Index website vô cùng quan trọng trong quá trình SEO. Có nhiều lý do khiến website chưa được Index bao gồm các vấn đề kỹ thuật, nội dung trùng lặp, trải nghiệm người dùng không tốt, tín hiệu trang xấu, các phần mềm độc hại,…
Index là gì?
Trong SEO website, Index hay còn gọi là lập chỉ mục tìm kiếm, đây là một quá trình các công cụ tìm kiếm tổ chức thông tin (phân tích, lưu trữ, đánh giá dữ liệu) trước khi xếp hạng và trả kết qủa tìm kiếm phản hồi cho các truy vấn từ người dùng. Các công cụ tìm kiếm sẽ thu thập dữ liệu các website và lưu trữ chúng, sau đó so sánh, đánh giá mức độ uy tín của chúng, mỗi website sẽ được xếp hạng tùy thuộc vào chất lượng nội dung mà công cụ tìm kiếm thu thập được.
Indexing là bước thứ 2 trong cơ chế hoạt động crawling - indexing - ranking của công cụ tìm kiếm. Bạn có thể đọc thêm về điều này tại đây: Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Google Index là gì? Là quá trình Google Bots (Spider, con bọ) quét và đánh giá website dựa trên các nội dung mà người dùng Internet đang tìm kiếm. Trong khi Bots đang thu thập dữ liệu, chúng sẽ thu thập các thông tin giúp chúng hiểu nội dung của website. Sau đó là lưu trữ, so sánh và đánh giá độ tin cậy của website .
Mỗi yếu tố mà Bots chọn là một tín hiệu để xếp hạng trên Google. Tốc độ cập nhật dữ liệu của Google sẽ phụ thuộc vào website của bạn thông qua các yếu tố tần suất đăng bài, lượng truy cập,…
Tầm quan trọng của Index trong SEO
Index cần thiết và ảnh hưởng đến kết quả SEO, là hoạt động quan trọng để website có thể được xếp hạng trong công cụ tìm kiếm. Nói cách khác, các website không thể được xếp hạng cho đến khi chúng được trình thu thập thông tin lập chỉ mục tìm kiếm, điều này đặc biệt bất lợi cho các website khi không thể xuất hiện trên SERPs và bỏ lỡ khách hàng.
Người dùng chỉ thấy được website khi chúng được Index. Bên cạnh đó, tốc độ Index cũng thể hiện uy tín của website, các website được Index chậm thể hiện chất lượng website đó kém uy tín
Index cho phép các công cụ tìm kiếm xem tất cả các trang (trừ một số trang đã được thiết lập chặn bot riêng) và mang lại lưu lượng truy cập cho website của bạn. Có thể cho rằng, Index là một chứng chỉ để xác thực sự tồn tại của website trên công cụ tìm kiếm. Vì vậy, việc Index website cần phải được quan tâm và duy trì đều đặn.
Cách kiểm tra website đã được Google Index hay chưa
Không phải các website mới đều được Index ngay mà sẽ cần có một khoảng thời gian để website được Index, tốc độ Index nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn cấu trúc website, lưu lượng người truy cập, chất lượng các liên kết…
Vì thế, bạn cần tiến hành kiểm tra và sử dụng các công cụ hỗ trợ Index. Khi một website mới được khai báo với Google, các Seoer sẽ gửi Sitemap lên cho Google, sau một thời gian thì các liên kết trong Sitemap sẽ được Google Index. Bạn có thể kiểm tra website được Google Index bằng cách sau:
- Bước 1: Vào Google Search (Google.com.vn)
- Bước 2: Tại ô tìm kiếm, nhập theo cú pháp: site: “tên Domain của website” và nhấn Enter
- Bước 3: Tiến hành kiểm tra. Nếu website đã được Index sẽ hiện lên kết quả của Google
Các cách kiểm tra và khắc phục website không được Index
Bên cạnh việc kiểm tra thông qua Google, bạn có thể tiến hành kiểm tra các lỗi phổ biến sau đây để chắc chắn rằng website không gặp cản trở khó khăn
Cách 1: Kiểm tra các trang để tìm các thẻ NoIndex
Các thẻ NoIndex được sử dụng để thông báo rằng một URL sẽ không được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm. SEOers thường dùng với mục đích tránh các nội dung trùng lặp, hay trước khi chuyển miền cần phải kiểm tra trang web trước khi ra mắt.
Có thể bạn đã vô tình chèn thẻ meta “NoIndex Follow” trên các trang con hoặc quên xóa chúng. Bạn có thể tìm kiếm các thẻ NoIndex thông qua code HTML hoặc x-robots-tag: noindex.
