Outsourcing hay Outsource đều là những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay khi nói về nhân sự cho dự án. Được biết đến như hình thức làm việc hiện đại được nhiều người lựa chọn, hiện nay rất nhiều công ty sản xuất đều lựa chọn giải pháp outsourcing. Vậy outsourcing là gì? Có lợi ích gì mà được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đến vậy? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!.
Outsourcing là gì?
Outsourcing hay Outsource đều dùng để chỉ hình thức làm việc mà doanh nghiệp sẽ thực hiện việc thuê nhân sư hoặc nhân công từ nguồn bên ngoài. Doanh nghiệp, tổ chức sẽ chủ động tìm kiếm những đơn vị ngoài và thuê họ để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, sản xuất sản phẩm theo nhu cầu riêng của công ty, doanh nghiệp.
Những đơn vị được thuê cần đảm bảo có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Hình thức này được doanh nghiệp áp dụng khi nguồn nhân lực công ty không đáp ứng được nhu cầu. Đồng thời, hình thức này cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc vận hành, sản xuất.
Công việc Outsource là làm gì?
Công việc Outsource cụ thể sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp đưa ra. Một số công việc có thể kể đến như nhập dữ liệu, nhập chứng từ, thiết kế website, sản xuất nội dung, phân tích báo cáo tài chính, kế toán,... Người làm công việc Outsource cần cam kết thực hiện công việc có hiệu quả, có hiệu suất tốt, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề nhanh chóng.
Hiện có hai hình thức Outsourcing thường gặp như sau:
- Outsourcing staff (Thuê nhân sự bên ngoài): Doanh nghiệp thuê nhân sự bên ngoài để hoàn thành công việc được yêu cầu, sẽ có người trong doanh nghiệp quản lý và điều phối nhân sự thuê ngoài.
- Outsourcing (Thuê ngoài): Doanh nghiệp đưa ra yêu cầu về công việc cho bên thứ 3 và không cần sự giám sát, điều phối của nội bộ doanh nghiệp. Bên thứ 3 sẽ thực hiện công việc, đảm bảo mang đến hiệu suất công việc tốt, đúng với yêu cầu của doanh nghiệp.
Các loại hình Outsourcing phổ biến hiện nay
Hiện có khá nhiều loại hình Outsourcing được áp dụng, mỗi loại hình sẽ đảm bảo được việc hoàn thiện một lĩnh vực cụ thể. Dưới đây là những loại hình Outsourcing mà LPTech muốn giới thiệu với bạn.
IT Outsourcing
IT Outsourcing là hình thức thuê ngoài một đơn vị nào đó chuyên cung cấp dịch vụ IT. Đơn vị này sẽ thực hiện được những công việc như quản lý, bảo trì, điều hành về mảng công nghệ thông tin (IT). Cụ thể, doanh nghiệp sẽ thuê IT Outsourcing để thực hiện những công việc như:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng IT
- Thiết lập cấu hình của hệ thống máy tính
- Thực hiện cập nhật quản lý sao lưu và phục hồi hệ thống
- Điện toán máy chủ ảo (VPS)
- Hệ thống bảo mật thông tin
- Thiết kế website
Outsourcing sản xuất
Đây là hình thức doanh nghiệp sẽ thuê nhân sự bên ngoài để thực hiện những công việc về sản xuất như chế tạo và lắp ráp sản phẩm, hoàn thành công đoạn sản xuất. Doanh nghiệp khi thuê Outsource sẽ lên kế hoạch, thỏa thuận cụ thể và đơn vị Outsourcing sẽ hoàn thiện theo yêu cầu của doanh nghiệp, những công việc cụ thể có thể kể đến như:
- Ngành công nghiệp ô tô
- Ngành công nghiệp điện tử
- Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống
- Ngành công nghiệp may mặc và dệt may
- Ngành công nghiệp hóa chất
Outsourcing dự án
Outsourcing dự án được các doanh nghiệp sử dụng khi muốn thuê một đơn vị ngoài nào đó để triển khai dự án gấp và cần nhiều nhân lực chuyên môn về dự án đó. Tùy vào nhu cầu, doanh nghiệp có thể thuê ngoài cho một phần dự án hay toàn bộ dự án đều được. Những lĩnh vực mà doanh nghiệp thường chọn hình thức Outsourcing dự án gồm:
- Công nghệ thông tin, phát triển ứng dụng
- Quản lý dự án
- Kế toán và tài chính
- Tiếp thị và quảng cáo
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Dịch vụ khách hàng
- Kiến trúc và xây dựng
- Sản xuất
- Y tế và dược phẩm
- Giáo dục và đào tạo
- Vận tải và logistic
Outsourcing quy trình
Với Outsourcing quy trình, đơn vị thuê ngoài sẽ thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn vị cung cấp dịch vụ chủ yếu tập trung vào việc thực hiện quy trình sao cho đạt được tính hiệu quả cao, đem đến cho doanh nghiệp dịch vụ chuyên môn tốt và chất lượng nhất. Outsourcing quy trình thường được áp dụng trong các lĩnh vực như:
- Quy trình tài chính và kế toán
- Quy trình chuỗi cung ứng và vận hành
- Quy trình dịch vụ khách hàng
- Quy trình tuyển dụng
- Quy trình phân tích dữ liệu
Outsourcing hoạt động/công đoạn
Outsourcing hoạt động/công đoạn là hình thức thuê ngoài một đơn vị nào đó để thực hiện một phần cụ thể của hoạt động sản sản xuất, kinh doanh và vận hành. Hình thức Outsourcing hoạt động/công đoạn thường được sử dụng trong các lĩnh vực như:
- Sản xuất
- Dịch vụ khách hàng
- Kế toán và tài chính
- Tiếp thị và quảng cáo
- Công nghệ thông tin
Ưu, nhược điểm của Outsourcing
Outsourcing cũng sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, bạn nên biết để hiểu sâu hơn về hình thức làm việc này. Cùng xem những ưu điểm và khuyết điểm của Outsourcing ngay bên dưới đây bạn nhé.
