Hai cụm từ để chỉ các doanh nghiệp mới xuất hiện đó là Start-up và SME. Nhưng nghe quen tai hơn có lẽ là Start-up, có nhiều người không phân biệt được 2 cụm từ này thậm chí không hề biết đến SME. Vậy rốt cuộc SME là gì? Hãy cùng LPTech lý giải sâu hơn trong bài viết sau!
SME là gì?
SME là cụm viết tắt của Small and Medium Enterprise, khi dịch ra tiếng Việt là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là thuật ngữ ý chỉ những công ty trong giai đoạn khởi đầu mới bước chân vào kinh doanh.
Một cách hiểu khác về SME là các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Thông thường ở các công ty này sẽ tập hợp những đội ngũ nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng rất nhiệt huyết, trẻ trung và năng động.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp SME rất khốc liệt, tỷ lệ đào thải cao và dễ đem đến sự đổi mới trong kinh tế. Tại Việt Nam, loại hình doanh nghiệp này đóng góp lớn trong việc phân phối thu nhập và có sự hiện diện nhiều hơn về mặt địa lý.
Số lượng nhân viên làm việc trong các công ty này không nhiều, tại các công ty SME ở Liên minh Châu Âu có giới hạn 250 nhân viên. Thậm chí có những công ty có số nhân viên dưới 10 người, các nhân viên thường kiêm nhiều chức năng chứ không chuyên biệt ra từng vị trí như công ty lớn.
Theo thống kê tỷ lệ các doanh nghiệp SME và Start - up chiếm đến hơn 97% doanh nghiệp và đóng góp tỷ trọng GDP từ 20% đến 50% ở các nền kinh tế APEC.
Phân biệt SME và Start- up khác nhau như thế nào?
Một startup có thể là một SME, nhưng một SME chưa chắc là một Startup. Dưới LPTech sẽ chỉ rõ những điểm khác nhau giữa SME và Start up để bạn có cái nhìn rõ hơn về 2 thuật ngữ này cũng như với người sắp kinh doanh có thể lựa chọn mô hình áp dụng phù hợp.
Về quy mô
So về quy mô, SME không có quy mô toàn cầu như Start-up mà nó chỉ có mô hình nhỏ trong phạm vi địa hình. Ví dụ như một nhà hàng, một quán cafe hay trà sữa,...
SME không cần phải dựa vào những lợi thế cạnh tranh mang tính sáng tạo, nó khác biệt hoàn toàn với Start-up. Chỉ khi bạn theo đuổi mô hình Start-up, sự cạnh tranh với các đơn vị lớn mới xảy ra thường xuyên hơn.
Còn với SME chỉ cạnh tranh đơn thuần là lượng thay đổi của khách hàng chứ không phải dựa vào một công thức riêng biệt nào đó.
Về mục tiêu
Mục tiêu của các doanh nghiệp SME chính là có thể phát triển rộng theo mô hình dạng chuỗi, có thể nhượng quyền được. Đây là bước cuối cùng khi SME phát triển mạnh vượt bậc cả về quy mô và tốc độ.
Lợi thế của SME chính là sở hữu bộ máy quản lý gọn nhẹ, các vị trí linh hoạt hỗ trợ cho nhau. Trong các ngành, thế mạnh của SME chính là kinh doanh thực phẩm ăn uống, thời trang, sản phẩm tiêu dùng và may mặc.
Mức độ thu hút nhà đầu tư
SME chủ yếu xuất phát từ doanh nghiệp gia đình, do đó việc điều hành chủ yếu do các thành viên trong gia đình quản lý. Bởi vậy những nhà đầu tư thường không bị thu hút đầu tư vào SME.
Đó cũng chính là nhược điểm trong cách quản lý của SME, nếu muốn thay đổi nhất thiết phải xây dựng mô hình quản lý chuẩn. Đồng thời các nhà điều hành cần liên tục trau dồi kiến thức quản lý để cơ hội phát triển gần hơn.
Ngược lại Start-up có mô hình quản lý tốt hơn, sẵn sàng chia sẻ cổ phần công ty với các nhà đầu tư tiềm năng để gọi vốn. Từ đó tạo tiềm lực, đột phá hơn trong thời gian ngắn. Start-up sẽ giữ lại một phần nhỏ để khẳng định vị trí người đứng đầu của mình trong doanh nghiệp.
4 thủ thuật tiếp thị trực tuyến hiệu quả dành cho SME
Đi cùng sự phát triển của thời đại, các SME đã áp dụng công cụ kỹ thuật số để tạo cầu nối trực tiếp đến những vị khách của mình. Dù có nhiều lợi thế hơn, nhưng nếu không biết cách áp dụng những thủ thuật chuyên nghiệp SME cũng khó lòng tạo được vị trí trong lòng khách hàng.
Cùng tìm hiểu và phân tích 4 thủ thuật tiếp thị trực tuyến hiệu quả dành cho SME dưới đây nhé!
