Deep web là gì? Có đáng sợ và nguy hiểm không?

Deep web hiện đang là một trong những từ khóa “hot” trong lĩnh vực mạng máy tính. Hầu hết người dùng sẽ không thể tìm kiếm dữ liệu dưới deep web nếu không sử dụng một dạng công cụ đặc biệt gọi là Tor. Thế thì, làm thế nào để lấy được thông tin từ Deep web, và ưu, nhược điểm khi khai thác Deep web là gì? Đừng bỏ lỡ bài viết sau để có được đánh giá tổng quan về dạng web này nhé! 

Deep Web là gì? 

Deep web còn gọi là web ẩn hay web chìm, dùng để mô tả trang nội dung có cấu trúc đặc biệt, thuộc hệ thống WWW nhưng không được phân cấp thành web nổi. Cụ thể hơn, deep web gồm những website không được đánh dấu, và không thể truy cập trên thanh tìm kiếm của Bing hay Google. 

Toàn bộ deep web sẽ bị ẩn dưới dạng HTML, và cần có mật khẩu hoặc các truy cập bảo mật khác thì người dùng mới có thể tiếp cận dưới dạng trang cộng đồng (common web). Hiện tại, tổng số lượng deep web tồn tại trong WWW chưa thể ước tính một cách chính xác. Tuy nhiên, quy mô của chúng được cho là rất rộng so với nền tảng web thông thường. 

Các cấp bậc Internet trong hệ thống Deep Web

Để hiểu được vai trò của Deep web trong hệ thống Internet, mọi người cần nắm được các cấp bậc cơ bản của Deep web là gì. Từ đó, người dùng có thể nhận biết và phân biệt chúng một cách dễ dàng. Cụ thể là: 

Cấp 0: Common Web

Common web (hay còn gọi là web phổ thông), gồm các nội dung web được duyệt và xử lý hằng ngày dựa trên thông tin tìm kiếm của người dùng. Một số ví dụ cụ thể như là: facebook.com, lptech.asia, hay youtube.com.   

Cấp 1: Surface Web

Surface web (web bề nổi) là một dạng của Deep web, tuy nhiên, người dùng vẫn có thể truy cập từ bảng kết quả tìm kiếm của Google hay Bing. Cần lưu ý, nội dung của Surface web có thể “tối hơn”, và thường thiết lập cùng với Reddit. 

Cấp 2: Bergie Web

Bergie web là tập hợp những “website vô thừa nhận”. Đây là cấp độ cuối cùng mà Deep web cho phép mọi người  truy cập bằng thao tác truy vấn thông thường. Với Bergie web, người dùng có thể tìm thấy một số web ngầm như 4chan. 

Cấp 3: Deep Web

Để xâm nhập vào Deep web cấp 3, người dùng phải sử dụng một khái niệm gọi là “proxy”, có chứa nhiều hình ảnh khác nhau (có tính chất bạo lực) hoặc key hack website. Chính lúc này, chức năng và vai trò của Deep web đã được kích hoạt. 

Cấp 4: Charter Web

Charter web yêu cầu người dùng truy cập 2 lớp, gồm: xâm nhập bằng Tor và hệ thống chỉnh sửa phần cứng (Closed Shell System). Cụ thể là:

  • Với Tor: Mọi người sẽ nhìn thấy nguồn dữ liệu liên quan đến buôn người, ma túy, phim ảnh bị cấm, hoặc thậm chí là chợ đen. 
  • Với Closed Shell System: Nội dung trang web vô cùng tiêu cực, điều hướng người dùng đến các vấn đề cực đoan, như là: Law of 13, thí nghiệm chiến tranh thế giới thứ 2, vị trí của Atlantis và một số vấn đề tương tự.  

Cấp 5: Marianas Web

Với cấp độ này, người dùng có thể truy cập vào kho dữ liệu mật của nhiều tổ chức, cũng như quốc gia lớn trên toàn thế giới. Vì vậy, Marianas web được xem là cấp độ web có tính nhạy cảm cao đối với các vấn đề liên quan đến kinh tế, dân tộc. 

