Business intelligence là gì? Tại sao nên chọn học BI ngay từ bây giờ

Với một lượng dữ liệu khổng lồ, doanh nghiệp cần phải làm gì để biến đó thành cơ hội tạo lợi nhuận cho mình trên thị trường cạnh tranh ngày một khác nghiêt? Business Intelligence được coi là giải pháp công nghệ hỗ trợ trở thành mảnh ghép tiềm năng giúp doanh nghiệp ra các quyết định-dựa trên data (data-driven decision. Vậy Business Intelligence là gì, tại sao nên học BI ngay từ bây giờ, cùng LPTech tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence – BI được hiểu là trí tuệ doanh nghiệp, được coi là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát lượng dữ liệu lớn, từ đó đưa ra những phân tích, quyết định để cải thiện doanh thu của doanh nghiệp. BI tập hợp và xử lý toàn bộ các dữ liệu thô thành thông tin dễ hiểu như biểu đồ hình ảnh sinh động, mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về bức tranh toàn cảnh chiến lược, cung cấp các thông tin chi tiết của các mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp. 

Công nghệ này có khả năng cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn toàn cảnh về hoạt động của mình từ quá khứ và dự đoán tương lai. Bằng cách tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau, BI giúp các doanh nghiệp hiểu được các xu hướng và mô hình trong hoạt động của mình, từ đó đưa ra các quyết định cần thiết để cải thiện hiệu quả kinh doanh và tối ưu hóa các quy trình. 

>>Bài viết liên quan: Data analytics là gì? Tìm hiểu quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu

Hệ thống của Business Intelligence được cấu thành bởi ba yếu tố:

  1. Kho dữ liệu (Data Warehouse): Đây là khu vực lưu trữ toàn bộ thông tin của doanh nghiệp từ trước đến nay, và phát triển trong tương lai với thông tin khách hàng, dữ liệu nội bộ,…
  2. Khai thác dữ liệu (Data Mining): Chức năng này giúp hệ thống Business Intelligence tổng hợp, phân loạicác dữ liệu từ Data Warehouse, sau đó liên kết (Association Rule), và đưa ra dự đoán sau này (Prediction).
  3. Phân tích kinh doanh (Business Analyst): Dựa vào các dự đoán, Business Intelligence sẽ gợi ý cho bạn những quyết định phù hợp và hiệu quả cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống Business Intelligence còn tích hợp với các công nghệ khác như: hoạch định nguồn lực (ERP), công nghệ truy vấn báo cáo và hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng (Customer relation management),…

Thị trường việc làm của Business Intelligence

Bộ phận Business Intelligence vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, vì vậy mà cũng có rất nhiều người muốn tìm hiểu về thị trường làm việc của một business intelligence thì cơ hội việc làm thế nào. Để trả lời câu hỏi này, bạn nhận thấy rằng ngày nay những doanh nghiệp đang phát triển ngày càng nhiều, tối ưu bộ máy quản lý, kết nối thông tin để làm cầu nối cho sự phát triển của họ về sau.

Business Intelligence hiện tại là ngành đang thiếu nhân lực trầm trọng, với nhu cầu tuyển dụng cực cao. Do vậy, có thể khẳng định đây là mảnh đất màu mỡ mà những bạn trẻ không có lý do gì mà không thử sức. Bạn không chỉ được tiếp cận với những doanh nghiệp thương mại lớn trong nước như Lazada, Shopee mà còn có cơ hội quốc tế khiến bạn muốn dấn thân vào ngành nghề này.

Lộ trình và chương trình học BI

Với cơ hội phát triển lớn như vậy, BI dễ dàng thu hút rất nhiều người muốn thử sức, tuy nhiên để thâtk sự có thể hiểu được công cụ này dù áp dụng cho cá nhân hay tập thể thì bạn cần đủ kiến thức. Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ đào tạo BI chuyên nghiệp, dưới đây là lộ trình học cơ bản của BI mà bạn có thể thực hiện trong thực tế một cách hiệu quả.

  1. Module 1: Lập trình cơ bản với Python: Đầu tiên bạn cần nắm được lập trình cơ bản, đồng thời thực hành làm việc với string bằng Regex để trích xuất dữ liệu từ website một cách hiệu quả.
  2. Module 2: Ứng dụng SQL và BigQuery: Thực hành nâng cao khả năng SQl, từ đó kết nối với BigQuery và Google cloud-based data warehouse để truy vấn dữ liệu một cách hiệu quả nhanh chóng.
  3. Module 3: Làm quen với Pandas: Người học sẽ nắm vững những bước cơ bản của quá trình chuẩn bị thông tin dữ liệu và khai thác insight một cách hiệu quả bằng Python’s Pandas library.
  4. Module 4: Phân tích dữ liệu nâng cao: Với Matplotlib, Seaborn, Tableau, người học sẽ phát triển các kỹ năng trình bày để biến insight thành các phương án xử lý tạo ra các hình ảnh trực quan.
  5. Module 5: Machine Learning: Sử dụng các thuật toán Machine Learning để rút ra những dự đoán cho doanh nghiệp từ bộ dữ liệu mobile.

