Google đã kích hoạt lại công cụ lập chỉ mục yêu cầu trong công cụ Kiểm tra URL (Request Indexing Tool) của Google Search Console. Sau 69 ngày Request Indexing Tool không hoạt động, hiện nó đã được Google mở trở lại.
Công cụ này đã bị vô hiệu hóa để bảo trì vào ngày 14 tháng 10 năm 2020 và được dự kiến sẽ quay lại hoạt động trước mùa mua sắm nghỉ lễ Giáng sinh.
Điều đó đã đến, Request Indexing Tool đã kịp trở lại trước Giáng sinh và Năm mới. Dưới đây là ảnh chụp màn hình của tính năng này trong Google Search Console:
Request Indexing Tool là gì?
Việc Google lập chỉ mục nội dung trên web được xác định bởi các thuật toán hệ thống có tính đến nhu cầu của người dùng và kiểm tra chất lượng.
Bạn có thể ảnh hưởng đến quá trình lập chỉ mục của Google bằng cách quản lý việc khám phá nội dung của mình dựa trên URL trang. Nếu không có URL các trang, hệ thống của Google không thể thu thập thông tin, lập chỉ mục và cuối cùng hiển thị thông tin trên Trang Kết quả tìm kiếm (SERP).
Các tài liệu hướng dẫn về Request Indexing Tool của Google sẽ giúp bạn quyết định cách quản lý việc khám phá nội dung website bởi "con bọ" Google.
Thực hiện một cách tiếp cận thụ động
Nếu bạn tạo trang web mà không cung cấp sơ đồ trang web (Sitemap), hệ thống Index của Google sẽ cố gắng tìm và lập chỉ mục nội dung trên trang, trừ khi bạn chặn cụ thể nội dung của mình khỏi trình thu thập thông tin. Như một quy trình bình thường, "con bọ" Google thu thập dữ liệu theo các mối quan hệ giữa các trang của bạn và các trang web bên ngoài khác có liên kết.
Ưu điểm: Không có công việc bổ sung nào ngoài việc sản xuất nội dung (xây dựng bài viết, hình ảnh,...). Cách tiếp cận này phù hợp cho các trường hợp bạn có một trang web đơn giản và không yêu cầu khám phá nội dung kịp thời trong kết quả Tìm kiếm.
Nhược điểm: Việc dựa vào các liên kết tự nhiên như một phương tiện duy nhất để khám phá có nghĩa là hệ thống của Google có thể không tìm thấy tất cả nội dung trên website của bạn, đặc biệt nếu nội dung đó còn quá mới hoặc có ít tài liệu tham khảo (ít Internal link, Backlink). Điều này có thể gây ra sự cố cho nội dung mới muốn xem trong Tìm kiếm, như việc không tìm thấy bài viết khi có truy vấn tìm kiếm chẳng hạn.
Chủ động quản lý các URL
Bằng cách cung cấp cho Google một danh sách trực tiếp các đường dẫn đến nội dung (được gọi là sơ đồ trang web - sitemap), GoogleBot tìm thấy thông tin không còn chỉ dựa vào mối quan hệ giữa trang của bạn với các trang giới thiệu khác rộng hơn nữa, đẩy nhanh quá trình khám phá trang của hệ thống Google.
Thông thường, bạn sẽ lưu trữ sơ đồ trang web trên miền của mình, ở một nơi mà Googlebot có thể truy cập được.
Ngoài ra, nếu bạn có nhiều URL chứa nội dung về cơ bản giống nhau - chẳng hạn như trang AMP, trang HTML và chế độ xem dành cho thiết bị di động - thì điều đó sẽ giúp chỉ ra mối quan hệ giữa các tài nguyên đó.
Việc thiết lập mối quan hệ giữa các tài nguyên cho phép Google phân phối chính xác nội dung phù hợp, chẳng hạn như liên kết đến ứng dụng hoặc đến các trang AMP tương ứng. Để làm điều này, bạn phải thiết lập các trang chuẩn trên website của mình và xây dựng mối liên kết giữa các trang đó với nội dung web hoặc ứng dụng thay thế.
