Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (913 Reviews)

Trong thời đại mới, nơi các nền tảng công nghệ đã mở rộng con đường để bạn có thể dễ dàng phân tích dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên, điểm khó là khách hàng thay đổi hàng ngày hàng giờ không còn dễ tính như trước, đòi hỏi bạn cần tỉ mỉ và tinh tế hơn khi nhận diện "chân dung khách hàng".Để mô tả chính xác hãy học cách xác định Target Audience để tạo Marketing Persona cho doanh nghiệp sau đây!

Target Audience là gì?

Target Audience - dịch nghĩa là khách hàng mục tiêu, là nhóm đối tượng khách hàng lý tưởng bạn muốn marketing để thu hút sự quan tâm và khiến họ chuyển đổi mua hàng các sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khách hàng mục tiêu bao gồm cả khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự.

marketing persona

Target Audience có nhiều hình thức:

  1. Trên mạng xã hội: Đối tượng này rất dễ tiếp cận, bởi những thông tin cần thiết đều được ghi lại trong thói quen truy cập. Dữ liệu dễ kiếm và có thể thu thập được một lượng lớn thông tin ngày càng tăng trưởng theo thời gian.
  2. Đối tượng được gắn thương hiệu: phân tích đối tượng này thường cụ thể, đã xác định rõ và dễ tập trung khai thác thông tin chẳng hạn không gian của một công ty.
  3. Đối tượng không có thương hiệu: việc xác định này mang tính chung chung, chưa có độc giả cụ thể cần tốn nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.
  4. Đối tượng có đối thủ cạnh tranh: đây là phân tích đối tượng của đối thủ của bạn, cũng có hình thái khá rõ ràng. Đứng từ bên ngoài bạn có thể nhìn thấy dễ dàng nhưng yếu điểm của đối thủ khi làm việc với đối tượng mục tiêu của họ.
  5. Đối tượng nhân khẩu học: Khi phân tích đối tượng này, bạn sẽ dựa trên các tiêu chí nhân khẩu học cụ thể chẳng hạn tuổi tác, giới tính hay vị trí...
  6. Tâm lý: Quá trình phân tích đối tượng dựa vào tâm lý sẽ dựa trên "đa yếu tố" liên quan đến các mối quan hệ, giá trị và sở thích cá nhân.

Qua phân tích bạn có thể dần dần hiểu rõ mục tiêu của mình, từ đó tạo ra được Content kết nối. Bạn nên ghi lại Target Audience dưới dạng Marketing Persona để thông tin thu thập trở nên hữu ích cho nhóm tiếp thị.

Marketing Persona là gì?

Marketing Persona hay còn được gọi là chân dung khách hàng mục tiêu(thường được biết đến với tên gọi buyer persona), là một bản trình bày khái quát về khách hàng lý tưởng của thương hiệu hoặc một phân khúc của nhóm khách hàng mục tiêu.

Dựa vào những thông tin về đặc điểm và nhu cầu của từng phân khúc khách hàng trong đây sẽ giúp thương hiệu dễ dàng định hình nhiều các hoạt động của doanh nghiệp, từ phát triển sản phẩm, marketing, sales đến chăm sóc khách hàng.

marketing persona

Để thực hiện tất cả các hoạt động trên một cách hiệu quả, doanh nghiệp buộc lòng phải thấu hiểu cặn kẽ về đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, không chỉ về nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, vị trí công việc, lối sống) mà còn nhu cầu, sở thích và tính cách của họ. 

Một chân dung khách hàng giả định càng sát thực tế càng giúp công ty hình dung rõ ràng, đi đúng hướng và đề xuất chiến lược hợp lý.

>> Xem thêm: Customer insight là gì? Cách để xác định “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng

Persona được sử dụng như thế nào trong Marketing?

Gần nhất, việc nắm được chân dung khách hàng mục tiêu giúp nhãn hàng xây dựng và phát triển kế hoạch nội dung (content) và thông điệp truyền thông sao cho thật hấp dẫn đối tượng khách họ. Đồng thời, dựa trên đặc điểm của từng nhóm khách hàng mà dễ dàng tùy biến chiến dịch Marketing sao cho phù hợp nhất.

Ví dụ như, thay vì gửi cùng một email với nội dung không phân biệt tới tất cả khách hàng, bạn có thể căn cứ vào persona của từng phân khúc để điều chỉnh và gửi thông điệp thích hợp.

Chưa hết, dựa vào vòng đời sản phẩm thời điểm hiện tại, bạn còn có thể sử dụng marketing persona để định hướng chiến lược phát triển tiếp theo của thương hiệu. Để đẩy mạnh Marketing, cải tiến sản phẩm, hay thoái lui khỏi thị trường, product life cycle và buyer persona sẽ đem đến cho bạn câu trả lời chính xác.

Tổng kết lại, còn rất nhiều lợi ích khác mà việc xây dựng dung khách hàng mang lại cho doanh nghiệp. Đây là công việc không thể thiếu, làm tiền đề để triển khai mọi hoạt động Marketing – bán hàng, cũng như giúp giữ chân khách hàng, tối ưu hóa doanh thu và hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Customer retention là gì? Làm thế nào để tăng tỷ lệ giữ chân khách?

