CDN hiện góp phần không nhỏ vào việc giúp cải thiện tốc độ tải trang, làm ổn định website, cung cấp bảo mật,... Để biết được cụ thể CDN là gì và nó đem đến cho người dùng những lợi ích nào, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của LPTech. Nội dung sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hệ thống này.
CDN là gì?
CDN (Content Delivery Network) hay còn gọi là mạng phân phối nội dung, là một hệ thống các máy chủ được đặt tại nhiều vị trí địa lý khác nhau trên thế giới. Mục đích của CDN là lưu trữ và phân phối nội dung (như hình ảnh, video, tập tin CSS, JavaScript,...) của website đến người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
CDN sẽ thực hiện việc giới thiệu những máy chủ trung gian giữa máy khách và máy chủ của website. Máy chủ CDN sẽ thực hiện việc quản lý một số hoạt động giao tiếp giữa máy khách và máy chủ. Máy chủ lúc này có tác dụng làm giảm lưu lượng truy cập web, giảm tiêu thụ băng thông,...
CDN hoạt động như thế nào?
Khi người dùng truy cập một website sử dụng CDN, yêu cầu của họ sẽ được chuyển đến máy chủ CDN gần nhất. Máy chủ này sẽ kiểm tra xem nội dung đã được lưu trữ trong bộ nhớ đệm hay chưa. Nếu có, nội dung sẽ được phân phối trực tiếp từ máy chủ CDN đến người dùng, giúp giảm thời gian tải trang và giảm tải cho máy chủ gốc. Nếu chưa, máy chủ CDN sẽ lấy nội dung từ máy chủ gốc và lưu vào bộ nhớ đệm để phục vụ các yêu cầu tiếp theo.
Mạng phân phối nội dung (CDN) phân phối hai loại nội dung:
- Nội dung tĩnh: Dữ liệu không thay đổi trên trang web cho mọi người dùng (ví dụ: hình ảnh, phông chữ). Doanh nghiệp ít khi thay đổi nội dung này và người dùng không cần tương tác để tạo ra chúng. Đây là loại dữ liệu lý tưởng để lưu trữ trên CDN.
- Nội dung động: Dữ liệu thay đổi tùy theo người dùng, thời gian và vị trí (ví dụ: dự báo thời tiết, tin nhắn). Người dùng thường tương tác để tạo ra hoặc thay đổi nội dung này.
Các hệ thống phân phối nội dung (CDN) phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp CDN trên thị trường, mỗi nhà cung cấp đều có những ưu điểm và tính năng riêng. Dưới đây là một số hệ thống CDN phổ biến và đáng tin cậy:
- Akamai: Là một trong những nhà cung cấp CDN lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới, cung cấp nhiều giải pháp CDN đa dạng cho các doanh nghiệp và tổ chức.
- Amazon CloudFront: CDN của Amazon Web Services (AWS), tích hợp tốt với các dịch vụ khác của AWS và có khả năng mở rộng linh hoạt.
- Cloudflare: Được biết đến với các tính năng bảo mật mạnh mẽ và khả năng tối ưu hóa hiệu suất website.
- Fastly: CDN tập trung vào hiệu suất cao và khả năng tùy chỉnh linh hoạt.
- Google Cloud CDN: CDN của Google Cloud Platform, tích hợp tốt với các dịch vụ khác của Google và có mạng lưới máy chủ rộng khắp toàn cầu.
- Microsoft Azure CDN: CDN của Microsoft Azure, cung cấp nhiều tính năng bảo mật và tối ưu hóa hiệu suất.
CDN của Facebook
Trong số các CDN, có lẽ hệ thống phân phối nội dung của Facebook (FBCDN) sẽ phổ biến với người dùng Việt Nam hơn cả. FBCDN là một hệ thống phức tạp và quan trọng giúp cung cấp nội dung của Facebook (bao gồm cả Facebook, Instagram, Messenger và WhatsApp) đến hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
CDN này lưu trữ và phân phối nội dung tĩnh của Facebook, chẳng hạn như hình ảnh, video và các tệp tĩnh khác, đến người dùng trên toàn thế giới. Điều này giúp tăng tốc độ tải trang và giảm tải cho máy chủ gốc của Facebook. Nếu trong lịch sử duyệt web hoặc nhật ký hoạt động của mình, bạn nhìn thấy "cdn.fbsbx.com", điều đó có nghĩa là bạn đã truy cập nội dung được lưu trữ trên CDN của Facebook đấy.
