Để marketing nội dung "khớp" đúng khách hàng và yêu cầu của họ cần có chiến lược làm content marketing hiệu quả. Lúc này, doanh nghiệp cần có bản đồ nội dung hay Content Mapping, giúp hiểu rõ về đối tượng mục tiêu, sở thích của họ cũng như tránh được tình trạng hoang mang, không biết viết gì. Vậy content mapping là gì? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây của LPTech nhé!
Content Mapping là gì?
Content Mapping dịch tiếng việt nghĩa là bản đồ nội dung, là "kim chỉ nam" giúp bạn thiết kế được các hoạt động marketing nội dung phù hợp và tương ứng với từng giai đoạn mua hàng của người dùng.
Đầu tiên, trước khi sản xuất hoặc Audit content, marketers cần phân tích cụ thể đối tượng khách hàng của mình. Khi dựa vào Content Mapping, bạn có thể phác hoạ được chân dung người mua, tìm hiểu nhu cầu và thông tin họ đang kiếm tìm. Khi bạn nắm bắt được hành trình mua hàng điển hình, bạn mới có thể xác định dạng content phù hợp để thúc đẩy chuyển đổi khách hàng.
Tóm lại, content mapping chính là sơ đồ khái quát kế hoạch sáng tạo nội dung và phân phối chúng theo hành trình khách hàng.
Tại sao content mapping lại quan trọng khi lên kế hoạch phân phối nội dung?
Nếu content là động lực thúc đẩy chiến lược Marketing, thì content mapping chính là năng lượng “ánh sáng” giúp bạn hiểu được doanh nghiệp của mình cần phải làm gì để triển khai chiến lược Content Marketing thành công, đánh trúng người tiêu dùng tiềm năng.
Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Để xây dựng content mapping hoàn chỉnh, chính xác bạn phải dựa vào hành trình khách hàng. Khi tìm hiểu về hành trình khách hàng và bắt tay vào xây dựng content mapping, bạn sẽ thấy rõ chân dung khách hàng. Customer insight là gì? Cách để xác định “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng
Từ đó tìm thấy những insight quan trọng và sáng tạo ra content đắt giá để marketing. Hoặc từ insight đó tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp nhất với thị hiếu khách hàng.
Phân nhóm để chăm sóc, tiếp cận
Khách hàng rất đa dạng, sự đa dạng này ngày càng biến hoá mạnh mẽ hơn khiến doanh nghiệp đôi lúc không biết nên phân nhóm sao cho hợp lý. Content Mapping sẽ giúp bạn làm điều này.,\
Từ việc chia rõ ra những khách hàng cần tiếp cận ngay và những khách hàng đang trong giai đoạn chăm sóc, sẽ giúp doanh nghiệp biết thời điểm thích hợp để tập trung khai thác đối tượng khách hàng nào. Đồng thời nên nuôi dưỡng khách hàng nào để tăng khả năng chuyển đổi vào thời điểm thích hợp.
Bao quát tất cả nội dung
Content Mapping là một sơ đồ lớn bao quát toàn bộ các hoạt động bên trong, phân chia rõ nhánh lớn nhánh nhỏ để tiện quan sát. Nhờ vậy, bạn sẽ không bỏ sót bất cứ vấn đề gì, ngay cả những content thích hợp có giá trị cũng được sử dụng lại để tận dụng.
Tối ưu hoá chất lượng nội dung
Việc phân bổ rõ ràng giúp bạn kiểm soát thời gian, chất xám để sáng tạo nội dung. Không chạy theo số lượng mà bỏ quên việc trau dồi giá trị. Content Mapping giúp bạn đảm bảo nội dung tạo ra đều hướng về một mục đích chung và được tối ưu tuyệt đối.
Các bước tạo Content Mapping
Để phân phối nội dung hiệu quả đến "đúng người đúng thời điểm" thì việc xây dựng cho mình bản đồ nội dung là vô dùng quan trọng. Theo đó content mapping hiệu quả cần tuân theo 5 bước dưới đây:
Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng (Marketing persona)
Từ việc tìm điểm chung trong đặc điểm mua sắm của một nhóm khách hàng, bạn có thể xây dựng được chân dung của nhóm khách hàng đó. Việc xây dựng chân dung khách hàng (marketing persona) giúp doanh nghiệp xác định được họ nên làm gì để có thể tiếp cận được đối tượng mua hàng.
Những đặc điểm của Buyer persona chẳng hạn như:
- Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, thu nhập,...