Cách 2: Kiểm tra bằng Search Console
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra trạng thái lập chỉ mục của URL bằng Search Console, thao tác như sau:
- Bước 1: Truy cập Google Seach Console
- Bước 2: Nhập đường dẫn trong khung "Kiểm tra URL", Enter và đơi truy xuất dữ liệu
- Bước 3: Bạn sẽ thấy thông báo rằng URL có hoặc không có trên Google và yêu cầu lập chỉ mục cho chúng
Cách 3: Kiểm tra tệp Robots.txt
Nếu không có vấn đề gì xảy ra ở cách 1, hãy thử kiểm tra các tệp Robots.txt thông qua công cụ thử nghiệm Robot của Google. Bằng cách nhập một URL vào và xem xét chúng.
Cách 4: Kiểm tra tệp .htaccess
Tệp .htaccess có thể ngăn các trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm vì cho rằng việc thu thập thông tin là trái phép, không hợp lệ. Theo đó, tệp .htaccess là một tệp điều khiển được lưu trữ trong một thư mục của máy chủ Apache.
Cách 5: Kiểm tra chế độ riêng tư trên website
Wordpress có tính năng bảo mật website theo chế độ riêng tư, tính năng này đảm bảo bạn có thể xây dựng nội dung mà không Index khi chưa có cấu trúc hoàn chỉnh. Hãy kiểm tra xem chế độ riêng tư của bạn đã được tắt chưa nếu website chưa được Index bằng cách sau
- Bước 1: Vào phần quản trị website
- Bước 2: Chọn Setting
- Bước 3: Chọn Reading
- Bước 4: Chọn Search Engine Visibility và bỏ chọn phần này
Cách 6: Kiểm tra Sitemap trên website của bạn
Sitemap chính là bản sơ đồ mà mỗi website cần phải có. Đương nhiên, việc xây dựng website mới đòi hỏi bạn cần phải chờ đợi các Robot ghé thăm website của mình, nếu thời gian chờ đợi hơn một tuần trôi qua, hãy kiểm tra xem liệu bạn đã gửi Sitemap đến Google chưa hay có vấn đề gì về cần khắc phục.
Cách 7: Kiểm tra các nội dung trùng lặp trên website
Thiết kế website có những nội dung trùng lặp sẽ là một cản trở lớn khiến website của bạn không được Index bởi trình thu thập của công cụ tìm kiếm sẽ bị lẫn lộn và ngừng việc lập chỉ mục. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để kiểm tra các nội dung trùng lặp một cách hiệu quả hơn. Sau đây là một số hướng xử lý của vấn đề này:
- Dùng lệnh chuyển hướng 301 để hướng chúng qua trang khác
- Chỉnh sửa hoặc làm mới những nội dung bị trùng lặp
- Sử dụng file robot.txt để chặn Google bot
- Dùng thẻ canonical
Cách 8: Kiểm tra các đoạn mã AJAX/ JavaScript
Tối ưu ngôn ngữ trong thiết kế website là một diều cần được lưu ý vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình Index. Đối với Google, nếu HTML được ưu ái khi dễ dàng được Index nhanh nhất thì các đoạn mã Ajax/JavaScript không được đánh giá cao và việc Index trong website gặp khó khăn hơn.
Cách 9: Kiểm tra tốc độ tải trang của website
Tốc độ tải trang cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình Google Index website của bạn, nếu website có tốc độ phản hồi nhanh, Googlebot sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và lập chỉ mục tốt hơn. Vì thế, hãy cố gắng khắc phục tình trạng này bằng việc kiểm tra hosting, domain, tối ưu code website, resize kích thước hình ảnh, bật bộ nhớ đệm,...
Cách 10: Kiểm tra các thuật toán có bị phạt bởi Google
Trường hợp này xảy ra khi website của bạn đang bị dính hình phạt của các thuật toán làm ảnh hưởng đến việc Index trên website. Bạn cần kiểm tra lại các để tìm ra nguyên nhân chính thông qua tỉ lệ anchor text trỏ về website, lượng Backlinks,…
Kết luận
Qua lượng kiến thức trên, bạn đã hiểu được sâu hơn về thuật ngữ Index, cách kiểm tra và khắc phục khả năng Index trên website. LPTech hy vọng đây sẽ là những kiến thức giá trị dành cho các bạn, đặc biệt với những bạn bắt đầu tìm hiểu về SEO!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)