Tại sao cần học Business Intelligence?

Tầm quan trọng của Business Intelligence được thể hiện thông qua những ứng dụng của nó lên việc vận hành một doanh nghiệp. Business Intelligence được ví như là một tập hồ sơ bệnh án của một doanh nghiệp, bất kể quy mô, mức độ nào cũng cần có, dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần học BI:

Giúp bạn hỗ trợ công việc kinh doanh

Khóa học Business Intelligence với những kiến thức tổ chức thu thập, phân tích và hiển thị dữ liệu; giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh. Từ đó áp dụng và những quyết định thông minh, trực quan hóa của BI để đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu có cơ sở.

Business Intelligence sẽ đo lường được mức độ hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động dựa trên dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động của hệ thống BI, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các xu hướng kinh doanh trên thị trường hiện nay.

Cải thiện tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp

Business Intelligence cho phép các tổ chức đo lường hiệu quả và tìm kiếm cơ hội để cải thiện, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Không đánh giá trên quy mô, bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn cần có một hệ thống BI để có thể có một cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Các công ty sử dụng hiệu quả BI có thể chuyển giá trị về các quy trình và chiến lược kinh doanh để đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn nhằm tăng năng suất và doanh thu, lợi nhuận cao hơn.

Hạn chế rủi ro và tăng tính cạnh tranh

BI giúp các doanh nghiệp giảm rủi ro để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh và dự đoán các xu hướng tiếp theo. BI khiến tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng cách giúp họ hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng của mình nhằm cải thiện các chiến lược kinh doanh.

Bên cạnh đó BI hỗ trợ việc đưa ra những quyết định dựa trên dữ kiện thực tế thông qua việc dùng các sự kiện lịch sử của doanh nghiệp, dựa vào đó xác định được các bước đi sắp tới. Ngoài ra, BI cũng giúp doanh nghiệp tìm ra những vấn đề kinh doanh cần chú ý, giúp cải thiện chất lượng của từng hoạt động của doanh nghiệp.

Giúp trực quan hóa các dữ liệu

Học Business Intelligence giúp biến các dữ liệu trừu tượng và phức tạp thành các biểu đồ, đồ thị, bản đồ, và các hình ảnh khác để dễ dàng hiểu và phân tích hơn. Nó giúp người dùng dễ dàng hiểu các dữ liệu kinh doanh phức tạp và phân tích chúng một cách nhanh chóng và chính xác.

Với các công cụ BI hiện đại, trực quan hóa dữ liệu đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, cho phép người dùng tạo ra các biểu đồ và đồ thị phức tạp chỉ với một vài cú nhấp chuột. Việc học Business Intelligence sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các công cụ và kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu và cách sử dụng chúng để phân tích dữ liệu kinh doanh một cách hiệu quả và chính xác.

Khi có bộ phận Business Intelligence chất lượng, dữ liệu đầu ra sẽ được nâng cao và có ý nghĩa hơn đem lại một cái nhìn cụ thể cho doanh nghiệp khi đưa ra quyết định. Business Intelligence giúp các tổ chức dễ dàng tận dụng lợi thế của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Đối tượng nào nên học Business Intelligence?

Với những tính năng đa dạng thì những người - đối tượng sử dụng Business Intelligence cũng rất đa dạng, tuy nhiên để có thể dễ dàng cho nhu cầu cụ thể thì có thể xác định gồm có 4 nhóm đối tượng chính như sau.

Nhóm 1: Nhóm chuyên gia phân tích dữ liệu

Các chuyên gia sẽ thông qua Business Intelligence nhằm phân tích mà đưa ra được các quyết định để định hướng cho doanh nghiệp. Nhóm các chuyên gia này thường là những người chuyên làm việc dựa trên số liệu của BI để hỗ trợ định hướng cho doanh nghiệp. Một nhóm các chuyên gia có thể làm ở vị trí trong các hiệp hội về kinh tế với công việc đưa ra dự đoán về tăng trưởng xu thế của nền kinh tế.

Nhóm 2: Nhóm các lập trình viên IT

Đây là nhóm người dùng có vai trò quan trọng trong hệ thống Business Intelligence để duy trì cơ cấu của hạ tầng. Các lập trình viên của hệ thống BI để rà soát, kiểm tra các lỗi của hệ thống BI và đảm bảo cho hệ thống hoạt động chính xác. BI cung cấp cho lập trình viên các công cụ và kỹ thuật để phân tích và trực quan hóa dữ liệu một cách hiệu quả. Điều này giúp họ tạo ra các ứng dụng và công cụ phần mềm hỗ trợ quyết định tốt hơn.