- Vai trò Chuyên môn: ngành làm việc, quy mô công ty, chức vụ,...
- Challenge: vấn đề, nỗi đau,...
- Thói quen mua sắm
- Tâm lý, đặc điểm tính cách, cách sống,...
Bước 2: Tái hiện hành trình mua sắm
Sau khi đã nắm bắt được chân dung khách hàng một cách cụ thể, hãy tái hiện lại quá trình mua hàng của khách. Hành trình mua hàng đó về cơ bản sẽ gồm các giai đoạn: Nhận biết → Tương tác → Đánh giá → Mua sắm → Hậu mua sắm.
Mỗi khách hàng lại có những hành trình khác nhau và những vấn đề phát sinh cũng khác nhau, do đó content mapping cần phác thảo đúng trải nghiệm của người dùng ở mỗi giai đoạn.
Một số yếu tố cần có trong content mapping như sau:
- Hành vi khách hàng, điều tìm kiếm và cân nhắc trong các giai đoạn.
- Loạt câu hỏi khách hàng đặt ra
- Nơi khách hàng tiếp xúc với thương hiệu.
- Tại những điểm khách chần chừ hoặc từ bỏ mua hàng, bạn đã đưa ra cách giải quyết như thế nào?
Bước 3: Xác định nội dung thích hợp cho từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn lại ưu tiên một nội dung cụ thể khác nhau để đạt được mục đích tối ưu nhất, chẳng hạn:
- Giai đoạn nhận biết: ưu tiên các nội dung cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho khách hàng.
- Giai đoạn tìm hiểu: qua các thông tin được cung cấp, người xem sẽ nhận thức rõ vấn đề của bản thân. Sau đó sẽ tìm hiểu thông tin thương hiệu, sản phẩm, công ty.
- Giai đoạn đánh giá: ưu tiên nội dung thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, tiếp thị quảng cáo với số liệu thực tế, review,...
- Giai đoạn quyết định mua hàng: nội dung content cần đánh thẳng mục tiêu, giải quyết được nhu cầu của khách hàng để họ quyết định dốc hầu bao.
- Giai đoạn hậu mua sắm: ưu tiên nội dung duy trì chăm sóc khách hàng, ưu đãi cho khách hàng thân quen, quà tặng, …
- Bước 4: Rà soát - Phân loại - Đối chiếu
Các content sau khi viết xong cần được lưu lại chi tiết về keywords, tiêu đề,... để tiện lợi cho việc rà soát, đối chiếu lại bất cứ lúc nào. Việc này giúp bạn thống kê cụ thể tất cả nội dung đã lên, chưa lên, chuẩn bị lên để tránh bỏ sót hay thừa thãi thông tin.
Ngoài ra, khi cần lục lại thông tin cũ cũng tiện lợi hơn nhiều lần.
Bước 4: Phân phối topic vào từng giai đoạn thích hợp
Để phân phối nội dung topic phù hợp cho từng giai đoạn, bạn cần xem xét các yếu tố sau đây:
- Xem xét nội dung của topic có phù hợp với giai đoạn đó không, thông điệp và ý nghĩa muốn truyền tải là gì.
- Cân nhắc nội dung đó yêu cầu người đọc làm gì tiếp theo trước khi sắp xếp vị trí của nó.
- Hãy cân nhắc nội dung của content trước khi cho nó tham gia vào chiến dịch marketing bởi nó có thể chưa phù hợp. Bạn có thể sử dụng lại nó sau, chỉ cần ghi chú rằng có thể sửa lại nó và dùng sau.
Bước 5: Lấp đầy khoảng trống trong Content Mapping
Tổng thể bản kế hoạch chắc chắn sẽ luôn có những khoảng trống, sót ý tưởng hoặc ý tưởng còn nông chưa khai thác triệt để. Việc của bạn là rà soát lại và tìm cách lấp đầy lại các khoảng trống đó, đào sâu vào các ý tưởng còn nông để giúp tổng thể trở nên hoàn thiện hơn.
Công cụ giúp tạo Content Mapping đơn giản và hiệu quả
Lập bản đồ nội dung có vẻ là một công việc khó khăn đòi hỏi phần mềm chuyên dụng cao. Điều đó không đúng - nó yêu cầu các công cụ kinh doanh đơn giản mà bạn có thể đã sử dụng hàng ngày.
Chúng tôi sẽ bắt đầu với các công cụ cơ bản nhất mà bạn cần để bắt đầu lập bản đồ nội dung, chẳng hạn như trình xử lý văn bản và công cụ hình ảnh hóa. Sau đó, chúng tôi sẽ chuyển sang các công cụ sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu mà bạn cần để giải quyết những người mua khác nhau, chẳng hạn như CRM.
