Storytelling - câu chuyện thành công của content marketing

Những ai đang làm việc trong ngành marketing và truyền thông hầu như khá nhẵn mặt với hình thức storytelling. Trong những năm mà digital marketing lên ngôi, từ khóa “storytelling là gì” càng được tìm hiểu nhiều hơn và được ứng dụng mạnh trong thương mại. Vậy storytelling là gì?

Để sáng tạo được những câu chuyện thương hiệu có chất lượng, đòi hỏi kĩ năng, sự thấu hiểu về cuộc sống và không thiếu sự nỗ lực. Chắc chắn điều này không thể chỉ đạt được chỉ sau một đêm. Hãy tận dụng thời gian ở nhà, trong khi mọi người cùng giãn cách xã hội (social distancing) ở thời điểm dịch Covid-19 như thế này, để luyện tập kĩ năng viết storytelling thuần thục.

Bên cạnh tạo động lực và duy trì nỗ lực cho khả năng viết storytelling, LP Tech sẽ hướng dẫn bạn viết content theo chiến lược chuẩn SEO cho mục tiêu là những storytelling hiệu quả đối với doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng tìm hiểu về “Storytelling”- Định nghĩa, Lợi ích và cách thức cho một câu chuyện hay và hiệu quả cho doanh nghiệp!

Storytelling là gì?

Storytelling theo nghĩa đen chính là kể chuyện. Dưới con mắt của marketer, storytelling là kể chuyện sao cho có thể tác động tới cảm xúc của người đọc, giúp họ thấu được các giá trị mà marketer gửi gắm trong thông điệp của câu chuyện, từ đó người đọc sẽ có được động lực để thực hiện những hành động tiếp theo như bấm nút đăng kí, đặt hàng, download, v.v.

Storytelling hình thành từ đâu?

Một trong những hoạt động mà con người hầu như họ không để ý rằng họ dành rất nhiều thời gian cho nó, chính là lắng nghe những câu chuyện từ người khác. Trong bài viết Content is Kingcủa LP Tech, chúng ta đã cùng phân tích về các lý giải cho sự hiếu kì, hay tìm tòi và học hỏi của con người.

Và như một kết quả của sự đáp ứng cho nhu cầu lắng nghe và chia sẻ, hình thức kể chuyện là phương thức quan trọng con người kết nối với nhau. Trong bối cảnh của cuốn sách mang tên “Storytelling, Branding in Practice”- Springer 2005, tuy đã khá lâu, nhưng giá trị mà cuốn sách ấy nhấn mạnh vẫn còn đúng đến thời điểm hiện tại: một thương hiệu mạnh phải tạo dựng được những giá trị cụ thể và sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng chắc chắn không thể không cần đến cách thức kể một câu chuyện thật hay.

Storytelling và content marketing khác gì nhau?

Storytelling nghe có vẻ rất giống như content marketing; bởi cả hai đều là cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng nội dung có mục đích, khuyến khích họ thực hiện một hành vi tiếp theo trong hành trình mua sắm của họ (customer journey).

Tuy cả hai đều giống nhau về mục đích và cách thức tiếp cận nhưng chúng lại không được xem là một. Business storytelling hay kể chuyện về một doanh nghiệp là một nguyên tắc sáng tạo nội dung hoàn toàn khác biệt, mà ở đó người dẫn truyện phải nâng tầm diễn đạt của mình lên ở mức chỉn chu nhất khi cần phải kể một câu chuyện với đa dạng hình thức nội dung.

Một đơn vị làm dịch vụ seo chuyên nghiệp phải có đủ am hiểu về Storytelling và Content marketing.

Trong khi đó, content marketing thì lại mang phạm trù bao quát hơn. Doanh nghiệp sử dụng marketing để tiếp cận với khách hàng bằng những nội dung lôi cuốn và cung cấp thêm kiến thức cho người dùng.

Lịch sử phát triển của storytelling?

Ở đây, chúng ta tóm tắt 3 giai đoạn lớn trong sự phát triển của hình thức storytelling: văn hóa truyền miệng, văn hóa đọc và văn hóa thời đại công nghệ.

