Cách xóa bộ đệm DNS trên Windows, Mac và Chrome

Bộ nhớ DNS lưu trữ thông tin trong thiết bị của bạn để chuyển hướng trình duyệt theo đúng yêu cầu. Sau một thời gian, các bộ đệm DNS cần cần làm mới để giúp bạn khắc phục các sự cố trên trang web. Tìm hiểu cách xóa DNS cache trên Windows, Mac và Chrome ở bài viết này cùng LPTech nhé!

Bộ đệm DNS là gì?

Bộ nhớ đệm DNS (DNS cache) có thể được xem là kho chứa dữ liệu, lưu trữ các địa chỉ IP mà máy tính của bạn đã truy cập trên internet. Nó giúp máy tính của bạn dễ dàng truy cập lại vào một địa chỉ IP bất kỳ khi trang web của họ tạo máy chủ mới.

Khi bạn truy cập vào website bất kỳ trong trình duyệt, hệ thống sẽ điều hướng tìm kiếm lại thông tin được lưu trong bộ nhớ đệm cache đầu tiên. Nếu thiết bị tìm thấy thông tin, nó sẽ dùng DNS cache này để truy cập vào website.

Một khi trang web thay đổi IP, bạn thường sẽ gặp lỗi bộ nhớ đệm DNS khi truy cập lại nó. Bên cạnh đó, việc bạn thường xuyên truy cập vào các website không an toàn cũng có thể làm hại đến DNS cache. Lúc này, bạn cần phải xóa bộ nhớ đệm cache của máy để khôi phục kết nối.

>Xem thêm:

Cách xóa bộ nhớ đệm DNS trên Windows

Để xóa bộ nhớ DNS trên Windows, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào phần Windows, chọn Command Prompt.

Bước 2: Khi màn hình khởi chạy một cửa sổ mới, bạn hãy nhập vào lệnh ‘ipconfig /flushdns’.

Bước 3: Sau khi nhập xong, bạn hãy nhấn Enter là sẽ xóa được bộ nhớ đệm cache. Lúc này bạn có thể truy cập website lại như bình thường rồi đấy.

Cách xóa bộ đệm DNS trên Mac

Với các thiết bị dùng hệ điều hành MacOS, bạn thực hiện xóa DNS cache theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Bạn truy cập mục Others > chọn Launchpad > mở ứng dụng Terminal. Hoặc bạn có thể mở tính năng Finder > chọn mục Applications > chọn Utilities.

Bước 2: Nhập lệnh ‘sudo killall -HUP mDNSResponder’ vào cửa sổ khởi chạy Terminal.

Bước 3: Lúc này, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu MacOS của bạn. Sau đó, máy tính sẽ xóa bộ nhớ đệm DNS.

Cách xóa bộ đệm DNS trên Chrome

Chrome là trình duyệt web có số lượng người dùng lớn nhất trên thế giới. Bộ nhớ DNS của Chrome sẽ được tách biệt hoàn toàn với cache DNS lưu trữ bởi hệ điều hành máy tính của bạn. Dù vậy, nếu Google Chrome là trình duyệt chính của bạn, bạn cũng cần thực hiện xóa DNS cache để hệ thống trơn tru hơn.

Để xóa được bộ nhớ đệm DNS trên Chrome, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Bạn khởi chạy trình duyệt Chrome, nhấn tổ hợp phím Ctrl + L để nhập được nội dung vào thanh địa chỉ. Tại thanh địa chỉ trên trình duyệt Chrome, bạn nhập lệnh ‘chrome://net-internals/#dns’ vào và nhấn Enter.

Bước 2: Lúc này, hệ thống sẽ mở trang bộ nhớ DNS của Chrome, lúc này bạn sẽ thấy có 8 mục hoạt động và danh sách các mục đang được lưu trữ trên DNS của Chrome. 

Bạn xác định nội dung cần xóa và nhấn Clear host cache để xóa bộ nhớ DNS trên Chrome.

Bước 3: Bạn kiểm tra lại các số lượng mục hoạt động đã giảm bớt chưa. Khi xóa các mục hoạt động cũng tức là bạn đã xóa danh sách các website được truy cập.

Bạn truy cập vào cache socket bằng cách nhập URL ‘chrome://net-internals/#sockets’. Khi trang đã mở, bạn hãy nhấn chọn vào mục Flush pocket pools để hệ thống có thể làm sạch hoàn toàn cache socket.

Như vậy là bạn đã xóa xong bộ nhớ đệm DNS trên Chrome rồi đấy.

Công cụ kiểm tra cập nhật bộ đệm cache DNS

Các công cụ sau có thể giúp bạn chẩn đoán các vấn đề liên quan đến DNS, chẳng hạn như: website không thể truy cập, website bị chuyển hướng sai, website tải chậm,...

DNS Checker

Khi bạn chuyển web Wordpress sang hosting mới hoặc chuyển tên miền đăng ký, bạn cần phải thay đổi cài đặt DNS để cập nhật chúng qua vị trí mới. Tuy nhiên, khi bạn thay đổi trong cài đặt tên miền, internet sẽ cần vài ngày để cập nhật lại những thay đổi này. 

Trong lúc chờ đợi internet cập nhật thay đổi tên miền của bạn, khi có người truy cập vào web của bạn, internet đôi lúc sẽ điều hướng qua vị trí cũ hoặc vị trí mới tùy lúc. 