Google docs
Đầu tiên trong việc thiết lập bản đồ nội dung của bạn là trình xử lý văn bản ưa thích của bạn. Đây là nơi bạn sẽ phác thảo bản đồ nội dung của mình và viết ra nội dung thực tế khi đã đến lúc tạo nó. Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên sử dụng Google Tài liệu vì nó giúp chia sẻ công việc trong nhóm của bạn dễ dàng hơn và bạn không bao giờ phải lo lắng về việc sao lưu bản đồ nội dung của mình.
> Giá: Miễn phí
Lucidchart
Nếu bạn là người thích trực quan hơn, thì công cụ lưu đồ là thứ dành cho bạn Ngoài ra, nếu bạn muốn tạo một bản đồ nội dung thực tế - với các đường và sơ đồ - thì bạn cần một công cụ phức tạp hơn Microsoft Paint.
Trình tạo lưu đồ của Lucidchart là một công cụ hàng đầu cũng cho phép bạn kết nối các ứng dụng và dịch vụ khác nhau. Giống như Google Tài liệu, nó cho phép bạn làm việc cộng tác.
> Giá: Miễn phí; $7,95/tháng (Cá nhân); $9/tháng (Nhóm); Tùy chỉnh (Doanh nghiệp)
HubSpot
HubSpot’s CRM là một công cụ bạn cần để tổng hợp tất cả dữ liệu của mình từ các khách hàng hiện tại và tương lai. Bạn sẽ có quyền truy cập vào tên, email, các cam kết trước đây và lượt truy cập trang web, tất cả ở một nơi trực quan.
HubSpot sẽ cho phép bạn phân biệt các giai đoạn vòng đời khác nhau và xác định điểm chung giữa những khách hàng đã sẵn sàng mua hàng - và những khách hàng không mua. Do đó, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu khi tạo bản đồ nội dung của mình.
> Giá: Miễn phí
Marketing Hub
Sau khi bạn có quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng mà bạn cần, đã đến lúc viết nội dung và phân phối nội dung đó. Để làm được điều đó, bạn cần một công cụ tự động hóa tiếp thị.
Trung tâm đánh dấu đi kèm với mọi thứ bạn cần để tạo trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng của bạn, chẳng hạn như các công cụ tiếp thị qua email. Nó sẽ giúp bạn thực thi bản đồ nội dung của mình khi nó đã sẵn sàng để triển khai.
> Giá: $0/tháng (Miễn phí); $45/tháng (Starter); $800/tháng (Chuyên nghiệp); $3,200/tháng (Doanh nghiệp)
CMS Hub
Hệ thống quản lý nội dung có lẽ là công cụ quan trọng nhất cho nỗ lực lập bản đồ nội dung của bạn. CMS sẽ cho phép bạn xuất bản nội dung được cá nhân hóa nhắm mục tiêu đến những khách truy cập trang web khác nhau - như bạn đoán - các giai đoạn khác nhau trong hành trình của người mua.
CMS Hub được tích hợp hoàn toàn với nền tảng CRM và Trung tâm tiếp thị của HubSpot, cho phép bạn tạo trải nghiệm liền mạch cho khách hàng khi họ nhận được nội dung bạn đã thiết kế cho họ. Nó sẽ giúp bạn thực thi bản đồ nội dung của mình một cách hoàn hảo. Quan trọng hơn nữa, với CMS Hub, bạn có thể tiếp tục thử nghiệm và kiểm tra lại nội dung của mình để có kết quả tốt hơn.
> Giá: $23/tháng (Người mới); $ 360/tháng (Chuyên nghiệp); 1.200 USD/tháng (Doanh nghiệp)
Tổng kết
Content mapping là kim chỉ nam giúp bạn luôn không bị bí ý tưởng khi sản xuất nội dung content, tất cả theo đúng kế hoạch để theo dõi kết quả dễ dàng. Đồng thời, xây dựng được bản đồ nội dung hiệu giúp thương hiệu tạo content marketing đách đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tiềm năng dựa trên tính cách và giai đoạn vòng đời của họ, bạn luôn làm hài lòng họ, tăng cơ hội giành được khách hàng trung thành và biến họ thành người truyền bá thương hiệu.
>> Xem thêm: Customer retention là gì? Làm thế nào để tăng tỷ lệ giữ chân khách?
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)