Văn hóa truyền miệng

Storytelling trong giai đoạn mà con người chủ yếu trao đổi qua phương thức truyền miệng, cũng có những khác biệt nhất định dựa trên sự đa dạng về văn hóa. Những văn hóa truyền miệng có thể kể đến như những câu hát, lời tụng kinh và bao áng sử thi để kể lại những câu chuyện từ đời này sang đời khác.

Văn hóa đọc

Văn hóa đọc xuất hiện khi con người bắt đầu có chữ viết và thực hiện việc ghi chép những hiện tượng xảy ra trong và ngoài con người của chính mình, cụ thể 9000 năm trước. Những câu chuyện đầu tiên được kể ở trên đá, đất sét và giấy thông qua những bức vẽ, rồi theo thời gian trở thành chữ viết.

Đã có sự trùng lặp giữa văn hóa truyền miệng và văn hóa đọc viết lúc bấy giờ, mà chủ yếu người Hy Lạp cổ chính là khởi nguồn khi họ thực hiện những câu khắc đầu tiên của lịch sử nhân loại vào những năm trước 770 đến 750 trước Công Nguyên.

Văn hóa của thời đại công nghệ và truyền thông

Việc ứng dụng công nghệ đã định hình lại cách mà con người giao tiếp với nhau cũng như cách họ kể một câu chuyện. Bắt đầu vào những năm 1800, công nghệ đã góp phần vào sự hình thành của thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, điện thoại, radio, TV, truyền thông kĩ thuật số và truyền thông di động. Ngay thời điểm hiện tại, hình thức giao tiếp có sức ảnh hướng lớn nhất chính là social media, mạng xã hội.

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter đều cho phép người dùng bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình trong một khả năng giới hạn tùy chỉnh bới chính người dùng đối với đối tượng nào họ muốn chia sẻ và trao đổi thông tin cùng trên Internet.

Công nghệ đã cho phép chúng ta được kể chuyện của chính mình bằng hình ảnh và truyền tải câu chuyện của từng cá nhân đến với rất rất nhiều cá nhân khác trong cộng đồng.

Storytelling bao gồm những định dạng nào?

Có 2 hình thức nổi bật nhất được sử dụng trong storytelling:

  1. Kể chuyện thông qua số liệu (data storytelling)
  2. Kể chuyện thông qua hình ảnh (visual storytelling)

Data storytelling là gì?

Data storytelling là cách hiệu quả nhất mà doanh nghiệp sử dụng để chia sẻ về các thông tin kinh doanh và vận động các kết quả mà họ mong đợi. Data storytelling là một hệ phương pháp dùng để kết nối thông tin, đã được biến đổi để phù hợp với khách hàng mục tiêu dưới góc nhìn của một người dẫn truyện hấp dẫn.

Với quá nhiều số liệu luôn hiển hiện trước mắt chúng ta, chỉ có mỗi data storytelling có thể giúp những con số khô khan và nhàm chán trở nên sinh động bởi chúng được kể từ góc nhìn của một con người.

Hãy nghĩ đến con số Pi huyền thoại 3.14, con số ấy vốn dĩ không có ý nghĩa, nếu cách sử dụng nó không được truyền lại qua bao thế hệ và tầm quan trọng của nó đối với đời sống của chúng ta.

Visual storytelling là gì?

Visual narrative hay visual storytelling là câu chuyện được kể bằng việc sử dụng các nội dung hình ảnh. Câu chuyện sẽ sử dụng đến thuật nhiếp ảnh, hình minh họa, hay video, và còn được hỗ trợ bởi kĩ thuật đồ họa, âm nhạc, giọng nói và các âm thanh phụ trợ khác.

Visual storytelling là một chiến lược marketing dùng để nâng tầm cho câu chuyện hay trở nên có ý nghĩa bằng cách đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của câu chuyện; câu chuyện có bối cảnh phù hợp cho kích thích các trải nghiệm cảm xúc thông qua hình ảnh và được truyền tải đến người xem một cách hiệu quả xuyên suốt quá trình trải nghiệm của khách hàng (customer journey), với mục tiêu cuối cùng là duy trì được mối quan hệ lâu dài của khách hàng đối với doanh nghiệp và đồng thời kéo theo những kết quả kinh doanh tích cực.

