Brand Loyalty là thuật ngữ chỉ sự trung thành của khách hàng đối với một thương hiệu, đây là một trong những yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi xây dựng và phát triển thương hiệu. Để hiểu rõ hơn về các mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu, hãy cùng LPTech tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Brand Loyalty là gì?
Brand Loyalty là thuật ngữ chỉ sự trung thành của khách hàng đối với một thương hiệu, đóng vai trò thúc đẩy hành vi mua sắm của họ trong một khoảng thời gian dài. Cho dù môi trường, giá cả hoặc mẫu mã thay đổi hay đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách hàng đều không làm ảnh hưởng đến sự trung thành này của khách hàng.
Người tiêu dùng có thể luôn yêu thích và ưu tiên sử dụng sản phẩm của một thương hiệu nào đó, bất kể vị trí, giá cả hoặc mẫu mã sản phẩm thay đổi. Đôi khi, người tiêu dùng có thể theo dõi và quan tâm đến một thương hiệu mà họ chưa từng sử dụng sản phẩm của nó, chỉ đơn giản là vì họ tin tưởng vào chất lượng và giá trị của thương hiệu này. Đây là biểu hiện của sự trung thành đối với thương hiệu (Brand Loyalty).
Brand Loyalty được xây dựng dựa trên 3 yếu tố chính như sau:
- Brand Equity (Tài sản thương hiệu): Bao gồm những tài sản và giá trị mà một thương hiệu sở hữu hoặc không sở hữu. Nó bao gồm không chỉ các tài sản vật chất như sản phẩm, bản quyền và tài sản trí tuệ, mà còn bao gồm cả các yếu tố phi vật chất như uy tín, danh tiếng, thương hiệu, quyền sở hữu khách hàng và lòng trung thành của khách hàng.
- Brand Perception (Nhận thức thương hiệu): Chỉ sự nhận thức, cảm nhận, suy nghĩ hoặc trải nghiệm của khách hàng và công chúng về thương hiệu của bạn, bao gồm cả cảm nhận tích cực và tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ, hoạt động kinh doanh và các yếu tố khác liên quan đến thương hiệu.
- Brand Attributes (Đặc tính thương hiệu): Chỉ những đặc điểm, tính năng độc đáo của thương hiệu của bạn, giúp phân biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường. Đặc tính này bao gồm các yếu tố về chất lượng sản phẩm, thiết kế, giá cả, dịch vụ khách hàng, độ tin cậy, thương hiệu và các thuộc tính khác,...
Phân biệt giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty
Thuật ngữ Brand Loyalty rất dễ bị nhầm lẫn với Customer Loyalty. Vậy cụ thể hơn hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Hãy cùng LPTech tìm hiểu qua bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa chúng.
Đặc điểm
- Brand Loyalty: Là sự trung thành của khách hàng với thương hiệu
- Customer Loyalty: Là khách hàng trung thành
Căn cứ
- Brand Loyalty: Dựa vào nhận thức thương hiệu (Brand Perception) và tài sản thương hiệu (Brand Equity).
- Customer Loyalty: Dựa vào sản phẩm hay dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.
Yếu tố thúc đẩy
- Brand Loyalty: Sự kết nối của người tiêu dùng với thương hiệu. Khách hàng trung thành có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
- Customer Loyalty: Đáp ứng nhu cầu về giá hoặc thỏa mãn mong đợi của khách hàng về tính năng, chất lượng sản phẩm.
Ví dụ
Để tăng lòng trung thành của khách hàng, bạn có thể áp dụng các chiến lược giá, chiết khấu, tạo chương trình khuyến mãi và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt. Tuy nhiên, để tăng sự trung thành với thương hiệu, bạn cần tạo ra một kết nối sâu sắc hơn với khách hàng, thông qua mặt cảm xúc và tinh thần.