Điều này có thể xảy ra khi bạn truy cập Facebook, Instagram, Messenger hoặc bất kỳ ứng dụng hoặc trang web nào khác sử dụng nội dung được lưu trữ trên CDN của Facebook. cdn.fbsbx.com là một tên miền phụ cụ thể trong mạng phân phối nội dung (CDN) của Facebook. Nó đóng vai trò là điểm cuối để phân phối nội dung tĩnh như hình ảnh, video và các tệp tĩnh khác từ các máy chủ của Facebook đến người dùng trên toàn thế giới.
Lịch sử hình thành CDN
Bạn hãy xem những thông tin phía dưới nếu muốn biết lịch sử hình thành CDN là gì nhé. Vào cuối những năm 1990, mạng phân phối nội dung (CDN) xuất hiện với trọng tâm là phân phối nội dung nhanh hơn thông qua mạng Internet, nó được chia làm các thế hệ như sau:
- Thế hệ thứ nhất: CDN thế hệ thứ nhất chủ yếu tập trung vào những nguyên tắc kết nối mạng của trung tâm dữ liệu và trung tâm quản lý lưu lượng mạng, mục tiêu chính là để nhân rộng.
- Thế hệ thứ hai: CDN thế hệ thứ hai xuất hiện để đáp ứng sự gia tăng của dịch vụ video trực tuyến, truyền âm thanh. Nó cũng được dùng để giải quyết một số thách thức mới trong quá trình phân phối nội dung. Để tăng tốc độ phân phối nội dung thì người ta thường áp dụng kỹ thuật điện toán đám mây và mạng ngang hàng.
- Thế hệ thứ ba: CDN thế hệ thứ ba hiện vẫn còn đang từng bước phát triển. Trọng tâm của thế hệ này sẽ là điện toán biên. Nó có hiệu quả trong việc giúp tăng quản lý mức tiêu thụ băng thông bằng cách dùng đến các thiết bị thông minh khác.
Lợi ích của mạng phân phối nội dung (CDN)
CDN (Content Delivery Network) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả website và ứng dụng, bao gồm:
Làm giảm thời gian tải trang
Làm giảm thời gian tải trang là lợi ích nổi bật của mạng phân phối nội dung (CDN). Khi thời gian tải trang quá chậm có thể khiến lưu lượng truy cập của trang web bị giảm. CDN lúc này sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ thoát và tăng thời gian mà người dùng dành cho website.
>Xem thêm: Bounce rate là gì? Tối ưu website để chỉ số Bounce rate đạt hiệu quả
Làm giảm chi phí băng thông
Hầu như mọi yêu cầu được gửi đến trang web đều sẽ tiêu tốn băng thông mạng. Do đó, chi phí băng thông được xem là một khoản chi phí khá lớn. Thông qua bộ nhớ đệm cùng các quá trình tối ưu hóa, CDN sẽ giúp làm giảm phần nào dữ liệu mà máy chủ gốc phải cung cấp. Chính điều này sẽ góp phần làm giảm chi phí lưu trữ và quản trị hệ thống cho người sở hữu website.
Cải thiện tính bảo mật và ổn định
Khi sử dụng CDN, nhờ vào những tính năng như Web Application Firewall (WAF) và DDoS Protection mà lớp bảo vệ sẽ được bổ sung. Từ đó, hệ thống sẽ phát huy được hiệu quả trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công mạng. Góp phần giúp gia tăng tính bảo mật website và giúp trang web được ổn định hơn trong quá trình sử dụng.
Tăng tính sẵn có của nội dung
Trang web có thể bị sập nếu như trong một lúc có quá nhiều người truy cập hoặc máy xuất hiện lỗi phần cứng. CDN có khả năng xử lý được lưu lượng truy cập vào trang web và làm giảm tải cho các máy chủ web hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu có một hoặc nhiều máy chủ CDN đang ngoại tuyến thì những máy chủ đang hoạt động khác sẽ vẫn đảm bảo dịch vụ không gián đoạn.
Thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được CDN là gì và nó đã mang đến những lợi ích tuyệt vời nào. Hy vọng bạn sẽ sử dụng được nền tảng này một cách hiệu quả. Thường xuyên theo dõi LPTech để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.