Nhóm 3: Nhóm người lãnh đạo của doanh nghiệp

Nhóm này thông thường được coi là đối tượng chính của hệ thống Business Intelligence, sẽ là người đưa ra quyết định điều hành thông qua phân tích và dự báo từ hệ thống BI mà ra. BI cho phép lãnh đạo doanh nghiệp phân tích các xu hướng và mô hình trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp họ nắm bắt được các thay đổi và thị trường, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh và đúng đắn.

Nhóm 4: Nhóm những người liên quan đến quá trình kinh doanh

Đây là nhóm đối tượng không tham gia trực tiếp vào việc kinh doanh nhưng lại có ảnh hưởng đến quá trình này. Thông thường nhóm đối tượng này bao gồm: Nhóm khách hàng và nhóm thành viên ban quản trị dựa vào thông tin để đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định hợp tác, sẽ tạo điều kiện để họ quyết định có nên đầu đầu từ cho doanh nghiệp.

Lợi ích khi sử dụng Business Intelligence

Có nhiều lợi ích khi sử dụng Business Intelligence (BI), dưới đây là những lợi ích mà Business Intelligence mang đến cho tổ chức và cá nhân.

Đối với doanh nghiệp

BI là công nghệ hỗ trợ quyết định cực kỳ quan trọng trong với doanh nghiệp vì:

Cho phép sử dụng dữ liệu trong thời gian thực

Với các phương tiện báo cáo truyền thống, rất khó để doanh nghiệp sử dụng để xử lý lượng lớn dữ liệu thu thập được. BI sẽ giúp bạn tạo một bản trình bày đơn giản với lượng thông tin phong phú với báo cáo business intelligence một cách liền mạch với dữ liệu lịch sử trực tuyến có thể xử lý và tạo ra tất cả thông tin cần thiết một cách hiệu quả.

Với khả năng sử dụng dữ liệu thời gian thực, mức độ chuyển hóa dữ liệu báo cáo trong các dự án BI được viết dưới dạng tài liệu từ ngữ với lượng thông tin lớn tương tự như phân tích dữ liệu và các cảnh báo được triển khai trước bất kỳ sự bất thường của doanh nghiệp.

Phân tích và dự đoán hành vi khách hàng

Với sự cạnh tranh không ngừng của thị trường khách hàng cũng trở nên kỹ lưỡng hơn trong việc chọn mua hàng và quyết định có nên tin tưởng vào thương hiệu mình đang sử dụng hay chưa sử dụng hay không. Các thương hiệu giờ đây phải nghiên cứu và đầu tư hơn để có thể cộng hưởng giữa sản phẩm và nhu cầu tâm lý của người mua. Nếu bạn có thể đáp ứng nhu cầu dự đoán hành vi của người mua, bạn sẽ kích thích sự mua hàng suôn sẻ. Báo cáo Business Intelligence có thể kết hợp các tài nguyên đó và cung cấp trải nghiệm người dùng hấp dẫn. Với chức năng thu thập thông tin và điều chỉnh theo nhu cầu của người dùng từ đó giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Tối ưu hóa chi phí

Một yếu tố quan trọng khác mà Business Intelligence sẽ giúp bạn đó là tối ưu hóa chi phí. Gần như bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải xem xét nghiêm túc chi phí và ROI (lợi tức đầu tư), nhưng chi phí và khoản tiết kiệm thường sẽ hầu như không được đo lường.

Bạn có thể thấy một máy tính tương tác có tính năng tiết kiệm theo định kỳ hàng năm bằng cách đầu tư vào phần mềm báo cáo kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có khoản tiết kiệm vượt qua 75.000 € mỗi năm – dữ liệu hiển nhiên có thể dễ dàng đo lường chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Nguồn nhân lực & quản lý hiệu suất nhân viên

Business Intelligence còn giúp bạn xem xét cách các báo cáo tập trung hỗ trợ quản lý hiệu suất. Bằng cách có được quyền truy cập vào dữ liệu trực quan động dựa trên hiệu suất của cá nhân cũng như tập thể của nhân viên, bạn có thể cung cấp sự đào tạo cũng như hỗ trợ cho nhân viên của mình khi cần thiết, đồng thời triển khai bảng xếp hạng (leader boards) để truyền cảm hứng cho mọi người làm việc hết khả năng của họ.

Quy trình mua sắm được sắp xếp hợp lý

Một trong những lợi ích khiến BI (BI-based reports) được lựa chọn đó là những báo cáo được sắp xếp theo định dạng dễ hiểu, được cung cấp vào các mẫu và insight hợp lý. Bạn có thể thực hiện các lĩnh vực chính của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt đúng khi bạn ứng dụng vào kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ với khả năng từ bộ phận thu mua (procurement department) sẽ tăng doanh thu hiệu quả.