Để kiểm tra cập nhật bộ nhớ đệm DNS, bạn có thể dùng công cụ kiểm tra trực tuyến DNS Checker. Bạn truy cập vào link https://dnschecker.org/  và nhập tên miền của bạn vào ô tìm kiếm. Nếu tất cả vị trí đều chỉ ra cùng 1 địa chỉ IP và màu xanh lục thì có nghĩa là các thay đổi DNS của bạn đã được cập nhật hoàn toàn trên internet.

chrome://net-internals/#dns

chrome://net-internals/#dns là một công cụ chẩn đoán mạng tích hợp trong trình duyệt Google Chrome. Nó không trực tiếp liên quan đến server hoặc bảo mật website, mà là một công cụ giúp người dùng xem và quản lý bộ nhớ cache DNS của trình duyệt. Công cụ chrome://net-internals/#dns cho phép bạn:

  • Xem các bản ghi DNS được lưu trong bộ nhớ cache: Bạn có thể xem tên miền, địa chỉ IP và thời gian hết hạn của các bản ghi DNS.
  • Xóa bộ nhớ cache DNS: Nếu bạn gặp sự cố kết nối với một website, việc xóa bộ nhớ cache DNS có thể giúp giải quyết vấn đề.
  • Kiểm tra thời gian phân giải DNS: Bạn có thể xem thời gian cần thiết để trình duyệt tra cứu địa chỉ IP của một website.

Trong quá trình sử dụng, khi hệ thống lưu trữ quá nhiều DNS và có các DNS bị thay đổi sẽ ảnh hưởng đến quá trình truy cập mạng từ thiết bị của bạn. Vì thế, các hành động xóa bộ nhớ đệm DNS sẽ là vô cùng cần thiết lúc này. Qua bài viết này, LPTech đã hướng dẫn đến bạn cách xóa bộ đệm cache trên Windows, Mac và Chrome cực kỳ chi tiết và đơn giản để thực hiện. Chúc bạn thực hiện theo hướng dẫn trên thành công nhé!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Localhost là gì? Chức năng và cách cài đặt...

Localhost là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực quản trị website. Localhost có thể được hiểu đơn giản là chạy máy tính...

Lỗi err_connection_refused là gì? Nguyên nhân và...

Err_connection_refused là lỗi liên quan đến việc xảy ra trục trặc trong quá trình kết nối giữa máy chủ web và trình duyệt web. Tìm hiểu...

Cloud Desktop là gì? Cách hoạt động và sử dụng...

Cloud Desktop là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của máy tính ảo trên đám mây và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Khám phá lợi ích của việc...

CDN là gì? Lợi ích khi sử dụng mạng phân phối nội...

CDN là gì? Tìm hiểu về mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network) và cách nó giúp tăng tốc độ tải trang web, cải thiện UX và giảm...

Protocol là gì? Các loại giao thức mạng và cách...

Protocol là gì? Đây là một thuật ngữ trong giao thức mạng, đóng vai trò là giao thức truyền thông để đưa ra quy tắc giao tiếp và trao đổi...

Cách sử dụng câu lệnh truy vấn JOIN trong SQL

câu lệnh JOIN trong SQL thực sự hữu ích khi bạn muốn kết hợp dữ liệu từ hai hoặc nhiều bảng. Dựa trên mối quan hệ giữa các bảng, có một...

Bài viết mới nhất


Elasticsearch: Giải pháp tìm kiếm cho Big Data...

Elasticsearch là một công cụ tìm kiếm và phân tích được phát triển dựa trên Apache Lucene và được ứng dụng để xử lý đa dạng dữ liệu. Xem ngay trong...

CI/CD là gì? Vai trò của CI/CD trong DevOps và...

CI/CD là một công cụ quan trọng trong phát triển phần mềm, giúp kiểm tra lỗi và tối ưu hóa hiệu suất một cách liên tục. Tìm hiểu kĩ hơn về CI và CD!

Selenium là gì? Bộ công cụ kiểm thử tự động mã...

Selenium là một công cụ kiểm thử mã nguồn mở được xây dựng và cho phép sử dụng miễn phí trên nhiều hệ điều hành và trình duyệt khác nhau.

CRUD là gì? Vai trò của CRUD trong thiết kế...

CRUD là thuật ngữ được viết tắt từ Create, Read, Update và Delete, có chức năng quan trọng trong việc tạo hoạt động tương tác với database của...

Linux là gì? Ưu, nhược điểm của các phiên bản...

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí được sử dụng phổ biến, ra đời từ năm 1991 và được viết bằng ngôn ngữ C. Đến nay, Linux vẫn được phát...

Quick sort là gì? Thuật toán sắp xếp và phân...

Quick sort là một loại thuật toán dùng để sắp xếp và phân loại nhanh tại chỗ, được ứng dụng phổ biến trong ngôn ngữ lập trình C++.

Việc làm remote là gì? Top các ngành làm remote...

Làm việc từ xa (remote work) là hình thức làm việc mà người lao động thực hiện công việc của mình ở một địa điểm khác với văn phòng chính của công...

Favicon là gì? Cách tạo và thêm favicon vào...

Favicon được viết tắt từ ‘favorite icon’, là một biểu tượng nhỏ hiển thị trên các thẻ (tab) khi mở một website. Dù favicon nhỏ nhưng lại cực kì...

ROM là gì? Chức năng và cách phân biệt ROM với RAM

ROM là gì? ROM là viết tắt của cụm từ Read Only Memory, là bộ nhớ trong của các thiết bị điện tử như máy tính, laptop và có tính bất biến.

Tết đoàn viên 2024: Ấm áp của sự sum vầy

Theo đất trời tự nhiên, một mùa trăng tròn mon men gõ cửa khắp mọi miền đất nước. Ánh trăng sáng, niềm hân hoan cùng những bữa phá cỗ hứa hẹn sẽ...