Việc đo lường và quản lý hiệu suất là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mô hình Balanced Scorecard (BSC) đã được phát triển và trở thành một công cụ quản lý hiệu suất được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới. BSC đã trở thành một phương pháp quản lý hiệu suất toàn diện, giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng và định hướng các hoạt động kinh doanh đúng hướng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình BSC, cách sử dụng và ứng dụng của nó trong quản lý và vận hành doanh nghiệp.
BSC là gì?
BSC (Balanced Scorecard) là thẻ cân bằng điểm, được ví như một thước đo hiệu suất quản lý, lập kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp sử dụng nhằm xác định và cải thiện các chức năng kinh doanh nội bộ doanh nghiệp. BSC được vận hành theo một hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp thiết lập, giám sát và đo lường chiến lược mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả.
Thẻ điểm cân bằng được sử dụng để đo lường, chỉ định thứ tự ưu tiên cho các sản phẩm dịch vụ của chiến lược phản hồi cho doanh nghiệp. Thông qua đó, người dùng có thể định lượng và phân tích chiến lược từ đó đưa ra các giải pháp tốt hơn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, BSC còn cho phép các doanh nghiệp có thể theo dõi và đo lường mức độ thành công và nắm được tình hình hoạt động của các chiến lược của mình… Ví dụ cụ thể như khi mức độ dịch vụ khách hàng giảm để tăng thu nhập hiện tại, cách tiếp cận thẻ điểm cân bằng sẽ tính đến khả năng giảm thu nhập trong tương lai ảnh hưởng dựa trên sự hài lòng khách hàng chưa tốt.
>> Tham khảo: Hiệu ứng Domino là gì? Ứng dụng Domino giúp tăng trưởng doanh nghiệp
Lợi ích của mô hình BSC đối với doanh nghiệp
Các lợi ích của mô hình BSC cho doanh nghiệp bao gồm:
BSC định hướng chiến lược kinh doanh
Mô hình BSC là một công cụ hữu ích để xây dựng và truyền đạt chiến lược cho doanh nghiệp. Nó giúp xác định mối quan hệ giữa các mục tiêu và chiến lược cốt lõi để xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh. Quá trình tạo chiến lược bao gồm việc thiết lập các mục tiêu chiến lược và xác định các yếu tố động lực quan trọng cho hiệu suất kế hoạch.
BSC giúp doanh nghiệp tổng hợp các mảnh ghép nhỏ của mục tiêu chiến lược để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp. Bằng cách định lượng và định tính các chỉ tiêu về khía cạnh tài chính và phi tài chính, BSC giúp doanh nghiệp xác định được các mục tiêu chiến lược và đạt được hiệu quả kinh doanh toàn diện. BSC cũng giúp doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề quan trọng nhất để đạt được mục tiêu, đồng thời giúp kiểm soát thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả.
BSC giúp hỗ trợ truyền thông doanh nghiệp
Khi bạn đã xây dựng được một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược, việc triển khai kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, bao gồm cả truyền thông bên ngoài và nội bộ. Bằng cách sử dụng BSC, doanh nghiệp có thể trình bày chiến lược của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn cho đối tác và nhân viên của mình. Điều này giúp tăng khả năng đồng thuận và thực thi chiến lược, giúp đưa doanh nghiệp đến thành công.
BSC giúp liên kết các dự án trong doanh nghiệp chặt chẽ
BSC giúp doanh nghiệp xác định và liên kết các mục tiêu chiến lược với các chỉ số đo lường hiệu suất để đánh giá và quản lý tiến độ hoạt động của tổ chức. Việc xác định các dự án và sáng kiến với các mục tiêu chiến lược khác nhau có thể được thực hiện bằng cách đưa các mục tiêu và chỉ số hiệu suất của các dự án này vào các chỉ số đo lường trong BSC.
Công cụ này giúp đảm bảo rằng toàn thể doanh nghiệp đang hướng tới cùng một mục tiêu và không lãng phí thời gian và ngân sách cho bất kỳ dự án nào không liên quan đến chiến lược.
BSC giúp nâng cấp hiệu suất báo cáo
BSC giúp nâng cao hiệu suất báo cáo của doanh nghiệp bằng cách cung cấp một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với các chỉ tiêu đo lường hiệu suất. BSC tập trung vào việc định lượng và định tính các chỉ tiêu về khía cạnh tài chính và phi tài chính, từ đó cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về hiệu suất kinh doanh của mình. BSC sẽ đảm bảo rằng báo cáo quản lý tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất của công ty và giám sát thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả.
