Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.3/5 (915 Reviews)

Phần mềm ERP hay Phần mềm quản lý ERP là cái tên khá quen thuộc đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. ERP là phần mềm quản lý bán hàng có thể tích hợp tối ưu các vai trò quản lý bán hàng giúp gia tăng đáng kể giá trị cho doanh nghiệp vì nó vô cùng hiệu quả và năng suất.

Vậy ERP là gì và điều gì đã tạo nên sức mạnh của phần mềm ERP trong quản trị bán hàng, hãy cùng LP Tech tìm hiểu qua bài viết sau. 

Phần mềm ERP là gì? 

Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) - Tạm dịch là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. 

ERP có nhiều vai trò nhưng có thể nói tính ứng dụng nhiều nhất vẫn trong khâu quản trị bán hàng. Có thể nói ERP chính làphần mềm quản lý đa năng, giúp doanh nghiệp quản trị tích hợp từ A đến Z các hoạt động trong quá trình buôn bán: từ quản lý kho vận, quản trị mua hàng, bán hàng, tích hợp quản lý dự án, quản lý thông tin khách hàng,...

Chính vì vậy sử dụng phần mềm ERP không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư phần mềm quản trị, mà còn tối ưu hóa dữ liệu, giúp tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý bán hàng ERP

Xem thêm: Nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng online hay offline ? 

Phần mềm ERP quản trị bán hàng như thế nào? 

Quản lý bán hàng là một khâu then chốt vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Xu thế quản trị bằng phần mềm doanh nghiệp hay app quản trị doanh nghiệp đa kênh cho phép doanh nghiệp đón đầu xu thế 4.0, tận dụng công nghệ, tiết kiệm nhân lực tối đa. Phần mềm quản trị ERP cho phép quản trị bán hàng qua các kênh nhỏ sau:

Quản lý kho thông qua quá trình theo dõi nhập hàng và bán hàng

Dù đảm nhận nhiều vai tròn, ERP vẫn hoạt động như một phần mềm quản lý kho thực thụ. ERP cho phép doanh nghiệp theo dõi quá trình nhập hàng vào, bán hàng ra. Nếu doanh nghiệp có kênh phân phối thì mạng lưới này là một đầu mối tổng kho vô cùng tổng quan và chính xác.

Chăm sóc và quản lý thông tin khách hàng tối ưu

Phần mềm ERP cho phép tổng hợp và lưu trữ các thông tin khách hàng. Data khách hàng là tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc lưu trữ các thông tin này ở cùng một hệ thống giúp doanh nghiệp không tốn quá nhiều thời gian và công sức lọc lại dữ liệu trùng nếu lưu ở nhiều nơi khác nhau. Đây cũng là tiền đề tạo ra hiệu quả trong các chương trình marketing hay chăm sóc khách hàng.

Theo dõi doanh số của doanh nghiệp qua hệ thống

Từ việc theo dõi kho qua quá trình xuất nhập hàng, ERP giúp doanh nghiệp quản trị doanh số thông qua quản trị các đơn hàng và kênh phân phối. Từ đây, phần mềm ERP giúp theo dõi tình hình biến động của doanh số, theo dõi chặng đường phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Ngoài bán hàng, phần mềm ERP còn quản trị đa kênh

Ngoài vai trò quản trị bán hàng chuyên nghiệp, phần mềm ERP còn giúp doanh nghiệp quản trị đa kênh. Chỉ với ERP, doanh nghiệp hoàn toàn có thể quản trị đa chức năng, kết nối các vai trò từ tất cả các phòng ban - bộ phận khác như: 

  1. Phần mềm kế toán doanh nghiệp 
  2. Quản trị kho (mua hàng, bán hàng và phân phối)
  3. Phần mềm Quản trị nhân sự 
  4. Quản lý dự án 
  5. Quản lý sản xuất (đối với công ty sản xuất)
  6. Quản lý dự án
  7. Quản lý dịch vụ
  8. Báo cáo thuế 
  9. Báo cáo quản trị 

Ưu và nhược điểm của phần mềm ERP quản lý bán hàng trong doanh nghiệp

Việc đầu tư và vận dụng phần mềm ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

Ưu điểm 

Có thể nói, phần mềm quản trị ERP như một chiếc chìa khóa mang lại sự thành công trong quản trị doanh nghiệp. Chỉ với phần mềm ERP, nhà quản trị có thể bao quát tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Đây chính là bước đệm để nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định, những bước đi phù hợp, đúng đắn để đưa doanh nghiệp lên những tầm cao mới.

ERP tích hợp nhiều tiện ích trong chỉ một phần mềm quản trị bán hàng, mang tính nhất quán, hệ thống trong quản trị doanh nghiệp đa chiều.

Ưu và nhược điểm của phần mềm bán hàng ERP

Nhược điểm

Mặc dù quản lý doanh nghiệp toàn diện, song nhiều ý kiến cho rằng ERP quản trị rộng chứ chưa sâu. Điều này khiến ERP có thể chưa chắc phù hợp với mô hình doanh nghiệp là Agency - Những doanh nghiệp này là doanh nghiệp trung gian cung cấp một loại hình dịch vụ, có thể không phải là bán hàng.

Lúc này thì ERP lại chưa giải quyết được các vấn đề mang tính chất chuyên biệt mà doanh nghiệp cần, các tính năng tích hợp đa quản trị chưa chắc đã dùng đến, nhưng doanh nghiệp vẫn phải chi trả một phần chi phí khá lớn cho app quản trị ERP.

ERP là phần mềm quản trị đa kênh, chính vì vậy khi phát sinh vấn đề từ một trong cách kênh này, cả hệ thống quản trị sẽ bị cuốn the, kéo theo sau là sự đình trệ của doanh nghiệp.

Vì là quản trị đa kênh, nên hệ thống quản trị của ERP khá cồng kềnh. Khi doanh nghiệp muốn nâng cấp một kênh quản trị phù hợp với sự phát triển doanh nghiệp, ERP chưa đáp ứng được sự nâng cấp đơn lẻ. Thay vào đó, cả hệ thống phải setup lại từ đầu. 

So sánh phần mềm ERP và phần mềm bán hàng 

Cũng giống như phần mềm ERP, các thương hiệu phần mềm ERP khác cũng là một phần mềm quản lý bán hàng tích hợp quản trị đa kênh. 

Về ưu điểm, phần mềm khác trên thị trường hiện nay như tích hợp quản trị và theo dõi tình trạng hàng hóa đa kênh, từ kênh offline (cửa hàng) đến kênh online (fanpage, sàn thương mại điện tử, website bán hàng trực tuyến). Sapo cũng cho phép theo dõi đơn hàng trong quá trình vận chuyển, chủ động kết nối với đơn vị vận chuyển Sapo express hoặc các đơn vị vận chuyển trung gian khác. Phần mềm sapo lưu trữ dữ liệu đám mây cho phép app vận hàng trong tình trạng mất kết nối internet. 

Nhưng khác với ERP, Một số phần mềm như Sapo,Mekong,Kiot ... không tích hợp hỗ trợ quản trị nhân sự, quản lý bảng lương của doanh nghiệp. 

Nếu so sánh hai phần mềm ERP và Sapo,Mekong,Kiot, đây đều là hai phần mềm quản lý bán hàng tốt được nhiều doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa. Để lựa chọn phần mềm quản trị bán hàng phù hợp, doanh nghiệp cần căn cứ vào nhiều yếu tố: quy mô doanh nghiệp, tốc độ phát triển và các loại hình sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate thay cho JDBC?

Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách command và query

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong lập trình C/C++

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử đơn vị

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi...

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware trong backend

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.