Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.7/5 (915 Reviews)

JavaScript, HTML, CSS là ba yếu tố quan trọng cho sự phát triển của website. Đa phần, đối với những lập trình viên mới bắt đầu, họ sẽ làm quen với HTML (cấu trúc trang) để tạo nên trang web với những mẩu thông tin (tiêu đề, nội dung, hình ảnh,…) được trình bày trên Word Wide Web.

Tiếp theo, CSS sử dụng để chỉ định cách mà một tài liệu được trình bày (màu sắc, kiểu chữ...). Không dừng lại ở hai ngôn ngữ lập trình đó, họ sẽ ứng dụng thêm JavaScript, đây được xem là yếu tố thứ ba. Vậy, JavaScript là gì và đóng vai trò như thế nào? Yếu tố này quan trọng trong thiết kế website ra sao?

JavaScript là gì?

JavaScript là một loại ngôn ngữ kịch bản với khả năng hướng đối tượng và được sử dụng phổ biến để phát triển website, phát triển các trò chơi, tạo ứng dụng di động,… Lần đầu được biết đến với tên LiveScript. Sau đó, Netscape đã đổi tên chúng thành JavaScript.

JavaScript (JS) cho phép bạn thêm động nội dung HTML vào DOM, tạo khai báo kiểu động, tìm nạp nội dung từ một web khác,… Từ đây, JavaScript có khả năng biến các trang web HTML tĩnh trở thành các website tương tác bằng cách tự động cập nhật nội dung, xác thực dữ liệu biểu mẫu, hình ảnh động và rất nhiều thứ khác nữa trên trang web.

Một điều cần lưu ý, JavaScript là ngôn ngữ lập trình nhẹ và không chính thức bởi nó thiếu các tính năng quan trọng, đây cũng được xem là các nhược điểm của JavaScript mà LPTech sẽ trình bày bên dưới.

JavaScript là gì?

Cách thức hoạt động của JavaScript

JS được nhúng vào một trang web hoặc nếu không nhúng, nó sẽ được đưa vào tệp .js riêng. JavaScript là ngôn ngữ phía máy khách “Client-Side”, chúng được tải xuống máy tính của khách truy cập trang web, sau đó được xử lý (JavaScript không phải là ngôn ngữ phía máy chủ “Server” và không xử lý trên máy chủ “Server” rồi chuyển kết quả đến khách truy cập).

Tầm quan trọng của ngôn ngữ kịch bản JavaScript

Ngôn ngữ lập trình JavaScript khá linh hoạt, không có bất kỳ website nào không sử dụng ngôn ngữ này hoặc các khuôn khổ dựa trên nó. Có thể khẳng định, JavaScript là một phần không thể thiếu của chức năng website. Vì thế, tất cả các trình duyệt web đều đính kèm các công cụ tích hợp có thể hiển thị JavaScript

Cụ thể hơn, các lệnh JavaScript có thể được nhập trực tiếp vào một tài liệu HTML và các trình duyệt web có thể hiểu chúng. Nhờ đó, khi sử dụng ngôn ngữ này, bạn sẽ tối ưu thời gian và công sức khi không cần phải tải xuống bất kỳ chương trình hoặc biên dịch bổ sung nào.

Các công cụ chỉnh sửa JavaScript

Các nhà cung cấp khác nhau có cho ra mắt một vài công cụ chỉnh sửa JavaScript rất hay để hỗ trợ và tối ưu hơn những tính năng của JavaScript. Sau đây là ba công cụ phổ biến:

  1. Microsoft FrontPage - Microsoft đã phát triển FrontPage, một trình soạn thảo HTML phổ biến. Theo đó, FrontPage cung cấp cho các nhà phát triển web một số công cụ JavaScript để hỗ trợ việc tạo các trang web có tính tương tác.
  2. Macromedia Dreamweaver MX, đây là trình biên tập HTML, CSS và JavaScript phổ biến hàng đầu trong các phần mềm thiết kế website. Trình này cung cấp một vài thành phần JavaScript được tạo sẵn tiện dụng, tích hợp tốt với cơ sở dữ liệu cũng như tuân theo các tiêu chuẩn mới XHTML và XML.
  3. Macromedia HomeSite 5, trình soạn thảo HTML và JavaScript được yêu thích từ Macromedia hỗ trợ việc quản lý hiệu quả các trang web cá nhân
  4. Notepad ++: Trình soạn thảo văn bản, mã nguồn cho Microsoft Windows, có thể editor JavaScript nhẹ nhàng và nhanh chóng

> Xem thêm: SCSS/SASS là gì? Cách viết CSS khoa học, dễ bảo trì và quản lý

Một số ví dụ điển hình về các công việc được hỗ trợ bởi JavaScript

JavaScript với một số tính năng lập trình phổ biến hỗ trợ bạn đáng kể trong việc thực hiện nhiều công việc hữu ích chẳng hạn:

  1. Sửa đổi CSS
  2. Xác thực dữ liệu
  3. Hiển thị thông báo bật lên
  4. Thêm nội dung bổ sung vào trang
  5. Xử lý các sự kiện của phần tử HTML
  6. Thêm tính tương tác vào các website
  7. Trình đơn thả xuống nhấp để hiển thị
  8. Thay đổi màu sắc của các phần tử trên website
  9. Tự động hóa các qui trình mà người dùng phải thực thi từng bước
  10. Yêu cầu hình ảnh tự tạo hoạt ảnh, ảnh chuyển qua dạng trình chiếu
  11. Tạo website, trò chơi, phát triển các ứng dụng di dộng (Smart phone, Tablet),…

Các ưu điểm và hạn chế của JavaScript

JS khá tối ưu và quan trọng trong khi xây dựng website, tuy nhiên nó cũng sẽ có những mặt nổi trội và hạn chế riêng. Sau đây là một số ưu điểm của JavaScript:

  1. Giảm thiểu sự tương tác với server: Bằng cách xác nhận đầu vào (Input) người sử dụng trước khi gửi trang đến server giúp tiết kiệm lưu lượng máy và giảm tải trên máy chủ
  2. Không cần một trình biên dịch:JavaScript hoạt động được trên nhiều trình duyệt, nền tảng và không cần sử dụng trình biên dịch vì trình duyệt web hoàn toàn có thể biên dịch nó bằng HTML
  3. JavaScript được đánh giá là ngôn ngữ lập trình dễ học, hoạt động nhanh và nhẹ hơn, dễ phát hiện lỗi và thuận tiện sửa chữa lỗi hơn so với các ngôn ngữ khác
  4. Giao diện phong phú: Các yếu tố về thành phần kéo và thả (drag-and-drop), thanh trượt (Sliders) trên JavaScript giúp giao diện trở nên phong phú và sinh động hơn cho khách truy cập vào website của bạn
  5. Khả năng phản hồi ngay lập tức tới khách truy cập: Với JavaScript, các Visitor không cần phải tốn thời gian để kiểm tra những sai sót của họ (quên nhập nội dung nào đó,…)
  6. Tăng khả năng tương tác hơn: Với ưu điểm này, bạn hoàn toàn có thể tạo ra các giao diện phản ứng lại mỗi khi người dùng thực hiện các động tác di chuyển chuột qua chúng hoặc kích hoạt chúng thông qua bàn phím

JavaScript là gì? Những điều chưa biết cho người từ số 0

Bên trên là thông tin tóm tắt về sáu ưu điểm rõ nhất của JavaScript. Tuy có nhiều điểm mạnh những JS cũng có những mặt hạn chế nhất định, chẳng hạn:

  1. Vì lý do bảo mật, JavaScirpt phía máy khách (Client-Side) không cho phép việc đọc hoặc ghi tệp
  2. JavaScript không có những hỗ trợ sẵn có và chúng cũng không được sử dụng trong việc kết nối mạng các ứng dụng
  3. Hiện tượng không đồng nhất khi JavaScript có thể bị triển khai khác nhau tùy từng thiết bị
  4. JS không có các khả năng đa luồng hoặc đa xử lý nào
  5. Ngoài ra, do ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên website nên khả năng cao sẽ dễ bị khai thác hoặc được triển khai để thực thi mã độc trên máy của người dùng bởi những hacker, scammer

> Có thể bạn quan tâm: Bảo mật website: Tìm hiểu về DDOS và BOTNET cùng biện pháp xử lý 

Kết luận

LPTech vừa chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản nhất về định nghĩa ngôn ngữ JavaScript, cách thức hoạt động, các tính năng, những điểm mạnh và hạn chế của chúng. Nếu bạn cảm thấy yêu thích và muốn nghiên cứu sâu hơn cấu trúc, cách viết chương trình,… hãy bình luận dưới đây những kiến thức mà bạn muốn biết nhé!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong lập trình C/C++

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử đơn vị

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi...

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware trong backend

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và...

NVM là gì? Tìm hiểu định nghĩa và cách sử dụng NVM

NVM là gì? Tìm hiểu định nghĩa và cách sử dụng NVM

NVM là viết tắt của Non Volatile Memory hay còn gọi là bộ nhớ không bay hơi. Đây là một loại loại lưu trữ máy tính giúp lưu dữ liệu ngay...

TypeScript là gì? Ưu, nhược điểm so với JavaScript và cách sử dụng

TypeScript là gì? Ưu, nhược điểm so với...

TypeScript là ngôn ngữ lập trình mở rộng từ JavaScript. Nó cung cấp hệ thống kiểu tĩnh giúp phát hiện lỗi ngay từ giai đoạn biên dịch và...

IIS là gì? Cách cài đặt và cấu hình máy chủ IIS

IIS là gì? Cách cài đặt và cấu hình máy chủ IIS

IIS (Internet Information Services) là máy chủ web của Microsoft, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết kế web/webapp và quản...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.