Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức lương của BrSE

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ngành nghề chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Để tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ sư cầu nối và cơ hội việc làm của ngành nghề này, bạn hãy xem thông tin được LPTech đề cập bên dưới đây. Xem bài viết để biết được có nên lựa chọn theo đuổi ngành nghề này hay không bạn nhé. 

Kỹ sư cầu nối (brse) là gì?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) trong tiếng Anh là Bridge Software Engineer, ngành này còn được gọi với cái tên khác kỹ sư cầu nối phần mềm hay chỉ đơn giản là kỹ sư cầu nối. BrSE có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa các nhóm làm kỹ thuật với khách hàng. Nhờ có kỹ sư cầu nối, quá trình hợp tác của hai bên được diễn ra hiệu quả hơn, đảm bảo sự mạch lạc trong mỗi dự án.

Một kỹ sư cầu nói không chỉ cần phải có kiến thức chuyên môn như bao kỹ sư khác mà còn cần phải đáp ứng thêm tiêu chí thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật.

Cơ hội việc làm BrSE

Có nhiều cơ hội nghề nghiệp cho vị trí kỹ sư cầu nối (BrSE) như sau:

  • Kỹ thuật: Phát triển công việc trong lĩnh vực kỹ thuật như kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử,...
  • Quản lý dự án: Kỹ sư cầu nối có thể trở thành một người quản lý dự án giỏi nhờ vào kỹ năng quản lý dự án và tư vấn khách hàng.
  • Kinh doanh: Trở thành một nhân viên kinh doanh nhờ vào khả năng bán hàng giỏi, kỹ năng tư vấn khách hàng và giải thích những sản phẩm kỹ thuật.
  • Tư vấn: Trở thành nhà tư vấn nhờ vào khả năng xử lý các vấn đề về kỹ thuật và cùng kỹ năng giao tiếp tốt.

Công việc của kỹ sư cầu nối

Để trở thành một kỹ sư cầu nối (BrSE) giỏi, bạn cần thực hiện khá nhiều công việc. Dưới đây là một số công việc mà kỹ sư cầu nối (BrSE) cần thực hiện mỗi ngày mà bạn nên biết. 

Trao đổi và truyền đạt thông tin

Do kỹ sư cầu nối là trung gian giữa những bộ phận trong công ty như kỹ sư, nhà quản lý và khách hàng. Chính vì vậy mà kỹ sư cầu nối rất cần có khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin đúng cách, đúng thời điểm đến mọi người. Đồng thời, kỹ sư cầu nối cũng cần phải thực hiện thuyết trình và giải thích thông tin trong tài liệu thiết kế cho đội offshore. Ngoài ra, BrSE còn phải giải đáp những câu hỏi quan trọng của những người khác khi thực hiện thuyết trình.

Quản lý tiến độ dự án

Quản lý tiến độ dự án thường bao gồm những công việc như giám sát công việc, xử lý vấn đề phát sinh nhằm giúp dự án đang diễn ra thuận lợi và đúng với kế hoạch. Việc có kỹ năng quản lý dự án sẽ giúp cho kỹ sư cầu nối có thể hoàn thành dự án đúng thời hạn và đúng với ngân sách đã dự định. Ngoài theo sát tiến độ của dự án thì kỹ sư cầu nối cũng cần phải đưa ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề phát sinh.

Kiểm tra sản phẩm

Khi dự án hoàn thành thì kỹ sư cầu nối sẽ trở thành một Tester. Công việc của họ lúc này là thực hiện việc kiểm thử và xác định chất lượng sản phẩm. Đảm bảo rằng sản phẩm đã phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp xuất hiện những lỗi bug, kỹ sư cầu nối sẽ chỉ ra và yêu cầu đội phát triển sản phẩm sửa lại những lỗi xuất hiện trên sản phẩm.

Báo cáo và tổ chức họp

Kỹ sư cầu nối còn có nhiệm vụ thực hiện những báo cáo quan trọng về các vấn đề liên quan đến dự án như báo cáo tiến độ, chất lượng sản phẩm,... Vì vậy, khi đứng giữa đội offshore và khách hàng thì kỹ sư cầu nối phải chịu khá nhiều áp lực. Họ là người thực hiện báo cáo, thường xuyên tổ chức họp để công việc diễn ra thuận lợi. 

Hỗ trợ phát triển sản phẩm

Với các kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết, kỹ sư cầu nối còn giúp hỗ trợ phát triển sản phẩm. Họ có thể đưa ra được những định hướng hữu ích giúp sản phẩm được hoàn thiện tốt hơn. Từ đó, góp phần mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Kỹ năng cần có của kỹ sư cầu nối

Bên cạnh những công việc cần thực hiện thì kỹ sư cầu nối cũng phải biết được những kỹ năng quan trọng. Bên dưới đây là một số kỹ năng cần thiết mà một kỹ sư cầu nối giỏi cần biết. 

Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật

Một kỹ sư cầu nối (BrSE) giỏi cần phải biết được những nguyên tắc lập trình, cấu trúc phần mềm, ngôn ngữ lập trình phổ biến cùng những công nghệ phần mềm mới nhất hiện nay. Bên cạnh đó, họ cũng phải có thêm kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giám sát và quản lý dự án phát triển phần mềm. Đồng thời, kỹ sư cầu nối cũng cần phải hiểu biết thêm về những mô hình kinh doanh phần mềm phổ biến, biết được quy trình bán hàng cũng như các chiến lược marketing. 