Storytelling mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Chúng ta tìm hiểu qua định nghĩa của storytelling và các dạng thức của nó, vậy storytelling có thực sự mang lại được lợi ích cho doanh nghiệp? Và kết quả mà doanh nghiệp nhận lại được từ một chiến dịch storytelling là gì?

Storytelling giúp quảng bá thương hiệu.

Storytelling truyền tải được thông điệp marketing đến với người xem theo một cách mới mẻ, thân thiết hơn khi câu chuyện mà doanh nghiệp kể có điểm tương đồng với người xem.

Storytelling giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp ở một kiểu tự nhiên hơn bằng cách truyền đạt nội dung mà không cứng ngắc như các hình thức marketing truyền thống, và gần gũi hơn với cách thức mà mọi người thường trò chuyện với nhau.

Bản chất storytelling đã là một dạng truyền tải thông tin tự nhiên mà con người vốn có trong cuộc sống thường nhật, chính vì vậy mà hình thức storytelling càng gầy dựng được sự tin tưởng và gắn kết từ người nghe, cũng như mang lại được nhận thức về thương hiệu càng sâu sắc hơn đến với người nghe thông qua các kênh truyền thông.

Câu chuyện mang thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế luôn là khát khao mong mỏi của biết bao thế hệ con người Việt Nam, được sánh vai với các cường quốc năm châu là điều ngay cả một em học sinh cấp 1 cũng đã được nghe đến từ 5 điều bác Hồ dạy. Chính sự thấu cảm này đã được hòa quyện vào sứ mạng của cà phê Trung Nguyên luôn ấp ủ, mà từ đó, mỗi khi nhắc đến thương hiệu cà phê Việt đẳng cấp quốc tế, mỗi người dân Việt Nam tự hào giới thiệu về cà phê Trung Nguyên.

Ví dụ thực tế trên, cho thấy rằng một câu chuyện doanh nghiệp hay sẽ ảnh hưởng lên cảm nhận của khán giả. Và storytelling là cách thức để marketer tăng thêm sự tin tưởng từ khách hàng, giúp họ duy trì được sự trung thành của khách hàng (customer loyalty) đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Vì sao storytelling lại hiệu quả trong marketing?

Mục đích của marketing là xây dựng nhận thức về nhãn hiệu, sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp; từ đó định hướng những yêu cầu mua sắm của họ sẽ luôn là nhãn hiệu và thương hiệu mà họ quen thuộc.

Chúng ta đã chứng kiến sự thành công của storytelling khi nó được ứng dụng vào chiến dịch marketing, vậy chúng ta giải thích thế nào về kết quả tích cực này?

Có một sự thật đã được minh chứng bởi khoa học rằng: một câu chuyện sẽ thật sự ghi dấu vào não của bạn sâu sắc hơn là những sự thật chỉ được trình bày một cách đơn thuần. Bạn dễ dàng nhận ra hàng ngày trong công việc của mình, bạn đối diện với những nguyên tắc và số liệu cứng nhắc, bạn dành ra rất nhiều thời gian để xử lý và hiểu được chúng. Bạn cũng có đầy đủ hỉ nộ ái ố, những cung bậc cảm xúc của một con người và vì vậy bất kể chúng ta làm công việc gì, chúng ta cũng là con người và có những lúc chúng ta muốn được thấu cảm.

Những câu chuyện về doanh nghiệp tập trung về khía cạnh của con người trong đời sống của họ. Căn bản nó thực hiện sứ mệnh kể những câu chuyện thay vì liệt kê ra cho người nghe hàng loạt những sự kiện và số liệu. Chính vì vậy, một câu chuyện hay sẽ gắn kết tốt hơn và ở lại trong tâm trí của khán giả lâu hơn.

Làm sao để có storytelling hay và hấp dẫn?

LP Tech sẽ hướng dẫn bạn cách viết content theo hướng storytelling để đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất.