Cấp 6: Inbetween Level

Inbetween level là cấp độ trung gian, ngăn cản sự tiếp cận từ cấp Marianas web tới 2 cấp Deep web cuối cùng. Đó là lý do tại sao các cá nhân rất khó để phá vỡ mạng lưới Inbetween. 

Cấp 7: The Fog/Virus Soup

Fog hay virus soup là sàn web thúc đẩy các trao đổi có giá trị cực kỳ cao, cùng với vô số hiểm họa từ virus. Khi hoạt động ở cấp độ này, người dùng có xu hướng giải mã và tiếp cận lớp Deep web cuối cùng để chiếm giữ nguồn thông tin. 

Cấp 8: The Primarch System 

Primarch system là hệ thống kiểm soát toàn bộ mạng lưới Internet, và không có ai là chủ thật sự của lượng data khổng lồ này. Đây là cấp bậc Deep web mới chỉ được phát hiện vào năm 2000, cho nên, hầu như không có nhiều bài viết hoặc nghiên cứu liên quan đến Primarch system. 

Ưu điểm của Deep Web là gì?

Deep web không quá nguy hiểm, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện dữ liệu ở phạm vi toàn cầu. Vì vậy, chúng được phát triển để đáp ứng 2 chức năng cơ bản sau:

Cung cấp kho thông tin khổng lồ

Quy mô của Deep web khá rộng, và sở hữu khả năng truy cập đa nền tảng mà công cụ tìm kiếm như Google hay Bing không thể làm được. Thế nên, cá nhân có thể sử dụng Deep web để mở rộng vốn kiến thức hoặc thậm chí là thu thập “thông tin đích” mà họ cần. 

Bảo vệ và nâng cao giá trị cộng đồng

Deep web cho phép người dùng xâm nhập vào website mật, trang dữ liệu chứa nội dung không lành mạnh. Đây cũng là cơ sở để thu thập bằng chứng và tố cáo các hoạt động phi pháp đã bị che giấu dưới màng bọc thông tin của Internet. 

Deep Web có nguy hiểm không?

Deep web cũng tập hợp vô số các mặt tối và nguy hiểm của xã hội hiện nay. Gồm:

Thị trường đen

Nhiều đối tượng đã lợi dụng Deep web để vận hành thị trường đen trực tuyến, mua bán một số sản phẩm cấm như là vũ khí, ma túy, giấy tờ giả,... 

Hành vi phạm tội

Một số hành vi phạm tội mang tính hình sự, với quy mô lớn, như là rửa tiền, lừa đảo, hack tài khoản ngân hàng, tấn công mạng đều có thể dễ dàng thực hiện qua Deep web. 

Phần mềm độc hại

Deep web là môi trường thuận lợi để một số hacker hoặc tội phạm mạng phát triển các phần mềm độc hại, hay triển khai các vụ tấn công bất hợp phát. Điều này gây ảnh hưởng đến cách vận hành chung của toàn bộ hệ thống Internet. 

Vi phạm quyền riêng tư

Các đối tượng sử dụng Deep web để theo dõi và lấy cắp thông tin người dùng để hỗ trợ cho mục đích cá nhân hoặc thậm chí là xây dựng dữ liệu tình báo. 

Dù là Deep web hay bất kỳ nền tảng website nào đều tồn tại cả ưu và nhược điểm. Thế nhưng, người dùng cần thu thập và trải nghiệm có chọn lọc để tổng hợp được nguồn dữ liệu một cách hiệu quả, an toàn. Đồng thời, hãy sử dụng Deep web như là một công cụ đáng để “học hỏi” thay vì xây dựng các vấn đề phản cảm, tiêu cực. 

Có nguy hiểm khi dùng Deep web không?

Ở 3 cấp đầu tiên (gồm Common, Surface và Bergie web) được đánh giá là khá an toàn cho người dùng mạng. Cho nên, mọi người có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp cận ở phạm vi này của Deep web. Thế nhưng, khi xâm nhập vào các lớp sâu hơn, người dùng có thể tiếp nhận khá nhiều thông tin “đen” và “nhạy cảm”. Điều này gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần của người xem. 

Bên cạnh đó, Deep web còn có thể khiến cho thiết bị truy cập của mọi người gặp phải một số vấn đề liên quan đến mã độc, hay virus. Cho nên, hãy thật tỉnh táo khi quyết định xem hoặc thu thập dữ liệu từ hệ thống này. 