Cách xác định Target Audience để tạo Marketing Persona cho doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp hay nhãn hàng thông thường sẽ tập trung bán sản phẩm và dịch vụ cho một nhóm khách hàng. Và ở mỗi ngành nghề khác nhau thì Marketing Persona của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau.

Với các doanh nghiệp nhỏ chỉ nên tập trung vào phân khúc thị trường của mình và hình thành nên một hoặc nhiều nhất là một vài chân dung cụ thể. Nếu không, doanh nghiệp sẽ rất dễ vướng vào tình trạng trở thành mọi thứ cho mọi người nhưng lại không có gì nổi bật.

Target Audience

Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu của mình là thu hút những khách hàng có khả năng lựa chọn sản phẩm (dịch vụ) của bạn nhất. Hãy tự hỏi xem điểm chung của họ là gì, từ việc xây dựng list câu hỏi sau:

  1. Khách hàng tốt nhất là ai?
  2. Phẩm chất của những khách hàng này là gì?
  3. Điều gì thôi thúc khách hàng kiếm tìm sản phẩm/ dịch vụ của bạn?
  4. Lý do họ sẵn sàng chọn lựa sản phẩm/ dịch vụ?
  5. Điểm gì khiến khách hàng chọn dịch vụ của bạn thay vì đối thủ?

Khảo sát khách hàng

Để thu thập persona, cách tốt nhất là sử dụng phương thức nghiên cứu khách hàng – thông qua survey, interview và hỏi các vấn đề sau:

  1. Lý do bạn dùng sản phẩm/dịch vụ?
  2. Tại sao lại chọn sản phẩm/dịch vụ đó?
  3. Sự khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ đó là gì?
  4. Nếu bạn không dùng sản phẩm đó, bạn có thể dùng gì để thay thế?
  5. Bạn mô tả sản phẩm với người khác thế nào?
  6. Lợi ích sản phẩm mang lại cho bạn là gì? 
  7. Bao nhiêu người làm việc cho doanh nghiệp bạn?
  8. Bao nhiêu người trong nhóm bạn? Sở thích của bạn là gì?

Có nhiều hình thức giúp thu thập thông những thông tin này của khách hàng như qua survey online, điện thoại hoặc qua phỏng vấn trực tiếp. Sau khi nhận được dữ liệu trả lời, hãy phân nhóm dữ liệu có nhiều điểm chung ra làm một. Từ việc sử dụng từ ngữ đến cảm xúc, điểm chạm và đưa tất cả những gì bạn tìm được vào mẫu Marketing Persona bạn đang thiết lập.

Để phân phối liên kết khảo sát thuận lợi, bạn có thể sử dụng con đường email. Bạn cần một mẫu email chung để tiện sao chép dán rồi gửi cho nhà cung cấp dịch vụ email của mình. Từ đó danh sách khách hàng của bạn sẽ nhận được mail và thuyết phục khách hàng tham gia khảo sát ngắn của bạn.

Viết Marketing Persona

Với công cụ Google Analytics, bạn có thể tìm hiểu thông tin nhân khẩu học của khách hàng chẳng hạn độ tuổi, giới tính. Bạn có thể xem tất cả thông tin để biết được mình đang thu hút được đối tượng nào, có phù hợp không.

Ở mục độ tuổi trong khu vực Nhân khẩu học bạn có thể làm một số phép tính toán như sau để tìm tên Persona:

Chẳng hạn, một khách truy cập cho trang web của bạn là 35 tuổi. Lấy năm hiện tại 2022 - 35 = 1987, đây chính là năm sinh của khách. 

Dùng website BabyNames.it để tìm tên nam/nữ có độ phổ biến nhất trong năm, chẳng hạn Sarah. Sau đó, bạn sẽ thấy thông tin liên quan đến cá tính, sở thích của Sarah. 

Dùng dữ liệu thu thập được sau khảo sát để nhập Quy mô công ty và Quy mô nhóm ( áp dụng cho nhà tiếp thị doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp). Dùng Google Analytics để tìm vị trí mà phần lớn khách hàng của bạn đến từ đó bằng cách vào mục Đối tượng → Click chọn địa lý và Vị trí để tìm.

marketing persona

Tiếp theo, dùng thông tin đã thu được từ cuộc khảo sát để xác định phần tính cách Marketing trong khu vực Cảm xúc.

  1. Lý do khách hàng tìm kiếm giải pháp
  2. Lý do chọn sản phẩm
  3. Lợi ích chính họ thu được từ đó
  4. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
  5. Báo giá của khách hàng
  6. Các ấn phẩm được yêu thích.

Từ đó, bạn có thể nhìn một cách trực quan tổng thể khách hàng thông qua Marketing Persona.

Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về Cách xác định Target Audience để tạo Marketing Persona cho doanh nghiệp. Hãy làm theo các bước này để tạo được content thu hút hơn với khách hàng!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh chóng, miễn phí

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công nghệ beacon

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads của đối thủ

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads...

Thư viện quảng cáo là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp người dùng có thể nghiên cứu và xây dựng được chiến dịch quảng cáo thích hợp cho mình.

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách tạo profile cá nhân

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách...

Profile là một phương tiện giúp bạn gây được ấn tượng đầu tiên với doanh nghiệp, đối tác. Cùng tìm hiểu những cách tạo profile chuyên...

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn giản, hiệu quả

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn...

Moodboard là công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Moodboard là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, phông chữ, chất...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.