Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (2 Reviews)

Bán hàng trên facebook và bán hàng trên shopee là hai nền tảng kinh doanh online phổ biến hiện nay. Mỗi nền tảng có những thế mạnh riêng, hành vi người dùng cũng như cách đăng tải nội dung và cách tiếp cận khách hàng khác nhau. Hiểu rõ được sự khác biệt giữa bán hàng trên facebook và shopee sẽ giúp bạn lựa chọn được nền tảng bán hàng phù hợp và hiệu quả với mục tiêu kinh doanh của mình.

Điểm chung giữa bán hàng trên Facebook và Shopee là gì?

Facebook là mạng xã hội lượng dùng cao nhất hiện nay. Với tính kết nối cao, chia sẻ thông tin và giải trí rộng khắp cùng với sự phát triển của công nghệ số nên xu hướng kinh doanh online trên facebook ngày càng phát triển. Đây được xem là mảnh đất màu mỡ thôi thúc nhiều người bán hàng tham gia.

Shopee - một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay với lượng khách hàng truy cập cao nhất là trong bối cảnh dịch covid những năm qua. Nó không đóng vai trò là người mua hay người bán mà là nền tảng trung gian hỗ trợ việc mua bán online trở nên dễ dàng. 

Điểm chung lớn nhất của hai nền tảng bán hàng online này chính là không mất phí khi tạo cửa hàng và đăng tải sản phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn gian hàng của mình trở nên nổi bật và được nhiều người biết tới sẽ cần phải bỏ phí vào những khoản khác.

Điểm chung giữa bán hàng trên Facebook và Shopee là gì?

So sánh giữa bán hàng trên Facebook và trên Shopee

Hai nền tảng đều có độ tiếp cần khách hàng rất lớn, vì thế chủ kinh doanh không thể bỏ qua cơ hội này tận dụng chúng vào mục đích gia tăng doanh thu cho mình. Vậy chúng ta cùng xem thử giữa bán hàng trên Facebook và Shopee có đặc điểm gì khác nhau 

Quy trình mua bán

Ở mỗi nền tảng, quy trình mua bán có những đặc điểm khác nhau mà người bán hàng cần phải nắm rõ trước khi thực hiện.

Mua bán hàng trên Shopee

Để bán hàng trên shopee, người bán cần phải đăng ký tài khoản và tạo gian hàng. Tuy nhiên, việc mua bán sẽ phải thông qua khâu trung gian của Shopee đó là xử lý đơn hàng, nhận tiền từ Shopee,…

Vì thế, quá trình xử lý đơn hàng trên shopee sẽ lâu hơn và đây cũng là điều khách hàng lo ngại. Tuy nhiên, chính sách vận chuyển hỗ trợ người bán của Shopee lại là điểm cộng giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển mà người mua lại nhận được những mã freeship rất là tiện lợi.

>>> Xem thêm: Những quy định khi kinh doanh thương mại điện tử

Mua bán trên Facebook

Việc đầu tiên bạn cần làm là đăng ký tài khoản hoặc tạo trang bán hàng khi muốn kinh doanh trên facebook. Điểm cộng khi bán hàng online qua hình thức này là bạn vừa có thể bán trực tiếp trên trang cá nhân hoặc qua fanpage với tập khách hàng rộng hơn. Bên cạnh đó việc Facebook hiện tại không can thiệp trong việc xử lý đơn hàng và lợi nhuận của người bán nên quá trình giao hàng tới người nhận có thể sẽ diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên, bạn cần bỏ thời gian tìm kiếm và liên hệ với các bên vận chuyển để giao hàng. Việc tạo mã đơn hàng, gói hàng, giao cho vận chuyển, theo dõi quá trình vận chuyển đều phải do bạn kiểm soát.

so sánh bán hàng trên facebook và shopee

Quy trình đăng bài bán hàng

Đăng bài bán hàng trên Shopee hay Facebook như thế nào là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm tiếp theo

Đăng bài trên Shopee

Người bán cần phải điền đầy đủ về hình ảnh, chất liệu, tên và mô tả sản phẩm, giá thành, kích thước, trọng lượng sản phẩm, thương hiệu, các thông số về tồn kho…Với các sản phẩm biến thể như màu sắc, size… thì cần phải nhập đầy đủ và chi tiết.

Shopee có quy định kích thước và nội dung hình ảnh, ký tự tối thiểu tên sản phẩm nên bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn bán hàng trên Shopee để tránh các sai sót dẫn tới không được duyệt bài.

>>> Bài viết hữu ích cho bạn: Viết mô tả sản phẩm trong thương mại điện tử chinh phục người mua

Tính cạnh tranh khi bán hàng trên Shopee, Facebook

Shopee công khai giá, số lượng sản phẩm đã bán và đánh giá xếp hạng sản phẩm nên với người bán mới đây sẽ là một bất lợi khi số lượng sản phẩm bán ra thấp. Vì thế khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee tính cạnh tranh sẽ khá cao.

Trong khi đó, người bán hàng trên facebook không cần thiết phải công khai giá sản phẩm, có thể tự mình quyết định giá với khách nên tính cạnh tranh thấp hơn cũng như lợi nhuận có thể cao hơn.

Cách thức bán hàng trên Shopee, Facebook

Khi tham gia bất kì nền tảng hỗ trợ cho kinh doanh, chúng ta đều phải luôn hiểu cách thức hoạt động của nó như thế nào mới mang lại hiệu quả cao nhất. Vậy cách thức bán hàng trên Shopee, Facebook được thực hiện ra sao?

Bán hàng trên Shopee

Người mua khi ghé Shopee sẽ tìm kiếm sản phẩm mong muốn bằng cách nhập từ khóa hoặc dựa theo top các sản phẩm bán chạy hiển thị trên trang chủ. Vì phần lớn người mua biết mình đang tìm kiếm điều gì nên việc người bán đưa ra các chương trình khuyến mãi, voucher,... là rất cần thiết để tác động đến hành vi mua hàng của họ.

Người bán hàng cần phải đẩy sản phẩm lên top và cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác bằng cách chạy quảng cáo hoặc kết hợp với các chương trình marketing Shopee như chạy quảng cáo Shopee, Affiliate Marketing, ... để thu hút người mua.

Cách bán hàng trên Facebook

Ngoài việc đăng các bài post bán hàng, người bán trên Facebook có thể lựa chọn hình thức livestream bán hàng hoặc chạy quảng cáo để thu hút người dùng. Bạn cũng có thể share thông tin sản phẩm trên các hội nhóm bán hàng khác để được nhiều người biết đến hơn.

so sánh bán hàng trên shopee và facebook

Đăng bài trên Facebook

Cách bán hàng trên Facebook đơn giản hơn khi mà bạn chỉ cần đăng tải hình ảnh sản phẩm, giá nếu có kèm mô tả sản phẩm. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo nội dung với các câu quotes, hot trend hấp dẫn kèm các icon nổi bật để thu hút người mua.

Tiêu chí đánh giá chất lượng

So với Facebook, Shopee tập trung chủ yếu vào thương mại nên tiêu chí đánh giá chất lượng của nó sẽ tập trung cao hơn về trải nghiệm của người dùng. Các chính sách, quy định mà Shopee đưa ra theo từng cấp bậc như sản phẩm yêu thích, shop yêu thích, Shopee Mall,... đảm bảo cho người mua có sự lựa chọn tốt hơn. Nếu shop của bạn có những yếu tố trên, khi khách hàng tìm kiếm từ khóa Shop sẽ được ưu tiên hiển thị lên vị trí top đầu hiển thị. 

Shopee cấp danh hiệu cho Shop sẽ dựa trên các tiêu chí như:

  1. Điểm đánh giá shop
  2. Số đơn hàng phát sinh và giao hàng thành công
  3. Tỷ lệ phản hồi tin nhắn
  4. Tỷ lệ đơn hàng không thành công
  5. Tỷ lệ giao hàng trễ

Đối với bán hàng trên Facebook, tiêu chí đánh giá chất lượng sẽ khác với Shopee là sẽ để khách hàng tự đánh giá chất lượng. Facebook sẽ có mục đề xuất cho khách hàng đánh giá từ 1-5 sao theo độ yêu thích về sản phẩm cũng như dịch vụ của Shop. Ngoài ra, chất lượng của một fanpage còn dựa trên số lượng người theo dõi và thích trang của bạn. 

Nên bán hàng trên Shopee hay Facebook?

Mỗi nền tảng có những cách tiếp cận khách hàng khác nhau, khó có thể nói chính xác cái nào hiệu quả vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những cửa hàng, người kinh doanh tạo dựng cho thương hiệu fanpage Facebook trước, sau đó có sự phát triển nhất định mới tấn công sang Shopee. Nhưng cũng có người tạo mới cả 2 gian hàng ở 2 nền tảng song song phục vụ cho việc bán hàng. 

Hai nền tảng này vẫn đang là cơn sốt trong kinh doanh đem lại nguồn doanh thu bán hàng tăng trưởng và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Để lựa chọn nền tảng nào mang lại hiệu quả kinh doanh, người bán cần xét qua các yếu tố như cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. 

Nên bán hàng trên Shopee hay Facebook?

Người mua thời đại 4.0 có yêu cầu cao và khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm mua hàng. Vì thế, trước khi quyết định mua một món đồ họ có sự thăm dò qua nhiều nguồn dựa theo những yếu tố trên. Do đó, người kinh doanh phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt hàng của mình, chất lượng, độ cạnh tranh, dịch vụ để chọn nền tảng đem lại nguồn thu tiềm năng cho mình.  

Lựa chọn bán hàng đa kênh có được không?

Bán hàng đa kênh (Omnichannel) là hình thức bán hàng không quá xa lạ khi internet phát triển như hiện nay. Cụ thể, bán hàng đa kênh là bán hàng trên nhiêu kênh (từ 2 kênh trở lên). Doanh nghiệp tận dụng hết các phương thức bán hàng có thể để tăng cơ hội bán sản phẩm, dịch vụ mang lại doanh thu cao. 

Trước mắt, chúng ta có thể thể thấy lợi ích rõ nhất từ bán hàng đa kênh là việc tiếp cận khách hàng tiềm năng ở tất cả các nền tảng bán hàng trở nên nhiều hơn, tăng cơ hội ra đơn hàng. Ngoài ra, việc bán hàng không bị phụ thuộc vào một kênh duy nhất khi gặp sự cố, việc kinh doanh vẫn được duy trì hoạt động. 

Bán hàng đa kênh có thể tốn nhiều chi phí nhưng nếu doanh nghiệp bạn có tài chính ổn định thì không nên bỏ qua phương án này. Nhiều doanh nghiệp đã chi mạnh tay chạy quảng cáo Facebook để dẫn khách hàng về link Shopee tăng cơ hội bán hàng. Phương pháp này có nhiều rủi ro đòi hỏi người kinh doanh nghiên cứu kĩ lưỡng nếu không muốn mất một số tiền lớn cho việc chạy quảng cáo mà sinh lời không bao nhiêu. 

Trên đây là những so sánh khi bán hàng trên Facebook và trên Shopee mà LPTech muốn chia sẻ đến những bạn còn đang băn khoăn về hai loại hình kinh doanh trực tuyến này. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả hai loại hình này để hỗ trợ cho sản phẩm mà bạn kinh doanh được nhiều người biết tới hơn. Chúc cho việc kinh doanh sắp tới của bạn đạt được kết quả tốt nhất.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở thành xu hướng?

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho Các Doanh Nghiệp?

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh doanh

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat trong bán hàng

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.