Nó cho phép doanh nghiệp đánh giá các chỉ tiêu theo nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó giúp cải thiện quyết định chiến lược và tăng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, BSC cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc truyền đạt thông tin hiệu suất cho các bên liên quan và các nhà đầu tư, từ đó tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong mắt khách hàng và đối tác.
Cách xây dựng mô hình BSC ứng dụng cho doanh nghiệp
Trên thực tế, mô hình BSC được doanh nghiệp ứng dụng như một phương pháp luận kèm theo nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Để ứng dụng BSC vào thực tế một cách hiệu quả, chúng tôi sẽ gợi ý với các bước tiến hành sau:
Bước 1: Xác định chiến lược của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần dựa trên góc độ chiến lược để lựa chọn dự án nếu bạn không muốn lãng phí nhiều thời gian, công sức cho việc đo lường tất cả mọi thứ. Hãy xác định rõ chiến lược doanh nghiệp là gì để tránh quá tải khi đưa dữ liệu vào BSC cũng như giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tư duy về cách đặt dữ liệu doanh nghiệp vào mô hình BSC. Doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình đặt dữ liệu doanh nghiệp theo các bước sau:
- Giới hạn cụ thể số lượng các mục tiêu: Trong BSC, mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt nhất chỉ từ 10 – 15 mục tiêu. Bởi vậy, nếu bạn có quá nhiều mục tiêu cho tổng cộng 4 thước đo, thì bạn dễ dàng bị mất tập trung dẫn đến giảm hiệu quả vào hệ thống chiến lược cốt lõi ban đầu.
- Chuẩn bị sẵn những câu hỏi về từng mục tiêu: Trước khi bạn bước vào những mục tiêu nhất định các cuộc họp, cử người chủ trì cuộc họp. Cần xác định trọng tâm tập trung nhấn mạnh vào tình trạng các con số có khả năng đo lường được. Với cách tổng hợp toàn bộ câu hỏi và tài liệu trước để gửi cho nhân viên 1-2 ngày sẽ giúp cuộc họp diễn ra suôn sẻ vì được nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Đưa ra quyết định, ghi lại và nhắc nhở: Để thật sử phát huy hiệu quả tất cả những người chịu trách nhiệm thực hiện phải nêu những ý kiến đóng góp trong những cuộc họp đánh giá chiến lược.
Bước 2: Đo lường để đánh giá các mục tiêu của BSC
Với mô hình hình BSC thì để đánh giá các yếu tố mục tiêu hiệu quả của chiến lược, bạn nên quy ước màu sắc hoặc ký hiệu tương ứng để nắm bắt được tình trạng của từng mục tiêu. Nhà quản lý doanh nghiệp nên kết hợp với người chịu trách nhiệm cụ thể để xem xét đánh giá mục tiêu đang ở mức độ nào.
Ví dụ như: Với những mục tiêu cần sự trợ giúp hoặc thiếu tài nguyên theo định hướng ban đầu sẽ là màu đỏ. Màu vàng là chỉ những khó khăn nhỏ, dễ xử lý nhanh và dần đi đúng hướng. Còn lại mục tiêu với mọi công việc đang được thực hiện đúng hướng đề ra sẽ là màu xanh lá cây.
Việc đánh giá cần được doanh nghiệp thực hiện một cách chính xác, trung thực, khách quan để hạn chế việc gắn nhầm cho các mục tiêu dẫn đến kết quả đo lường không đúng. Nếu doanh nghiệp có điều kiện có thể thành lập hội đồng chuyên đánh giá và kết hợp tận dụng đo lường sao cho minh bạch hiệu quả.
Bước 3: Đề ra KPI tương ứng với các mục tiêu cụ thể
Trong mô hình BSC, các chỉ số KPI được liên kết chặt chẽ với các mục tiêu chiến lược trong bảng điểm cân bằng, để đo lường độ hiệu quả của các hoạt động và đánh giá tiến độ thực hiện chiến lược. Kết hợp với KPI là công cụ được dùng để quản lý, nắm bắt hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời dựa trên KPI để đánh giá nhân viên thực hiện theo đúng chiến lược hay chưa. Với từng mục tiêu, doanh nghiệp cần gán KPI phù hợp vì vậy mà những quản trị nhân sự giỏi thường kết hợp cả 2 công cụ với nhau khi quản lý nhân sự.