Ưu điểm của Outsourcing
Ngoài lợi ích lớn nhất là cắt giảm được khâu tuyển dụng và training nhân sự thì mô hình làm việc Outsourcing còn mang đến những ưu điểm như sau:
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí: Thông qua việc sử dụng những dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể. Doanh nghiệp không cần phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng, nhân sự, công nghệ cho việc thực hiện một công việc nào đó.
- Nâng cao hiệu suất công việc: Khi doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho một đơn vị thuê ngoài thì doanh nghiệp có thể tập trung được vào nhiệm vụ cốt lõi của công ty. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu suất làm việc một cách tốt hơn.
- Tiết kiệm không gian làm việc: Thuê đơn vị làm việc bên ngoài giúp doanh nghiệp giảm được không gian cho việc bố trí nhân sự và thiết bị, đồng thời cũng giúp làm giảm chi phí để thuê và bảo trì văn phòng.
- Tiếp cận nguồn nhân lực chuyên môn cùng công nghệ hiện đại: Những đơn vị cung cấp dịch vụ Outsourcing chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực chuyên môn cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ tiếp cận được công nghệ mới nhất của đơn vị thuê ngoài.
- Đảm bảo công việc, dự án được hoàn thành đúng tiến độ: Khi doanh nghiệp phối hợp tốt cùng với đơn vị thuê ngoài sẽ giúp dự án được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được hiệu quả tốt nhất như doanh nghiệp yêu cầu.
Nhược điểm, hạn chế của Outsourcing
Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì Outsourcing cũng có những nhược điểm như sau:
- Những thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp có thể bị tiết lộ ra ngoài nếu đơn vị cung cấp Outsourcing làm việc không chuyên nghiệp. Mặc dù hai bên đã có ký cam kết nhưng vấn đề thông tin bị rò rỉ vẫn có thể xảy ra.
- Nếu doanh nghiệp chọn thuê dịch vụ của đơn vị Outsourcing yếu kém, thiếu chuyên nghiệp thì có thể công việc mà doanh nghiệp yêu cầu sẽ hoàn thành không tốt hoặc không đúng tiến độ.
- Trong trường hợp khi chuyển giao, tiếp nhận thông chưa rõ ràng và và chưa đúng mục đích của doanh nghiệp thì có thể khiến chất lượng công việc bị giảm sút.
- Outsourcing sẽ chỉ phù hợp với với những dự án có khối lượng công việc ít và không thường xuyên.
- Khi chọn sử dụng dịch vụ Outsourcing thì doanh có thể sẽ tốn thêm phí trong quá trình thực hiện dự án.
Phân biệt khác nhau giữa Product và Outsourcing
Khá với Outsourcing, Product là hình thức làm việc mà doanh nghiệp sẽ giao nhiệm vụ, yêu cầu cho một bộ phận trong công ty. Bộ phận này sẽ trực thuộc công ty, tách bị với các bộ phận khác và tập trung vào những nhiệm vụ chuyên môn được giao. Product sẽ được ứng dụng bởi những doanh nghiệp phát triển sản phẩm trong thời gian dài, điều này giúp cho đội ngũ nhân viên gắn kết và làm việc ổn định.
Còn Outsourcing thì như đã đề cập ở trên, hình thức này không sử dụng đến nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ thuê một đơn vị ngoài để thực hiện những nhiệm vụ, yêu cầu mà doanh nghiệp đã giao.
IT nên làm Product hay làm Outsource?
Với các IT thì việc lựa chọn làm Product hay làm Outsource còn tùy thuộc khá nhiều vào nhu cầu và ý muốn của họ. Khi làm Outsourcing, bạn sẽ thử sức được với nhiều nhiệm vụ khác nhau, có cơ hội mở rộng và tiếp xúc với nhiều đối tác, thực hiện hiện nhiều dự án của khá nhiều doanh nghiệp.
Với những IT lựa chọn làm Product thì sẽ có tính ổn định và sự gắn kết lâu dài hơn với doanh nghiệp. Bạn có thể theo suốt dự án của công ty đóng góp vai trò của mình trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.
Lựa chọn làm Product hay làm Outsource đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Nên khi lựa chọn hình thức làm việc nào, bạn hãy xem bản thân có phù hợp với hình thức làm việc đó hay không.
Trên đây là những thông tin liên quan đến thuật ngữ Outsourcing, Outsource. Đây là hình thức làm việc hiện đại, được nhiều người lựa chọn vì mang đến khá nhiều ưu điểm. Nếu bạn cần biết thêm thông tin khác, hãy theo dõi các bài viết khác trên trang LPTech nhé.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.