Ngoại ngữ (tiếng Nhật)

Đây là công việc phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng nước ngoài nên kỹ năng ngoại ngữ là cần phải có. Trong đó, tiếng Nhật là ngôn ngữ mà hầu như mọi kỹ sư cầu nối đều cần phải biết, trình độ từ N2 trở lên. Đồng thời, kỹ sư cầu nối cần phải thành thạo 4 kỹ năng là nghe – nói – đọc – viết nếu muốn phát triển công việc tốt hơn.

Kỹ năng mềm

Một số kỹ năng mềm quan trọng mà kỹ sư cầu nối cần phải biết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp,... Kỹ sư cầu nối cần có sự điềm tĩnh, trách nhiệm cao, biết phối hợp tốt với những bộ phận khác để dự án được diễn ra tốt hơn. Nhờ những kỹ năng mềm quan trọng này sẽ giúp kỹ sư phần mềm vừa bảo vệ được nhân viên công ty vừa bảo vệ được khách hàng.

Sự nhạy bén và linh hoạt 

Kỹ sư cầu nối cần có sự nhạy bén và linh hoạt trong làm việc để giải quyết những vấn đề phát sinh. Đứng trước những tình huống bất ngờ thì kỹ sư cầu nối cần phải có sự nhạy bén, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục hoàn hảo nhất. Chính yếu tố này sẽ giúp kỹ sư cầu nối có thể dễ dàng đạt được thành công trong công việc.

Mức lương của Kỹ sư cầu nối (BrSE)

Mức lương giữa các BrSE có thể khác biệt nhau rất lớn bởi có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng. Cụ thể, mức lương của BrSE tăng đáng kể nếu họ sở hữu bằng N2 hoặc N1. Bên cạnh đó, kinh nghiệm lập trình, quản lý dự án và kỹ năng mềm là các yếu tố then chốt để đạt được mức lương cao. Ngoài ra, tùy theo khu vực làm việc, như ở Nhật Bản hoặc các quốc gia khác, mức lương của BrSE có thể cao hơn đáng kể so với ở Việt Nam.

  • Mức lương khởi điểm: Với các kỹ sư cầu nối mới vào nghề, mức lương thường dao động từ 15 - 25 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình của BrSE có kinh nghiệm: Đối với các kỹ sư cầu nối đã có 2-5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 30 - 50 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao cấp: Với những kỹ sư cầu nối cấp cao, có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể đạt tới 70 - 100 triệu đồng/tháng hoặc hơn.

Có nên trở thành kỹ sư cầu nối?

Trở thành một kỹ sư cầu nối (BrSE) sẽ có những lợi ích như sau:

  • Thu nhập cao: Khi là một kỹ sư cầu nối có từ 2 năm kinh nghiệm thì mức lương nhận được thường khá cao. Đây là mức lương hấp dẫn mà không phải bất kỳ vị trí nào cũng có được. 
  • Cơ hội định cư nước ngoài: Vì có vai trò kết nối nên kỹ sư cầu nối sẽ có cơ hội làm việc tại nước ngoài khi thực hiện các dự án quốc tế. Nhờ vậy mà kỹ sư cầu nối sẽ có hội được định cư tại nước ngoài.
  • Mở rộng mối quan hệ và tư duy kinh doanh: Khi làm việc với nhiều khách hàng thì kỹ sư cầu nối sẽ nâng cao được khả năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ trong kinh doanh. Đồng thời, kỹ sư cầu nối còn học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, nhiều tư duy kinh doanh mới để phát triển các dự án.

Tuy nhiên, khi trở thành một kỹ sư cầu nối thì bạn cũng sẽ phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Đó là những khó khăn trong việc đòi hỏi những kiến thức chuyên môn cao, khả năng ngoại ngữ cùng vai trò trung gian giao tiếp một cách hiệu quả. Kỹ sư cầu nối cần phải biết lập kế hoạch một cách hiệu quả, dành nhiều thời gian để phát triển và đổi mới tư duy kinh doanh, nhằm giúp dự án được hoàn thiện một cách thành công nhất có thể. Khối lượng công việc nhiều cũng là một áp lực mà kỹ sư cầu nối cần vượt qua.

Lộ trình trở thành kỹ sư cầu nối

Để trở thành một kỹ sư cầu nối (BrSE) giỏi thì hai yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm nhiều nhất chính là ngoại ngữkỹ thuật (code). Bạn chỉ cần tập trung vào hai yếu tố đó thì sẽ xây dựng được lộ trình học tập phù hợp.

Nếu bạn đã biết code, bạn là dân kỹ thuật và muốn trở thành một kỹ sư cầu nối giỏi thì cần học thêm ngoại ngữ. Trong đó, tiếng Nhật là ngôn ngữ quan trọng mà bạn cần biết, bạn cần học để có khả năng giao tiếp tốt hoặc học để lấy bằng từ N2 trở lên.

Còn nếu bạn đã là dân ngoại ngữ, đã am hiểu tiếng Nhật thì hãy bắt đầu ngay vào việc học code (thời gian học có thể khoảng 1 năm). Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu với công việc của một BA (Business Analyst) hoặc tester, việc này giúp bạn có thể ứng dụng được kiến thức và kỹ thuật vào quy trình sản xuất phần mềm.

Trên đây là những thông tin mà bạn nên biết về kỹ sư cầu nối (BrSE). Hy vọng bạn đã biết được lộ trình chuẩn để trở thành một kỹ sư cầu nối giỏi. Nếu cần biết thêm về bất kỳ ngành nghề nào, hãy cho LPTech biết ngay bạn nhé. 

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về...

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn ngữ...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm...

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ...

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công...

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường hiệu...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.