Đến năm 2025, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu 55% dân số sẽ tham gia mua sắm trực tuyến, doanh thu thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ tăng 25%/ năm, tức đạt 35 tỷ USD. Bên cạnh đó, theo Sách Trắng Thương mại điện tử năm 2020, Việt Nam là quốc gia lọt top 3 khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử.
Với sự phát triển năng động như vậy, nhất định không thể bỏ lỡ 6 sàn thương mại điện tử “hot” nhất hiện nay!
1.Tiki
Hình thành vào tháng 3 năm 2010 với website bán sách Online, Tiki nhanh chóng trở thành sàn thương mại điện tử với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và chinh phục khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau. CEO của Tiki là Trần Ngọc Thái Sơn- nhà sáng lập, kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Tiki.
Đây là hệ sinh thái thương mại tất cả trong một với các công ty thành viên trong đó. Tiki hiện là đơn vị số 1 về cơ sở hạ tầng, hệ thống kho vận, cung cấp dịch vụ logistics trong ngành thương mại điện tử Việt Nam.
Tiki cũng góp mặt trong top 6 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất Đông Nam Á trong Quý 4/2018 (Trích từ iPrice). Năm 2020, Tiki vinh dự đạt Top 1 trang TMĐT ở cả 2 bảng xếp hạng: ‘Thương hiệu tốt nhất tại Việt Nam’ của YouGov và ‘Thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất’ do KPMG bình chọn.
Bên cạnh đó, Tiki được đông đảo người dùng ưa chuộng với dịch vụ giao hàng thần tốc trong vòng 2 tiếng. Nhiều ý kiến trái chiều cho rằng Tiki “đốt tiền” vào thương mại điện tử. Tuy nhiên, đơn vị cho rằng họ đang “đầu tư” vào các chương trình khuyến mãi, giảm giá cũng như công nghệ và chuỗi cung ứng để giúp tối ưu hóa chi phí mà lại nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Niềm tin của khách hàng đối với Tiki là rất cao. Quy trình giao, nhận và vận chuyển nhanh chóng, chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, các ngành hàng trên Tiki vẫn chưa có sự đa dạng như shopee. Nếu bạn là doanh nghiệp được nhà nước cấp phép hoạt động thì mới mở shop trên Tiki đư
2.Shopee
Ra mắt năm 2015, nền tảng thương mại điện tử Shopee được xây dựng nhằm mục đích mang đến những trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn, tiện lợi. Năm 2015, shopee chào sân tại 7 thị trường trong đó có Việt Nam. Theo khảo sát của YouGov, Shopee là nền tảng thương mại điện tử đứng thứ 7 toàn cầu.
Bên cạnh đó, Shopee tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam với mức tăng trưởng kỷ lục. (Thống kê từ bản đồ thương mại điện tử quý 3/2020 do iPrice Group công bố.
Ưu điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT shopee:
- Cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu rộng mở
- Tạo gian hàng, bán hàng nhanh chóng không tốn kém chi phí
- Chương trình khuyến mãi luôn hấp dẫn với mọi khách hàng
- Vận chuyển cũng khá nhanh
Hạn chế: Vẫn tồn tại hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên sàn, phí giao hàng đối với nhiều đơn không được hỗ trợ nên vẫn cao. Đặc biệt, có nhiều người bán tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt
3.Lazada
Lazada cũng là nền tảng thương mại điện tử bán hàng online hàng đầu Việt Nam, có hơn 100 triệu lượt truy cập mỗi tháng và là nơi mua sắm đáng tin cậy của nhiều người. Đây là nền tảng thương mại điện tử có mô hình khá giống với Amazon, có độ phủ sóng khắp các nước trong khu vực. Lazada xuất hiện ở thị trường Việt Nam vào năm 2012. Thực chất là nó thuộc quản lý của Alibaba.
Đối với Lazada- Đây cũng là nền tảng không giới hạn cho dù người bán là cá nhân hay doanh nghiệp. Lazada cung cấp gói "kích cầu kinh tế" hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp truyền thống vừa và nhỏ chuyển đổi số và kinh doanh thành công trên nền tảng thương mại điện tử.
Ưu điểm khi kinh doanh trên Lazada:
- Phần trăm hoa hồng hấp dẫn. 5% cho sản phẩm điện tử,10% hoa hồng cho sản phẩm thời trang và các loại sản phẩm khác là 8%
- Hoạt động Marketing mạnh mẽ, nhắm đúng đối tượng
- Đồng bộ các sản phẩm từ các gian hàng trên Lazada ngay trên website hiệu quả
Tuy nhiên, Lazada thuộc sở hữu của nước ngoài nên đăng ký kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập. Giá cả mặt hàng và chi phí vận chuyển so với mặt bằng chung vẫn hơi “nhỉnh” với một số sàn khác.
4.Sendo
Đây là sàn thương mại điện tử ra đời vào thời điểm tháng 9 năm 2012. Xuất thân của nó là một dự án thương mại điện tử do Công ty Cổ Phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) phát triển. Cho đến ngày 13/5/2014, Công ty Cổ Phần Công nghệ Sendo được thành lập, trực thuộc tập đoàn FPT.
Sendo là nền tảng kinh doanh với lên đến 29 ngành hàng, hơn 10 triệu sản phẩm khác nhau của 200.000 nghìn shop để dễ dàng chọn lựa. Sendo chinh phục được khách hàng về độ tin cậy vì thuộc tập đoàn FPT. Khách hàng sẽ được tạo gian hàng miễn phí, tính bảo mật cao. Thời trang và công nghệ là ngành hàng đang có thế mạnh trên Sendo. Phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả, chính sách đổi trả linh hoạt.
Mặc dù vậy, do việc quản lý kinh doanh còn có một số hạn chế nên hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên Sendo khá nhiều. Đổi trả sản phẩm hoàn tiền cũng không được cao.
5.Adayroi
Adayroi là website thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương Mại Tổng hợp VinCommerce, một thành viên của Tập đoàn Vingroup.Trước hết về mô hình kinh doanh, Adayroi khác với Lazada, Sendo hay Chotot, họ là B2C. Tham vọng của Adayroi sẽ là giống như kiểu Alibaba của Việt Nam, một nền tảng cho các nhà phân phối tiếp cận tới khách hàng trực tiếp.
Ưu điểm khi bán hàng trên Adayroi:
- Thương hiệu uy tín với nguồn hàng phong phú, đa dạng và đáng tin cậy cho khách hàng từ Vinmart, Vinhomes, VinEco, VinPro,...
- Mức hoa hồng cao lên tới 30%
- Tốc độ giao hàng luôn khiến khách hàng hài lòng
- Quy trình kiểm duyệt sản phẩm nghiêm ngặt
- Chăm sóc khách hàng và bảo mật thông tin tốt
Tuy nhiên, đây là sàn thương mại điện tử nhắm vào đối tượng khách hàng của các công ty thành viên nên cơ hội bán hàng sẽ không rộng mở như các sàn Lazada hay Shopee. Adayroi mới chỉ phổ biến tại khu vực thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.
6.Hotdeal
Hotdeal- Sàn thương mại điện tử được thành lập năm 2010. Đây là một sản phẩm thuộc Mekong Com. Doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực TMĐT Việt Nam với website bán lẻ sách trực tuyến Vinabook. Hotdeal được xem là trang bán hàng tổng hợp nhận được lượt truy cập rất cao và doanh thu tốt thường xuyên chạy các deal với giá tốt, phục vụ đúng nhu cầu và đối tượng khách hàng.
Như vậy, có thể thấy mỗi sàn thương mại điện tử đều có những mặt ưu điểm nổi trội. Doanh nghiệp cần cân nhắc về thế mạnh cũng như hạn chế của mình để lựa chọn sàn phù hợp, mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Ngoài ra, để tối ưu hóa quá trình quản lý bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cần tích hợp nó lên website. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa tích hợp để quản lý thông minh có thể tìm đến các đơn vị đang cung cấp dịch vụ thiết kế website.
Tham khảo thêm >> Sàn thương mại điện tử là gì? Tổng hợp những điều cần biết
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)