Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

4.3/5 (915 Reviews)

Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử nổi tiếng nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khắp khu vực Đông Nam Á. Để hiểu thêm về chiến lược kinh doanh tạo nên sự thành công của sàn thương mại điện tử này, hãy cùng LPTech phân tích chi tiết mô hình SWOT của Shopee ngay sau đây.

Tổng quan về Shopee

Shopee là nền tảng mua sắm trực tuyến được ra mắt năm 2015 bởi Sea Group có trụ sở tại Singapore. Đến thời điểm hiện tại, Shopee đã có mặt trên 7 nước trong khu vực châu Á là: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philippines.

Khi bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam, Shopee hoạt động theo mô hình C2C (Consumer To Consumer) Marketplace – là bên trung gian trong quy trình mua bán giữa người tiêu dùng với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam hoạt động theo mô hình lai, bao gồm cả B2C (Business To Consumer) - là bên trung gian trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp với người tiêu dùng.

mô hình SWOT của Shopee

Lợi nhuận của Shopee chủ yếu đến từ việc tính phần trăm chiết khấu từ các đơn hàng được giao dịch trên nền tảng. Từ ngày 1/4/2019, Shopee áp dụng chính sách thu mức phí 1%- 2% trên mỗi đơn thành công từ người bán. Ngoài ra, với lợi thế là nền tảng có hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, Shopee còn có thể kiếm tiền nhờ việc cung cấp các dịch vụ quảng cáo Shopee trên trang chủ của nền tảng này.

Chỉ sau vài năm hoạt động, đến nay, Shopee đã được biết đến rộng rãi trên khắp khu vực Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Trong nhiều năm gần đây, Shopee đã trở thành cái tên dẫn đầu trong danh sách những sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, Shopee đang chiếm tới 72% thị phần tại thị trường Việt Nam với doanh số lên tới 43.118 tỷ đồng tính từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022.

Phân tích mô hình SWOT của Shopee

Phân tích mô hình SWOT là một trong những bước quan trọng và cần thiết để hình thành nên chiến lược kinh doanh cũng như định hướng cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Ngay sau đây, hãy cùng LPTech phân tích mô hình SWOT của Shopee để từ đó hiểu hơn về chiến lược kinh doanh và tiếp thị thành công của thương hiệu tại Việt Nam.

Strengths (Điểm mạnh)

Trong phân tích mô hình SWOT của Shopee, có thể thấy thương hiệu này có nhiều điểm mạnh, vượt trội hơn hẳn so với nhiều đối thủ như:

Nguồn tài chính mạnh

Công ty mẹ của Shopee là tập đoàn Sea Group - “kỳ lân công nghệ” hàng đầu Đông Nam Á với nguồn tiền dồi dào đến từ việc kinh doanh mảng game Garena. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, Garena đem lại cho Sea Group lợi nhuận gần 1,5 tỷ USD. Và vì thế, trong cuộc đua “đốt tiền” trên thị trường thương mại điện tử, Sea Group vẫn có thể dư sức rót vốn để duy trì hoạt động cho Shopee.

Kể từ khi ra mắt tại Việt Nam, dù luôn trong tình trạng kinh doanh thua lỗ nhưng “con nhà giàu” Shopee vẫn không ngừng nhận được nguồn tài chính khổng lồ từ công ty mẹ. Năm 2016, Shopee được rót vốn 50 triệu USD cho vốn điều lệ khởi đầu. Trong nửa đầu năm 2018, sàn thương mại điện tử này nhận thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ từ Sea Group. Và con số này không ngừng tăng lên mỗi năm với gần 2.500 tỷ đồng vào năm 2019.

Chiến lược truyền thông mạnh

Mặc dù xuất hiện muộn nhưng Shopee vẫn tạo được ấn tượng mạnh trong công chúng tại Việt Nam với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Các hình ảnh quảng cáo của Shopee xuất hiện phổ biến trên các nền tảng lớn của Việt Nam như Facebook, Google, các phương tiện giao thông công cộng,… được đầu tư hình ảnh và màu sắc thu hút khi "đập" vào mắt.

Không chỉ thế, sàn thương mại điện tử này còn không ngại chi tiền mời những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng để làm đại diện cho thương hiệu trong các chiến dịch quảng bá như: Sơn Tùng MTP, Blackpink,...