Đây là bước mà bạn cần đặt KPI tương ứng và hợp lý với các yếu tố mục tiêu dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp đã được đo lường và đánh giá nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Tại mỗi khoảng thời gian, doanh nghiệp cần đánh giá KPI để xác định tiến độ khoảng cách giữa mục tiêu đã đặt ra so với hiệu suất làm việc thực tế. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lên kế hoạch phù hợp để điều chỉnh, phát triển cải thiện phù hợp nhất.
Bước 4: Kết nối các mục tiêu với nhau
Để các mục tiêu được vận hành trơn tru không gắn kết hay đứng riêng lẻ, doanh nghiệp có thể kết hợp 2 mục tiêu lại tạo thành nguyên nhân của mục tiêu khác. Việc kết nối từ mục tiêu trong một thước đo có thể dẫn tới nhiều mục tiêu khác. Ở bước này, doanh nghiệp bạn có thể dùng mũi tên đi theo hướng 1 chiều để dễ dàng thể hiện sự kết nối với những mục tiêu kế tiếp.
Khi đã hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp đã có một mô hình BSC riêng với những con số thể hiện tình hình kế hoạch thực tế. Tuy nhiên để đưa doanh nghiệp đến với thành công lâu dài và bền vững, thì toàn bộ các bộ phận doanh nghiệp cần thực hiện đúng chiến lược thực hiện của BSC.
Mô hình tư duy chiến lược cho nhà lãnh đạo không thể thiếu bản đồ chiến lược (Strategy Map) cũng rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo chiến lược. Khi một doanh nghiệp muốn khai phá một miền đất mới, strategy map có thể được sử dụng để mô tả phạm vi chiến lược trong khu vực đó. Strategy map giúp cho doanh nghiệp có thể xác định các mục tiêu chiến lược cần đạt được trong khu vực đó và các chỉ số đo lường hiệu suất liên quan đến các mục tiêu đó.
Vì thế, việc sử dụng Strategy map vào mô hình BSC giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về bộ máy chiến lược, giúp doanh nghiệp phát hiện nguyên nhân – kết quả giữa yếu tố cấu tạo nên kế hoạch. Dựa trên cơ sở chiến lược này, doanh nghiệp biết được khi cải thiện những yếu tố sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố khác đến kế hoạch doanh nghiệp. Bản đồ chiến lược tiếp tục giúp doanh nghiệp sắp xếp nguồn lực, đồng thời chỉ rõ mục tiêu mà bạn cần đạt được để hoàn thành chiến lược đã đề ra.
Ngoài ra, Strategy map với tính liên kết mật thiết với mục tiêu chung còn giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng quan về công việc của doanh nghiệp. Cuối cùng, Strategy map có khả năng thể hiện chuyển đổi nguồn lực và sáng kiến rõ ràng về một doanh nghiệp, để tạo doanh thu, lợi nhuận cụ thể trong tương lai.
Cấu trúc mô hình BSC trong doanh nghiệp
Mô hình BSC (Balanced scorecard) trong doanh nghiệp bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo hiệu quả của mục tiêu. Các yếu tố được sắp xếp theo một trật tự nhất định và thể hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên trên.
Thước đo của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng luôn là thứ phản ánh chỉ số thành công của doanh nghiệp, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bán hàng và ghi nhận doanh thu thu về. Thước đo này sẽ giúp doanh nghiệp bạn biết được khách hàng đang nghĩ gì về doanh nghiệp. Dựa vào đó, bạn sẽ dễ dàng đặt ra các mục tiêu và kế hoạch tăng sự hài lòng của khách hàng.
>> Bài viết hữu ích: Customer Experience và 4 lý do tại sao nó là nhịp đập của mọi doanh nghiệp
Thước đo hoạt động nội bộ
Điều không thể phủ nhận, nếu không có những hành động biểu hiện thành tựu thì dic nhiên các doanh nghiệp không có doanh nghiệp nào có thể tự hào về thành tích đạt được. Việc đánh giá xem doanh nghiệp đang hoạt động tốt ở mức nào sẽ giú việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm bản thân doanh nghiệp hiểu quả hơn.
Một doanh nghiệp đang hoạt động trơn tru là được tập hợp từ nhiều chỉ số như tốc độ tăng trưởng của chiến lược, số % người lao động, % thời gian x ửlý công việc được rút ngắn,… Để phân loại được bộ phận đã làm tốt và chưa hợp lý thì bạn cần rà soát lại các quy trình nội bộ rõ ràng. Thước đo quá trình hoạt động nội bộ mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là cách cải thiện các lỗ hổng đã tìm ra.
