hiệu...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế...

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ...

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Bài viết mới nhất


Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

Weebly là gì? Hướng dẫn tạo website bằng Weebly...

Weebly là nền tảng thiết kế website thân thiện với người dùng, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà bán hàng trực tuyến.

Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.