So sánh Deep Web và Dark Web

Hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn giữa “Deep web” và “Dark web”. Vậy sự khác biệt cơ bản giữa Dark web và Deep web là gì? Dưới đây là một số thông tin so sánh về hai khái niệm này. 

Khái niệm

Dark web được cấu thành từ một cấp độ cơ bản trong Deep web, mà người dùng chỉ có thể xâm nhập được nhờ vào Tor (mã nguồn The Onion Router). Có thể nói, toàn bộ trang web thuộc Dark đều bị ẩn danh và hoàn toàn cô lập với hệ thống tìm kiếm thông thường. 

Nguồn thông tin

Nếu Deep web vẫn tồn tại một vài cấp độ lưu trữ thông tin hữu ích cho cộng đồng thì Dark web hoàn toàn không có. Phần lớn nguồn dữ liệu tập trung vào các nội dung đen tối, bất hợp pháp như là tấn công mạng, buôn bán ma túy, vũ khí, và một số hành vi cực đoan khác. Do đó, mọi người cần vô cùng cẩn trọng khi dùng Dark web. 

Ảnh hưởng pháp lý

Dark web chứa hầu hết các hoạt động xấu, hoặc hành vi bất hợp pháp. Vì vậy, nó là nền tảng web thường xuyên gây ra nhiều vấn đề pháp lý, và là mối đe dọa cho hệ thống an ninh mạng trên toàn thế giới. Trong khi đó, Deep web được phát triển để lưu trữ hầu hết các dữ liệu hợp pháp, song vẫn tồn tại một vài cấp độ tiêu cực với người dùng.

Nhìn chung, Deep web và Dark web có sự khác nhau cơ bản về tính chất của cơ sở dữ liệu. Cho nên, mọi người có thể căn cứ vào loại thông tin được tiếp cận để phân biệt 2 dạng web này.  

Hướng dẫn đăng nhập Deep Web

Để bắt đầu sử dụng Deep web, người dùng cần thực hiện các bước cơ bản sau: 

Bước 1: Truy cập trình duyệt Tor

Muốn khám phá dữ liệu trên Deep web, mọi người cần bắt đầu với trình duyệt có tên là Tor (hay còn gọi là The Onion Router). Với trình duyệt này, người dùng có thể duyệt web ẩn danh bằng cách chuyển tiếp kết nối giữa nhiều nút mạng khác nhau trong hệ thống Internet toàn cầu. 

Bước 2: Tải và cài đặt Tor trên máy tính

Truy cập vào website https://www.torproject.org để tải và cài đặt trình duyệt Tor trên hệ điều hành máy tính của mình. Với mỗi dòng máy hoặc hệ điều hành, máy chủ Tor sẽ cung cấp một trải nghiệm tương thích cho người dùng. 

Bước 3: Kết nối vào mạng Tor

Khi đã giải nén, và cài đặt thành công, người dùng phải mở trình duyệt Tor và đợi cho quá trình tích hợp giữa web và mạng Tor được hoàn thành. Thông thường, Tor mất cần một vài phút để đồng bộ các dữ liệu đã thiết lập trên máy. 

Bước 4: Điều hướng theo địa chỉ .onion

Để truy cập vào những trang nội dung thuộc Deep web, người dùng cần nhập địa chỉ “.onion” vào thanh địa chỉ trên trình duyệt. Tương ứng với mỗi website, .onion sẽ hình phát một địa chỉ truy cập tương ứng, nhằm gia tăng tính bảo mật và độ an toàn.  

Bài viết trên đây tổng hợp thông tin cơ bản về Deep web là gì, cũng như cách để bắt đầu truy cập dữ liệu thông qua hệ thống này. Tuy nhiên, người dùng cần cân nhắc thật kỹ trước trải nghiệm Deep web bởi một số vấn đề nhạy cảm, cực đoạn hoặc “đen tối” có thể phát sinh. Nếu muốn hiểu thêm về mạng máy tính, và Internet, hãy tìm bài viết tại LPTech nhé!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ biến

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát...

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng...

Bài viết mới nhất


Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?