Thước đo nâng cao và phát triển
Một yếu tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp đó là chất lượng nguồn nhân sự và công cụ hỗ trợ làm việc. Thước đo này đặc biệt là không có con số chính xác và đặt giới hạn cụ thể mà mọi tiêu chí mà được phát triển song song với sự tiến bộ liên tục của khoa học công nghệ.
Năng suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp bạn có thể được nâng cao khi sử dụng công cụ, hành động. Bạn sẽ nhận được giải đáp cho câu hỏi: Doanh nghiệp cần làm thế nào nếu muốn cải thiện năng suất và tạo ra giá trị bền vững?
Nếu như thước đo nâng cao trình độ và phát triển đêm lại những kết quả tốt, và bạn đã tận dụng thế mạnh về đào tạo nhân viên để làm việc hiệu quả. Đặc biệt là với các phần mềm 4.0 hiện nay, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường khi bạn ứng dụng nó thức thời hơn với các điều mới mẻ.
Thước đo tài chính
Thước đo tài chính là các yếu tố cấu thành nên kế hoạch, bao gồm các yếu tố tài chính như chi phí cố định, khấu hao, lợi tức đầu tư, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh thu, ... Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố đều có thể được đo lường một cách dễ dàng ngay sau khi thực hiện. Đối với một số yếu tố, như chi phí đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng, thì cần phải đánh giá hiệu quả của hoạt động sau một thời gian nhất định để có thể đo lường được.
Nếu trước đây doanh nghiệp cần dùng một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên số tiền mình kiếm. Cụ thể kiểu như lớn có nghĩa là doanh nghiệp đang rất ổn, còn ngược lại tình hình tài chính lợi nhuận giảm và ở mức khó khăn đồng nghĩa với nguy cơ đối diện với sự sụp đổ doanh nghiệp.
Trong thời đại hiện đại, vấn đề tài chính không còn là thước đo duy nhất để đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp. Tài chính chỉ phản ánh được một phần nhỏ trong bức tranh tổng thể của chiến lược của doanh nghiệp. Nếu chỉ dựa vào thước đo tài chính, doanh nghiệp có thể bị lừa và đối mặt với các rủi ro khác gây phá sản.
Do đó, cần kết hợp cả 3 thước đo khác của BSC để có được những định hướng dài hạn cho doanh nghiệp. Các thước đo này bao gồm khía cạnh khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi và phát triển. Kết hợp các thước đo này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về hiệu suất và khả năng đối phó với các rủi ro khác nhau, từ đó giúp cải thiện quyết định chiến lược và tăng cường sự bền vững của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa các thước đo trong mô hình BSC
Trong những bước đầu tiên mà doanh nghiệp xây dựng mô hình BSC, 4 thước đo tình hình của doanh nghiệp kể trên độc lập với nhau và bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ qua một trong những thước đo đó. Tuy vậy trên thực tế chúng đều quan trọng và có mối quan hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong chiến lược kinh doanh.
Việc hoàn thiện các thước đo trong BSC được thực hiện từ dưới lên trên, với mỗi thành phần được xây dựng bởi một hoặc nhiều mô hình. Nếu doanh nghiệp bạn chú trọng đào tạo nhân viên và xây dựng được một nền văn hoá chia sẻ thông tin hiện đại như Thước đo nâng cao và phát triển, doanh nghiệp sẽ hoạt động trơn tru và năng suất ứng với thước đo hoạt động nội bộ.
Nền tảng nội bộ bền vững của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để tạo ra giá trị và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Khi doanh nghiệp xây dựng được một nền tảng nội bộ bền vững, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn, đóng góp ý tưởng và kỹ năng của mình vào công việc. Điều này tạo ra sản phẩm/dịch vụ chất lượng hơn và tăng sự hài lòng của khách hàng, họ sẽ ủng hộ và giới thiệu cho người khác, từ đó giúp doanh nghiệp thu về doanh thu và lợi nhuận cao hơn.
Ngoài ra, các yếu tố mục tiêu trong BSC cũng có thể có mối quan hệ tác động nghịch hoặc thuận lợi lẫn nhau. Ví dụ, trong thước đo tài chính, việc giảm chi phí và tăng doanh thu có thể dẫn đến mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, quyết định giảm chi phí có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc làm giảm sự hài lòng của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu. Do đó, việc đánh giá và cân nhắc các yếu tố mục tiêu trong BSC là rất quan trọng để đảm bảo chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững.
>> Xem thêm: Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh
Tổng kết
Mô hình BSC là một công cụ quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Việc áp dụng mô hình BSC phù hợp giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình BSC và ứng dụng để các quyết định chiến lược phù hợp và đạt được sự thành công trong kinh doanh.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)