Quy trình mua sắm với chức năng của nó sẽ lọc (filter) xuống mọi khía cạnh cốt lõi của tổ chức, sẽ giúp bạn sắp xếp hợp lý chiến lược mua sắm và đưa ra những hình dung rõ ràng dựa trên chức năng chính trong bộ phận trong doanh nghiệp.

Báo cáo KPI tối ưu

Doanh nghiệp không chỉ cần cân bằng trực quan mà còn cần cung cấp một cái nhìn tổng thể rõ ràng về mọi chỉ số quan trọng mà bạn cần để cải thiện quy trình mua sắm của mình một cách nhanh chóng. Công cụ này sẽ giúp bạn báo cao KPI, số lượng nhà cung cấp và thời gian chu kỳ đặt hàng.

Việc cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp cũng diễn ra dễ dàng, những chi phí không cần thiết trong chu kỳ mua sắm, và trong số một loạt các sáng kiến ​​bổ sung giúp bạn thúc đẩy thành công của mình trong khi xây dựng nhận thức khách hàng về thương hiệu (Brand Awareness). Trong thời đại số, việc xây dựng nhận thức về thương hiệu là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển không ngừng của tổ chức.

Ứng dụng trong đa dạng ngành hoặc bộ phận

Với bất kỳ bộ phận, nhân viên hoặc người quản lý nào việc tạo một báo cáo Business Intelligence toàn diện có thể là một nhiệm vụ khó khăn đối với doanh nghiệp. Việc viết ra một báo cáo thành công gồm các mục tiêu thông minh bao gồm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.

Một ví dụ về báo cáo kinh doanh có thể tập trung vào tài chính, một ví dụ khác về bán hàng hay về marketing, điều này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của một công ty hoặc bộ phận. Đây là một mẫu báo cáo business intelligence có thể được phát triển sử dụng bằng cách thiết lập KPI phù hợp cùng phát triển chiến lược và mục tiêu kinh doanh của các lĩnh vực khác nhau.

Đối với cá nhân

Cá nhân cũng có thể có nhiều lợi ích khi sử dụng Business Intelligence (BI), bao gồm:

Phát hiện các xu hướng và mô hình

BI giúp cá nhân phát hiện các xu hướng và mô hình trong các dữ liệu của mình. Điều này giúp cá nhân nắm bắt được các thay đổi và thị trường, từ đó đưa ra các quyết định thông minh và đúng đắn. BI cũng giúp cá nhân đưa ra các dự đoán về kết quả kinh doanh trong tương lai, từ đó tìm ra những mục tiêu và kế hoạch phát triển phù hợp với bản thân. Nếu phát hiện ra rằng một số hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc không phát triển được, cá nhân có thể tìm ra những lĩnh vực mới để đầu tư hoặc phát triển bản thân theo hướng mới.

Tăng cường hiệu suất và năng suất

BI có thể giúp cá nhân tăng cường hiệu suất và năng suất bằng cách giúp họ phân tích và đánh giá các mục tiêu cá nhân, đối chiếu với các dữ liệu thực tế và đưa ra các mục tiêu mới. Thông qua các công cụ phân tích dữ liệu, cá nhân có thể đưa ra các báo cáo và phân tích chi tiết về tình hình kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định quan trọng và định hướng hoạt động kinh doanh.

Tự cải thiện và phát triển bản thân

BI cho phép cá nhân đánh giá và theo dõi tiến trình của mình trong quá trình tự cải thiện và phát triển bản thân. Khi sử dụng BI, cá nhân có thể phân tích và đánh giá được hiệu quả của các hoạt động kinh doanh mình đang thực hiện, từ đó có thể tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Trên đây là những chia sẻ của LPTech về Business Intelligence cũng như những khía cạnh cơ bản của Business Intelligence. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho quá trình định hướng nghề nghiệp của bản thân bạn.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm...

Việc làm remote là gì? Top các ngành làm remote...

Làm việc từ xa (remote work) là hình thức làm việc mà người lao động thực hiện công việc của mình ở một địa điểm khác với văn phòng chính...

Design Thinking là gì? 5 bước Design Thinking...

Design Thinking là gì? 5 bước Design Thinking chuẩn Stanford sẽ giúp cho tổ chức, doanh nghiệp giải quyết được vấn đề một cách thông...

NLP là gì? Lợi ích và các ứng dụng thực tiễn của NLP

NLP mang đến nhiều ứng dụng hiệu quả đối với sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp, tìm hiểu chi tiết về NLP qua bài viết bên dưới...

COO, CFO, CCO, CIO, CMO là chức vụ gì? Ý nghĩa và...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu...

Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí Fresher...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.