Những khách hàng tin tưởng thương hiệu của bạn sẽ trung thành với bạn lâu bền hơn những khách hàng chỉ tin tưởng vào sản phẩm của bạn. Đó là sự khác biệt giữa khách hàng trung thành và sự trung thành với thương hiệu.
Tầm quan trọng của Brand Loyalty
Tạo sự trung thành với thương hiệu sẽ giúp bạn thúc đẩy giao dịch mua hàng nhất quán và liên tục, dẫn đến doanh thu ổn định. Nói cách khác, Brand Loyalty góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng doanh thu.
Khi bạn có khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí khi bán thêm sản phẩm cho họ. Hơn nữa, khi bạn ra mắt sản phẩm mới, khả năng thành công của nó sẽ cao hơn với đối tượng khách hàng này.
Ngoài việc tạo ra doanh thu trực tiếp, những khách hàng trung thành còn có thể giúp bạn quảng bá sản phẩm và thương hiệu của bạn rộng rãi hơn, mà không cần tốn chi phí cho quảng cáo. Đó là một hình thức quảng cáo tự nhiên và hiệu quả.
3 Mức độ trung thành với thương hiệu
Các chuyên gia phân tích cho rằng, sự trung thành với thương hiệu của khách hàng có thể xảy ra ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm: nhận diện thương hiệu, ưa thích hoặc yêu thích thương hiệu và khẳng định thương hiệu.
Brand Recognition (Nhận diện thương hiệu)
Việc nhận diện thương hiệu là bước đầu tiên trong quá trình phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Để khách hàng hình thành ấn tượng với thương hiệu, họ cần phải tiếp xúc với thương hiệu trước tiên. Khi họ có thể dễ dàng nhận diện thương hiệu và liên tưởng đến thương hiệu của bạn đầu tiên khi đề cập đến một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, điều đó nghĩa là thương hiệu của bạn đã thành công ở bước này.
Thương hiệu cần phải đầu tư vào chiến lược marketing hiệu quả để trở thành tên tuổi quen thuộc và tiếp cận được với đối tượng khách hàng phù hợp. Cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm thông qua tối ưu SEO là một trong những cách hiệu quả để tăng cường nhận diện thương hiệu.
Brand Preference (Sự ưa chuộng thương hiệu)
Khi ai đó yêu thích thương hiệu của bạn, họ sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm của thương hiệu bạn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khi các thương hiệu khác tiếp tục cạnh tranh và thực hiện các chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng của bạn, khách hàng của bạn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý và có thể sẽ có sự dao động trong sự trung thành của họ với thương hiệu của bạn.
Brand Insistence (Sự khẳng định thương hiệu)
Ở giai đoạn khẳng định thương hiệu, khách hàng đã "tôn thờ" thương hiệu của bạn và sẽ không dễ dàng bị đánh bật bởi các thương hiệu khác. Đây là mức độ lòng trung thành cao nhất mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn đạt được.
Nếu tâm trí của khách hàng có sự đồng điệu với thương hiệu của bạn, việc cung cấp trải nghiệm mua sắm và sản phẩm/dịch vụ phù hợp với họ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể chuyển đổi khách hàng từ người mua hàng thành những người quảng bá cho thương hiệu của bạn.
5 cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
Xây dựng Brand Loyalty là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng lại là điều cần thiết để mọi thương hiệu có thể tồn tại. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng và nâng cao lòng trung thành với thương hiệu của mình, hãy tham khảo 7 cách dưới đây để giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu.
Chiến lược định vị thương hiệu
Để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, bạn cần phải hiểu được những điều mà thị trường đang nghĩ về bạn. Khách hàng có suy nghĩ thế nào về thương hiệu của bạn? Các chiến lược Marketing trước đây có để lại ấn tượng trong lòng khách hàng không? …
Càng nghiên cứu kỹ càng và đánh giá chi tiết, bạn sẽ xây dựng được chiến lược chuẩn để định vị thương hiệu của mình.