Đa dạng nền tảng kỹ thuật số
Khách hàng tiêu dùng ngày nay vô cùng hiện đại và cực thông minh, họ không còn dễ dàng đưa ra quyết định sau khi xem quảng cáo của SME trên 1 nền tảng duy nhất nữa. Thói quen sử dụng nhiều nền tảng kỹ thuật số và kết hợp các thông tin lại với nhau đang trở nên phổ biến hơn ở đại đa số khách hàng.
Lúc này, SME cần nhận thức và sớm thay đổi tư duy quảng cáo để chuyển đổi phương thức tiếp cận thành công với khách hàng.
Bạn cần tìm hiểu tất cả các công cụ truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số và chọn ra những công cụ phù hợp nhất cho bạn. Bạn cũng có thể sử dụng những công cụ này để nâng tầm thương hiệu, truyền bá một tư tưởng cá biệt nào đó vào tư tưởng của người dùng.
Chẳng hạn, bạn bán đồ ăn Hàn Quốc hãy sử dụng các video kích thích vị giác ngon lành và truyền tải trên Facebook, Instagram và Tiktok. Chắc chắn những tín đồ yêu đồ Hàn chỉ nhìn hình ảnh qua video thôi sẽ sớm tìm đến quán bạn.
Nhưng trước hết bạn cần sử dụng các công cụ phễu hút khách như khuyến mãi tặng kèm. Chú ý xây dựng niềm tin của khách hàng về món đồ ngon và thương hiệu thực phẩm chất lượng đáng tiền.
>> Xem thêm: Giải pháp marketing tổng thể cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Real-time Marketing
Real-time Marketing hay Moment Marketing là chiêu marketing hưởng ứng các trend hot, nóng đang diễn ra của người thật việc thât. Nhờ tính hot sẵn của các trend này mà khi bám theo xu hướng các SME cũng được tìm đến nhiều hơn.
Real-time Marketing thường xuất hiện trong một thời gian ngắn, đòi hỏi bạn phải cực nhạy biết phân tích và nắm bắt thông tin chính xác. Đây là kiểu tiếp thị thời điểm tạo nên kết nối nhất quán giữa phương tiện trực tuyến và thời gian thực của khách hàng.
Bạn sẽ không thể tưởng tượng được sức hút mạnh mẽ của phương này nếu không ngẫm nghĩ kết quả của câu chuyện sau đây. Vào đêm Super Bowl tháng 2 năm 2013, chúng ta đã đón nhận một đòn real-time Marketing xuất sắc đến từ thương hiệu Oreo.
Thời điểm trận đấu đang rất cam go, một phần sân vận động bất ngờ trở nên tối sầm, cúp điện hoàn toàn trong 34 phút. Nắm bắt thời điểm đó Oreo đã tạo dòng tweet: Power Out? No Problem.
Dịch nghĩa ra là Cúp điện sao? Chẳng sao hết. Kèm hình ảnh chiếc bánh Oreo toả sáng trong bóng tối. Dòng tựa cho bức hình là You can Still dunk in the dark, tức là Bạn vẫn có thể nhúng bánh vào sữa trong bóng tối mà. Cú real-time Marketing này đã thu về hơn 15.000 retweets trong vòng vài tiếng, quá đỉnh và tầm cỡ.
Influencer marketing
Để vận dụng thủ thuật này, đầu tiên bạn cần xác định đối tượng khách hàng chính của mình là ai. Sau đó tìm đến những người nổi tiếng có tiếng tăm và có sức ảnh hưởng đến đối tượng này như KOLs/Influencer.
Chỉ cần một lời nói của những người này có thể đưa thông điệp của doanh nghiệp bạn tiếp cận đến với người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên bạn cần nhớ khi sử dụng chiến thuật này, đó có thể là một con dao 2 lưỡi.
Việc trao thưởng hay vinh danh những người có tiếng tăm đã giúp bạn tiếp thị sản phẩm là nhất định phải làm. Nhưng cũng cần một hợp đồng hẳn hoi, để tránh trong trường hợp người phát ngôn của bạn gặp vấn đề gì đó gây ảnh hưởng ngược lại sản phẩm của bạn.
Video marketing
Việc sử dụng video marketing để tiếp thị quảng cáo sản phẩm dễ chạm đến điểm mua của người dùng hơn rất nhiều. Đó là lý do SME cần học cách để tạo ra các video marketing chuyên nghiệp.
Hoặc nếu bạn không có thời gian để rèn luyện kỹ năng này, hãy chọn các đơn vị uy tín để làm video. Nhiều người dù đã tạo video đẹp mắt nhưng vẫn chưa đem lại được kết quả khả thi, đó là vì nội dung của bạn chưa được đầu tư kỹ lưỡng.
Bạn cần biến nội dung video trở thành câu chuyện đẹp thật sự để thu hút được khách hàng có mong muốn mua hàng. Thay vì chỉ là video giới thiệu sản phẩm đơn thuần như bao người khác.
Tạm kết
Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng bạn cần biết về SME. Hãy học hỏi và tìm cách áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Sự kết hợp cùng lúc 4 thủ thuật sẽ giúp bạn thành công trong việc tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.