Hướng dẫn viết storytelling cho hay

Chúng ta sẽ nhắc lại lần nữa mục đích cuối cùng của storytelling chính là tạo lập và duy trì được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong mục đích lớn, chúng ta chia 3 mục tiêu nhỏ hơn và cụ thể như sau:

  1. Đưa thông tin đến người đọc
  2. Thuyết phục được người đọc
  3. Kết nối được với người đọc

Để storytelling không chỉ hấp dẫn mà content còn phải đạt chuẩn SEO, bạn cần áp dụng cấu trúc căn bản để phác thảo nên một câu chuyện hay. Cấu trúc này được gọi là tháp Freytag, đặt theo tên của một tiểu thuyết gia người Đức Gustav Freytag. Ý tưởng của Freytag chính là người viết sẽ theo mạch phát triển câu chuyện dựa trên các thành tố quan trọng được sắp xếp theo mô hình kim tự tháp như sau.

Trong công thức hướng dẫn viết content cho storytelling, bước đầu tiên sẽ là giới thiệu nhân vật và bối cảnh. Trong phần đầu này, marketer sẽ trình bày về hoàn cảnh cụ thể mà ngay sau đó sẽ xuất hiện những khúc mắc hoặc vấn đề, thu hút sự chú ý của người đọc, dẫn họ tiếp tục theo dõi đến phần sau.

Ngay sau giới thiệu về vấn đề, người viết storytelling tiếp tục xây dựng câu chuyện theo trình tự: các hành động nâng cao mạch truyện, đạt điểm cao trào và các hành động để hạ nhiệt câu chuyện và cuối cùng là kết thúc với một cách giải quyết của vấn đề đã được trình bày từ trước.

Nếu bạn là một marketer, việc sử dụng được kĩ năng viết content cho storytelling vô cùng quan trọng và bạn nên bắt đầu từ việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản nhất trong hướng dẫn viết storytelling này. Bên cạnh đó, để kĩ năng viết content của bạn đạt được chuẩn SEO cho content, bạn cần đảm bảo rằng thông điệp marketing của doanh nghiệp không bị nhạt nhòa trong hàng mớ thông tin bạn đã xây dựng trong storytelling.

Hướng dẫn cách tạo sự hấp dẫn cho storytelling

Để thông điệp của doanh nghiệp nổi bật được trong storytelling và giúp người đọc ghi nhớ được điều bạn nhắn gửi phía sau câu chuyện, hãy áp dụng các kĩ thuật sau để kết nối thông điệp với mạch truyện một cách mạch lạc và chặt chẽ nhất:

Tận dụng sức mạnh của multimedia

Multimedia là gì? Multimedia hay đa phương tiện là nội dung có sử dụng nhiều thể loại và hình thức nội dung khác nhau bao gồm ngôn ngữ, hình ảnh, âm nhạc, âm thanh, hoạt họa, video và những nội dung có khả năng tương tác (interactive content).

Điển hình Bitis’ đã lựa chọn xuất hiện hình ảnh thương hiệu của mình cùng với Sơn Tùng MTP trong các video ca nhạc của ca sĩ này, đây là cách ghi dấu ấn tượng của Bitis’ khi họ muốn sử dụng cá tính âm nhạc độc đáo của Sơn Tùng MTP để miêu tả chính cá tính và sự đột phá trong thiết kế sản phẩm của họ.

Điều này cho thấy rằng, bên cạnh một nội dung được chuẩn bị kĩ lưỡng về ý tưởng, bạn cần phải kết hợp ý tưởng ấy với những loại hình nội dung chất lượng cao khác.

Đơn giản hóa câu chuyện 

Để tăng được giá trị cho storytelling, bạn cần hiểu được vì sao khách hàng nên chọn doanh nghiệp của bạn. Bạn phải có sự minh bạch trong giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình.

Hãy nhớ, không ai muốn đọc một câu chuyện vừa dài vừa chán. Ngắn gọn và súc tích là những gì bạn cần!

Tăng yếu tố cảm xúc 

Một câu chuyện có cảm xúc sẽ chạm được vào trái tim của tất cả mọi người, bởi chúng ta đều là con người và đều có cảm xúc. Một câu chuyện mà người đọc thấy được chính họ ở trong đó, sẽ đưa họ đi tiếp đến cuối cùng của câu chuyện ấy.