Khi Google thiết lập mối quan hệ giữa các tài nguyên khác nhau thì nó có thể xác định loại nội dung nào phù hợp để hiển thị cho người dùng trong kết quả Tìm kiếm, chẳng hạn như hiển thị liên kết đến ứng dụng cho những người dùng tìm kiếm từ điện thoại thông minh và đã cài đặt ứng dụng của bạn trước đó.
Ưu điểm: Nâng cao hiệu suất của website với kết quả nhiều định dạng trên Trang Tìm kiếm. Đẩy nhanh quá trình nhập nội dung giới thiệu mới và ít có lượt giới thiệu vào hệ thống kết quả tìm kiếm. Cách tiếp cận này loại bỏ trở ngại tiềm ẩn để Google nhanh chóng phân phát nội dung của bạn dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nhược điểm: Bạn cần thực hiện thêm các công việc cung cấp siêu dữ liệu tài nguyên, đó là sơ đồ trang web và các mối quan hệ được chỉ định giữa các trang web, ứng dụng và các trang AMP.
Gửi các URL mới và cập nhật cho Google
Ngoài việc lưu trữ sơ đồ trang web để hệ thống của Google khám phá, bạn cũng có thể cung cấp thông báo về các URL mới hoặc các URL hiện có đã thay đổi nội dung.
Đối với các URL mới, việc gửi sitemap sẽ giúp Google khám phá chúng nhanh hơn. Còn đối với các thay đổi nội dung trong các URL có trước đó, bạn có thể cung cấp một sơ đồ trang web XML với các dấu thời gian sửa đổi để thông báo cho Google về nội dung đã thay đổi và đã sẵn sàng để lập chỉ mục lại.
Khi hệ thống của Google nhận được danh sách URL, Google sẽ xác định thời điểm thu thập thông tin nội dung. Với phần nội dung được thu thập thông tin, Google sẽ thiết lập sự tồn tại của tài nguyên trên máy chủ của bạn — một quy trình được gọi là xác minh - và làm cho nội dung đó sẵn sàng cho quy trình lập chỉ mục của Google.
Ưu điểm:Gửi URL cho Google giúp thúc đẩy cập nhật nội dung kịp thời từ miền của bạn lên Tìm kiếm.
Nhược điểm: Không nhiều. Khi bạn đã thực hiện xong công việc tạo sơ đồ trang web, việc gửi sơ đồ đến Google là một quá trình đơn giản và nhiều hệ thống quản lý nội dung (CMS) cung cấp các bản cập nhật sơ đồ trang web đã lập trình sẵn.
Google Thông báo
Google đã thông báo về sự trở lại của Request Indexing Tool trên Twitter rằng:
"Google vui mừng thông báo rằng" Yêu cầu lập chỉ mục "đã quay trở lại với Kiểm tra URL của Google Search Console - vừa kịp cho năm mới!"
Google cũng “nhắc nhở” Google rằng nếu bạn có “số lượng lớn các URL, bạn nên gửi sơ đồ trang web thay vì yêu cầu lập chỉ mục” thông qua Google Search Console. Google cũng nói rằng "yêu cầu lập chỉ mục không đảm bảo đưa vào chỉ mục của Google"
Tại sao chúng ta cần quan tâm đến Request Indexing Tool?
Khi tính năng này bị vô hiệu hóa, những người làm SEO và chủ sở hữu trang web cảm thấy thiếu vô cùng. Google cho biết việc lập chỉ mục bình thường không bị ảnh hưởng nhưng công cụ này vẫn bị bỏ sót rất nhiều.
Google hiện đã đưa nó trở lại và bạn có thể sử dụng nó để đẩy nhanh quá trình thu thập thông tin và có khả năng lập chỉ mục các URL quan trọng. Các URL này có thể là các URL cũ có nội dung cập nhật hoặc các URL mới mà bạn muốn đưa nhanh vào Google Tìm kiếm.
Dù vậy, hãy nhớ như Google đã nói: nếu bạn chỉ sử dụng Request Indexing Tool thì không có nghĩa là Google sẽ lập chỉ mục trang hoặc xếp hạng trang web tuyệt đối.
>> Xem thêm bài viết:
Google Search Console Cập Nhật Chỉ Số Thiết Yếu Về Trang Web - Core Web Vitals
Hướng Dẫn Cải Thiện Chỉ Số Thiết Yếu Về Trang Web - Core Web Vitals
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)