Shopee cũng là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên đẩy mạnh hình thức Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) giúp các đối tác tiếp thị kiếm thêm hoa hồng từ việc giới thiệu thành công và gián tiếp giúp Shopee có thể tiết kiệm được chi phí tiếp thị.

Điểm mạnh của shopee

Chiếm phần lớn thị phần trong thương mại điện tử

Trong năm 2020, Shopee là ứng dụng thương mại điện tử có lượt tải về sử dụng ứng dụng cao nhất tại Việt Nam và đứng đầu lượt truy cập website mua hàng ở Việt Nam với hơn 50 triệu truy cập vào website trong tháng.

Với lợi thế về nguồn sản phẩm, quan hệ đối tác, logistics, người bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng và mô hình kinh doanh kết hợp giữa B2C và C2C … Shopee trở thành nền tảng thương mại điện tử được ưu ái hàng đầu tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Decision Lab, có khoảng 51% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng Shopee là nền tảng yêu thích khi mua sắm trực tuyến của họ. Đây cũng là nền tảng “phải ghé” với 73% người dùng sống ngoài các thành phố lớn. Bên cạnh đó, hơn 70% người dùng Gen Z nhận định Shopee là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất.

Chất lượng dịch vụ được đánh giá cao

Shopee có những dịch vụ và chính sách giúp bảo vệ quyền lợi của cả người mua hàng lẫn người bán cũng như nhiều dịch vụ hỗ trợ “được lòng” người dùng như:

  1. Linh hoạt cho 2 phiên bản mobile app và online website, tiên phong cho xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce & Mobile Commerce).
  2. Cung cấp đa dạng hình thức thanh toán kỹ thuật số để đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng, bao gồm ví điện tử AirPay (nay là Shopee Pay)
  3. Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng
  4. Chính sách đổi trả hàng giúp bảo vệ quyền lợi và tạo nhiều thuận lợi cho mua.
  5. Chính sách bảo vệ người mua hàng và người bán hàng được đánh giá tốt.
  6. Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
  7. Giao hàng nhanh, phí ship hàng rẻ.
  8. Cho phép người mua hàng trả giá sản phẩm với người bán thông qua tính năng Chat.
  9. Cho phép thanh toán bằng Shopee Xu.

Weaknesses (Điểm yếu)

Một số điểm yếu có thể thấy trong mô hình SWOT của Shopee như:

Công nghệ chưa đáp ứng phần lớn người dùng

Mặc dù có giao diện thân thiện với người dùng và không khó để sử dụng, tuy nhiên, Shopee vẫn còn tồn tại không ít hạn chế về công nghệ. Nền tảng thương mại điện tử này còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của lượng lớn người dùng trong cùng một thời điểm.

Đặc biệt, trong những đợt siêu sale,người dùng Shopee sẽ gặp phải không ít gián đoạn vì hệ thống quá tải. Từ đó, nó làm giảm sự hài lòng trong quá trình mua sắm.

Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và uy tín người bán

Mô hình C2C (Consumer To Consumer) cho phép thu hút lượng lớn người bán và làm đa dạng danh mục sản phẩm trên Shopee nhưng cũng mang lại không ít rủi ro. Rủi ro dễ thấy nhất mà mô hình này mang lại đối với Shopee là khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm và uy tín của người bán.

điểm yếu của mô hình swot shopee

Tồn tại nhiều rủi ro cho người bán và người mua

Trên thực tế, một tài khoản người dùng có thể vừa là người bán hàng, vừa là người mua hàng trên Shopee bởi Shopee coi người mua và người bán có vị trí tương đồng với nhau, không có sự khác biệt quá lớn. Do đó, còn nhiều rủi ro vẫn tồn tại trong quá trình mua bán trên nền tảng này như:

  1. Đơn phương hủy đơn hàng từ một phía mà không có sự hỗ trợ dành cho phía còn lại mà chỉ ghi nhận và hủy đơn hàng.
  2. Hệ thống đánh giá mua hàng hạn chế, cho phép người bán dễ dàng xóa đánh giá xấu từ người mua gây ảnh hưởng đến điểm đánh giá thật của sản phẩm.

Opportunities (Cơ hội)

Phân tích mô hình SWOT của Shopee có thể thấy được những cơ hội của sàn thương mại điện tử này bao gồm:

Sự phát triển mạnh mẽ của số lượng người dùng Internet

Theo đánh giá của Google, Temasek và Bain & