Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (917 Reviews)

NFT hoặc Non-Fungible Token đang dẫn đầu trong thế giới công nghệ ngày nay. NFT xuất hiện từ năm 2012 chỉ thật sự được biết đến vào năm 2017 qua game nuôi mèo ảo Crypto Kitties. NFT vận hành chủ yếu trên Blockchain, khi nền tảng này được hoàn thiện, NFT cũng trở nên phát triển và được nhiều người biết đến.

Hiện nay, nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu USD để sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh, video hay những món đồ game dưới dạng NTF. Điều này đã trở thành một cơn sốt mới đối với các nhà đầu tư tiền điện tử. Vậy NFT là gì? Đặc tính và ứng dụng khiến NFT trở thành cơn sốt? Hãy cùng LPTech giải mã cơn sốt này qua bài viết dưới đây nhé!

NFT là gì?

NFT (Non-fungible token) là tài sản kỹ thuật số có tính độc nhất vô nhị tồn tại trên công nghệ blockchain. Blockchain có nhiệm vụ như một cơ sở dữ liệu điện tử lưu trữ thông tin dưới dạng sổ cái đảm bảo tính xác thực của tài sản và cả chủ sở hữu. Nói một cách dễ hiểu, bản thân NFT vốn không phải là một vật phẩm vật lý mà bạn có thể cầm nắm được mà là một đơn vị dữ liệu được mã hóa để lưu trữ và giao dịch trên thế giới số.

Chúng được mua và bán bằng kỹ thuật số, để trao đổi tiền điện tử. Ví dụ: Khi một NFT được bán, đổi lại người tạo sẽ nhận được một số tiền hoa hồng dưới dạng tiền điện tử.

NFT là gì

Do tính duy nhất của chúng, các NFT là không thể thay thế, có nghĩa là chúng không thể hoán đổi cho nhau. Điều này trái ngược với các tài sản có thể thay thế - chẳng hạn như tờ một đô la, một miếng vàng hoặc bitcoin - mỗi tài sản có thể được hoán đổi cho nhau bằng các vật phẩm tương tự. NFTs dựa trên tài chính phi tập trung (DeFi), trong đó tài sản và người chơi thị trường hoạt động trên cơ sở cá nhân và phi tập trung. DeFi loại bỏ sự tham gia của các bên trung gian.

Việc chuyển đổi tài sản trong thế giới thực thành tài sản kỹ thuật số làm cho các quy trình hiệu quả hơn và cung cấp khả năng xác minh tính nguyên gốc và khan hiếm thông tin trên các nền tảng kỹ thuật số dễ dàng hơn. Một đặc điểm chính của NFT là tính độc quyền; họ có thể hạn chế quyền của các cá nhân đối với các tài sản cụ thể.

Sức hấp dẫn của NFT nằm ở khả năng đại diện kỹ thuật số của chúng đối với các tài sản vật lý kết hợp với việc sử dụng nhận dạng duy nhất cũng như chuỗi khối chống giả mạo của các hợp đồng thông minh. Nhờ blockchain, các token không thể bị sao chép, xóa bỏ hoặc phá hủy.

Blockchain cũng cho phép các NFT được theo dõi trở lại chủ sở hữu thực của chúng và loại bỏ nhu cầu xác minh của bên thứ ba. Blockchain bảo vệ quyền sở hữu của NFT, cung cấp cho chủ sở hữu độc quyền thực hiện các giao dịch và chuyển mã thông báo. Ngay cả nhà phát hành NFT cũng không thể sao chép hoặc chuyển giao nó mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.

Nguồn gốc của NFT

NFT chủ yếu vận hành trên nền tảng Blockchain. Ý tưởng sử dụng nền tảng Blockchain để xác định quyền sở hữu tài sản đã được tạo ra bởi Yoni Assia từ năm 2012 với tên gọi Colored Coins . Ý tưởng này có nhiều nét tương đồng với NFT hiện tại. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Colored Coins đã không thành công.

NFT là gì

Cùng với sự phát triển của công nghệ, nền tảng Blockchain ngày càng hoàn thiện. Năm 2017, NFT đã được người dùng biết đến nhiều hơn nhờ vào game nuôi mèo ảo trên mạng Ethereum. Game cho phép người chơi nuôi và giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.

Những đặc tính nổi bật của NFT

Những đặc tính nổi bật của NFT gồm:

  1. NFT không thể bị phân chia: Khác với Eher hay Bitcoin có thể chia nhỏ. NFT là tài sản nguyên vẹn và không thể phân chia.
  2. NFT là duy nhất: Mỗi NFT là một vật phẩm duy nhất, không tồn tại sản phẩm tương tự, không thể thay thế và không bị sao chép dưới bất cứ hình thức nào.
  3. NFT có thể xác minh và nhận dạng: Những tác phẩm nghệ thuật lưu trữ dưới dạng NFT luôn là bản gốc và có thể xác minh quyền sở hữu cũng như tác giả thông qua dữ liệu trên Blockchain. Đặc tính này rất được ưa chuộng để nhận diện kỹ thuật số các sản phẩm nghệ thuật hay các bộ sưu tập đồ cổ
  4. Sự khan hiếm: NFT có thể khan hiếm và đó là một lý do thúc đẩy giá trị của chúng. Mặc dù các nhà phát triển có thể tạo ra bao nhiêu tài sản tùy thích, nhưng việc hạn chế số lượng NFT vì sự khan hiếm cũng nằm trong khả năng của họ.
  5. Tính minh bạch: Bởi vì sổ cái phân phối công khai là phi tập trung và bất biến, nơi hồ sơ phát hành, chuyển nhượng và hoạt động mã thông báo có thể được xác minh công khai, người mua có thể tin tưởng và xác minh tính xác thực của một NFT cụ thể.

Ứng dụng của NFT

NFT có thể được sử dụng để phát hành các mặt hàng kỹ thuật số cũng như bộ sưu tập tiền điện tử độc nhất. Những token này có thể là một vật phẩm sưu tầm, một sản phẩm đầu tư hoặc một thứ gì đó khác, và được ứng dụng đa dạng vào nhiều lĩnh vực khác nhau:

1. Ứng dụng giao dịch vật phẩm game

Nhờ công nghệ blockchain, nhà đầu tư và game thủ có thể kiếm tiền bằng cách bán vật phẩm trong game. Mặc dù nhiều trò chơi có hệ thống mua bán vật phẩm riêng nhưng NTF vẫn là một ứng dụng tiềm năng. NFT trong game có thể là một nhân vật, một vũ khí, hay một chiêu thức đặc sắc.

Các game thủ có thể mua bán những NFT cho bên thứ ba mà không cần sự cho phép của nhà phát triển. Các khoản lợi nhuận thu được từ nền tảng này là không hề nhỏ.

ứng dụng của NFT

2. Ứng dụng sưu tầm

Bản thân NFT có giá trị sưu tầm vì mỗi vật phẩm là độc nhất. Các NFT này có thể đại diện cho các phần nhỏ của tài sản trong thế giới thực, sau đó được lưu trữ và giao dịch dưới dạng token trên blockchain.

Nên việc bán các tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh, đồ sưu tầm quý hiếm....không cần thông qua bên thứ ba (như sàn đấu giá, phòng trưng bày...) sẽ giúp họ giữ lại một phần lợi nhuận đáng kể. Họ cũng sẽ nhận tiền bản quyền mỗi lần tác phẩm được trao tay cho chủ sở hữu mới. 

3. Ứng dụng trong thời trang

Với NFT, các sản phẩm, thương hiệu thời trang có thể được chuyển thành tệp tài sản số và gắn với Token trên nền tảng Blockchain để làm cho việc xác minh quyền sở hữu các mặt hàng này trở nên vô cùng thuận tiện. NFT đã giúp những người yêu thích thời trang hạn chế được tình trạng giả mạo sản phẩm và tạo ra sự trải nghiệm tốt cho họ.

4. NFT thể thao

NFT thể thao đang là xu hướng thu hút nhiều người quan tâm. Các NFT này có thể là các loại vé tham gia sự kiện thể thao, các ấn phẩm liên quan đến vận động viên hay những khoảnh khắc đặc biệt của vận động viên được mua bán giao dịch.

5. NFT cây cảnh

Gần đây, thị trường NFT cây cảnh cũng trở nên sôi động khi có sự xuất hiện của một số cây cảnh đột biến. Đây là sản phẩm do các lập trình viên tạo ra dưới dạng NFT cây cảnh và bán ra thị trường.

>> Bài viết liên quan: Top 10 Creator sỡ hữu NFT giá trị nhất năm 2021

NFT Art - cơn sốt thời đại kỹ thuật số

NFT Art đang tạo nên mới cơn sốt mới đối với giới đầu tư và các nghệ sĩ kỹ thuật số. Vậy NTF Art là gì?

1. Định nghĩa NFT Art

NFT Artmột dạng NFT trong lĩnh vực nghệ thuật, được tạo ra bởi các nghệ sĩ. Đối với lĩnh vực nghệ thuật, những nhà sưu tầm hay đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để xác định nguồn gốc cũng như tính xác thực của một bức tranh hay một tác phẩm nghệ thuật.

Trong thời đại kỹ thuật số, người ta có thể dễ dàng sao chép bất cứ tác phẩm nào. Tuy nhiên, NFT sẽ cung cấp quyền sở hữu, chứng nhận duy nhất và vĩnh viễn cho tác giả. Có thể hiểu đơn giản, NFT Art có thể bị sao chép bởi nhiều người, nhưng chỉ có một bản gốc duy nhất tồn tại và được xác nhận.

NFT art là gì

2. NFT Art hoạt động như thế nào?

Khi nghệ sĩ có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, họ sẽ xác thực tác phẩm bằng cách xem lịch sử Blockchain. Tác giả có thể thực hiện thao tác này bằng cách gửi tác phẩm cho các đại lý. Sau khi xác thực, họ có thể gửi NFT Art của mình đến các buổi đấu giá.

Tác giả có thể dễ dàng theo dõi NFT Art của mình trên Blockchain. Mỗi khi tác phẩm được bán, tác giả sẽ nhận được một khoản tiền. Hầu hết NFT Art sẽ được giao dịch bằng Ether. Khi giá trị của loại tiền điện tử này tăng đột biến, khoản lợi nhuận khủng mà các tác giả nhận được từ quyền sở hữu NFT Art trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Điều này đã khiến NFT Art thật sự tạo nên một cơn sốt đối với giới đầu tư.

3. Ai là người mua NFT Art?

Hai đối tượng chính mua NFT Art gồm: nhà đầu tư và nhà sưu tập

  1. Đối với nhà đầu tư, mục tiêu duy nhất của họ là giá trị kinh doanh. Chính vì thế, đôi khi họ đầu tư NFT Art không vì mục đích liên quan đến nghệ thuật mà để đa dạng hóa các khoản đầu tư. Họ không quan tâm nhiều đến giá trị thẩm mỹ nhưng chính họ lại là những người giúp cho giá bán của tác phẩm cao hơn.
  2. Ngược lại với giới đầu tư, những nhà sưu tầm là người đi tìm kiếm ý nghĩa và giá trị nghệ thuật thật sự của tác phẩm. Đối với họ, việc sở hữu một tác phẩm có giá trị nghệ thuật, nguyên bản và duy nhất là mục tiêu hàng đầu.

Lý do nên đầu tư vào NFT

Nếu bạn đang phân vân có nên đầu tư vào NFT hay không thì nên tham khảo một số lý do sau đây:

Có khoản đầu tư thay thế

Thị trường NFT ngày càng trở nên hấp dẫn và các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang đầu tư vào không gian kỹ thuật số này ngày một nhiều. Việc chọn cách kiếm tiền từ NFT để đa dạng hóa danh mục đầu tư là một sự đầu tư thông mình. Vì thị trường biến động thường xuyên mà những thứ như tiền điện tử, NFT và công nghệ blockchain gắn bó lâu dài trong tương lai. Thiết lập một khoản đầu tư thay thế ngay từ giờ là một lựa chọn sáng suốt.

Khám phá công nghệ tiên tiến

Ban đầu, tuy bạn không thể tạo ra các khoản đầu tư hấp dẫn nhưng khi tham gia vào thị trường này sớm sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội trong tương lai. Nếu bạn quan tâm đến các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, thời trang,... hay muốn đảm bảo quyền sở hữu tài liệu quan trọng thì không thể không tham gia thị trường này. 

Bạn nên tham gia vào cộng đồng có tương tác cao này để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích sẽ giúp bạn mở ra cơ hội đầu tư thu lợi nhuận lớn. 

Tư vấn hỗ trợ người sáng tạo

Vi phạm bản quyền ngày nay là tình trạng phổ biến, xảy ra khá thường xuyên trong thời đại Internet cái gì cũng công khai. Do đó, những người chủ sở hữu như nhà sáng tạo nội dung, nhạc sĩ, ... gặp trở ngại nhiều khi chứng minh sản phẩm của họ và đem lại thu nhập từ tác phẩm đó. Nhưng khi đầu tư vào NFT quyền sở hữu thông tin của những nhà sáng tạo được đảm bảo tạo được nguồn sinh lợi cao.

Nguy cơ từ NFT

Sức hút lớn nhất của công nghệ này khi bất kỳ ai cũng có thể tạo ra NFT lại là một trong những điểm yếu chính của nó. Bất kỳ ai trên Internet đều có thể tạo NFT từ bất cứ thứ gì thông qua mạng lưới Ethereum. Điều này đông nghĩa với việc có rất nhiều token vô giá trị trên mạng và sự khan hiếm của một vật phẩm không đảm bảo cho giá trị của nó sẽ tăng. Từ dó dẫn đến rủi ro lớn người chơi có thể chịu khoản lỗ nặng khi cơ sốt NFT hạ nhiệt.

Ngoài ra, NFT còn rất mới, chưa có bất kỳ cơ chế nào để giúp mọi người định giá tài sản nên rủi ro từ sự biến động thị trường NFT là không tránh khỏi. Ta vẫn cần phải qua nhiều chu kỳ khác nhau mới có thể thiết lập giá trị thực của chúng.

NFT là gì

Trong năm 2020, giá trị của một số loại NFT phổ biến đã tăng khoảng 2.000%. Tuy nhiên, trong một thị trường mà nhiều người tham gia hoàn toàn có thể sử dụng tên giả, gian lận cũng là một rủi ro.

Tương lai của NFT

Các ứng dụng của NFT mở ra con đường hoàn toàn mới trong công nghệ Blockchain, thay đổi nền tài chính truyền thống. Bằng cách đưa tài sản vật chất trong thế giới thực để token hoá (kỹ thuật số hoá) – NFT có tiền năng rất lớn không chỉ riêng trên Blockchain mà cả toàn bộ nền kinh tế thế giới. 

Ngoài các bộ sưu tập trong trò chơi hoặc nghệ thuật kỹ thuật số thú vị - NFT có tiềm năng đại diện cho tài sản trong thế giới thực, bằng cấp của một người hoặc bất kỳ tài sản độc đáo và có giá trị nào. NFT cho phép các đối tượng vật lý và kỹ thuật số này được định cấu hình, phát hành, lưu trữ, chia sẻ, mua và bán trên một thiết bị trong lòng bàn tay của chúng ta.

Mặc dù NFT là từ thông dụng mới nhất trong không gian DLT (Distributed ledger technologies - công nghệ sổ cái phân tán), nhưng nó vẫn còn sơ khai. Giá cắt cổ của một số NFT mà chúng ta đang thấy được bán ngày nay không phải là chính đáng, ngoại trừ khái niệm này là mới trên thị trường.

Toàn bộ hệ sinh thái đang chuyển đổi - từ trò chơi và CryptoKitties sang tài chính phi tập trung, mỹ thuật, nhận dạng kỹ thuật số và nhiều trường hợp sử dụng khác mà NFT có thể kích hoạt.

>> Bài đọc hữu ích cho bạn: Giải mã cơn sốt NFT: Tiềm năng và xu hướng phát triển tương lai

Tổng kết

NFT và NFT Art đã tạo nên một cơn sốt mới trong giới đầu tư tiền ảo.NFT là gì? vẫn là chủ đề thu hút nhiều sự tranh luận trong cả lĩnh vực công nghệ, đầu tư và giới sưu tập. Tiềm năng NFT Art vẫn vô cùng lớn và sẽ còn phát triển và phổ biến hơn trong tương lai.

>> Xem thêm: Metaverse là gì? Siêu vũ trụ ảo trong thế giới công nghệ đột phá

Tác giả: Nguyễn Thị Phương Dung

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho Các Doanh Nghiệp?

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat trong bán hàng

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Webinar là gì? Lợi ích webinar mang lại trong kinh doanh

Webinar là gì? Lợi ích webinar mang lại trong...

Webinar là một phương pháp tương tác trực tuyến qua Internet được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ số hiện nay

Shoppertainment: Xu hướng mua sắm mới mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

Shoppertainment: Xu hướng mua sắm mới mà doanh...

Shoppertainment giúp các thương hiệu dễ dàng trở thành một phần quan trọng với người tiêu dùng hơn thay vì cứ tập trung vào mã giảm giá,...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.