Tìm ra khía cạnh khách hàng quan tâm
Khách hàng trung thành với thương hiệu nghĩa là họ đồng cảm với câu chuyện thương hiệu của bạn. Để làm được điều này, bạn cần biết cách thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu với khách hàng. Bạn cần phải hiểu được tính cách của khách hàng tiềm năng. Việc này sẽ giúp bạn nắm bắt được động cơ, hành vi và mối quan tâm của họ một cách chính xác và kịp thời.
Khi đã hiểu được tính cách của khách hàng tiềm năng, bạn có thể xây dựng những nội dung có tính thương hiệu phù hợp trên các phương tiện truyền thông của mình.
Định hình chiến lược giữ chân khách hàng
Ngoài tăng lượng truy cập, bạn còn phải giữ chân được khách hàng. Chỉ khi giữ chân được khách hàng, bạn mới có thể đạt được doanh số cao hơn. Có nhiều cách khác nhau để giữ chân khách hàng, chẳng hạn như:
- Cải tiến, nâng cấp sản phẩm/dịch vụ
- Cải thiện trải nghiệm của khách hàng
- Tăng tương tác với khách hàng để tạo sự gần gũi.
>>Đọc thêm: Customer retention là gì? Làm thế nào để tăng tỷ lệ giữ chân khách?
Tạo dựng Brand Loyalty bằng cộng đồng khách hàng
Lòng trung thành với thương hiệu được bắt đầu khi bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Để làm điều này, bạn cần tạo ra cộng đồng xung quanh thương hiệu. Để thực hiện điều này, bạn có thể thực hiện bằng những cách sau đây:
- Tăng tương tác trên các bài đăng mà khách hàng thường xuyên tương tác.
- Sử dụng email marketing để tiếp cận khách hàng.
- Tạo một nhóm riêng cho cộng đồng của bạn và cung cấp nội dung chất lượng, độc quyền từ thương hiệu.
Chủ động giải quyết minh bạch các vấn đề thương hiệu
Khách hàng luôn quan tâm và theo dõi đến những hành động của bạn, đặc biệt là khi thương hiệu của bạn gặp phải vấn đề, ví dụ như bị tố cáo hay bị phốt. Tuy nhiên, không phải vấn đề nào cũng đáng để quan tâm, nhưng có những trường hợp bạn cần phải xử lý, chủ động điều tra để làm sáng tỏ và giải quyết vấn đề, đồng thời bảo vệ uy tín cho thương hiệu.
Những sai lầm trong xử lý truyền thông có thể khiến cho rất nhiều khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn mất niềm tin. Hãy tỉnh táo và khôn ngoan trong việc giải quyết các tình huống phát sinh.
6 chỉ số quan trọng trong xây dựng Brand Loyalty cần quan tâm
Để xây dựng Brand Loyalty, doanh nghiệp và marketer không thể bỏ qua các chỉ số sau đây:
- Sự hài lòng khách hàng
- Niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu
- Chỉ số kính trọng thương hiệu
- Cảm nhận chất lượng
- Cảm nhận giá trị
- Chỉ số người ủng hộ
Để có được lòng trung thành với thương hiệu không phải là việc đơn giản. Bạn phải có chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu đúng đắn, thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và người tiêu dùng một cách thông minh. Tuy nhiên, việc xây dựng sự nhận diện thương hiệu chỉ là bước đầu tiên, sau đó bạn cần phải duy trì và tiếp tục bồi dưỡng lòng trung thành của khách hàng để thương hiệu phát triển lâu dài.
Trên thị trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, Brand Loyalty là chìa khóa giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu bền vững và thành công. Tuy nhiên, để xây dựng được sự trung thành của khách hàng với thương hiệu là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Nếu được thực hiện một cách hiệu quả, Brand Loyalty có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh to lớn. Hy vọng với những chia sẻ của LPTech trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Brand Loyalty là gì? Nắm được 3 mức độ lòng trung thành với thương hiệu và công thức xây dựng lòng trung thành thương hiệu hiệu quả.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.