Hằng trăm thông điệp marketing được truyền tải sau những câu chuyện sinh hoạt hằng ngày của đời sống. Hãy nhìn cách mà Grab Bike hay Grab Food sử dụng đặt để hình ảnh của họ trong những web drama hay parodies của các nghệ sĩ hài hiện nay.

Nghệ sĩ mang được tính đời sống vào trong sản phẩm văn nghệ của họ, khiến khán giả cảm thấy gần gũi và quan tâm đến họ và các văn hóa phẩm nhiều hơn. Dựa vào điểm đó, mà Grab khéo léo đặt để từng sản phẩm của mình vào trong từng văn hóa phẩm ấy. Và họ đã thành công.

Tiêu đề gây chú ý mạnh

Tuy việc đặt đầu đề giật tít và nhảm nhí không nên được hưởng ứng và duy trì trong một cộng đồng chia sẻ thông tin lành mạnh và minh bạch mà chúng ta theo đuổi, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng tiêu đề của một storytelling mang một sức ảnh hướng quyết định đến việc người đọc có muốn xem hay không.

Đặt một tiêu đề sao cho kích thích được trí tò mò của người đọc, nhưng lại không nên để họ hiểu hết tuốt tuồn tuột những gì bạn sắp nói ra.

Có nhân vật chủ đạo

Trong bất kì storytelling của thương hiệu hay sản phẩm gì, bạn sẽ cần phác thảo nên những nhân vật đáng ngưỡng mộ mà khách hàng của bạn sẽ thích. Việc này không khó khăn đến mức bạn phải tự sáng tạo thêm một linh vật cho thương hiệu (brand mascot) hay đúc tạo một nhân vật vô tưởng để kể một câu chuyện hấp dẫn.

Nhân vật mà bạn hướng chính là những người mang tâm tư, tình cảm và nguyện vọng gần gũi nhất khách hàng của bạn, để chính họ cảm thấy câu chuyện bạn kể là câu chuyện của chính mình.

Cân nhắc sử dụng đến các thủ thuật marketing khác

Sáng tạo trong storytelling không giới hạn cơ hội kết nối với khách hàng ở mỗi digital marketing, mà cho phép marketer kể được câu chuyện thương hiệu ở cả offline marketing.

Đừng xem nhẹ việc xuất hiện hay kể câu chuyện thương hiệu của bạn trên biển banner quảng cáo, trên bìa báo, trên radio và cả TV nữa, vì khi đó câu chuyện thương hiệu và chính thương hiệu của bạn sẽ trở thành một phần cuộc sống của khách hàng.

Với những hướng dẫn trên về cách viết content chuẩn SEO cho storytelling, LP Tech hi vọng đã cung cấp đủ kiến thức thiết yếu để bạn có thể rèn luyện kĩ năng storytelling của mình.

Mong nhận được kết nối từ quý khách hàng để LP Tech phục vụ quý khách càng ngày càng tốt hơn! Xin cảm ơn.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads...

Thư viện quảng cáo là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp người dùng có thể nghiên cứu và xây dựng được chiến dịch quảng cáo thích hợp cho mình.

Top 6 phần mềm SEO Facebook miễn phí, mới nhất 2024

Các phần mềm SEO Facebook hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà bán hàng trong việc quản trị fanpage và kinh doanh online. Tìm hiểu 6 phần mềm...

Top 22 phần mềm marketing Facebook đối thủ không...

Các phần mềm facebook marketing là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nhà marketer. Tham khảo ngay top 22 phần mềm facebook marketing hiệu...

Bài viết mới nhất


Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh xạ các đối...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức mà nó hỗ...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và query cực...

Chúc mừng sinh nhật Sếp Phú

Một hành trình mới bắt đầu cùng nhiều thử thách mới. Với sự tự tin, kiên cường và bản lĩnh, LPTech tin chắc rằng Sếp Phú của LPTech sẽ có nhiều...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai (false). Xem...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi thông tin...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi nguy cơ này.

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...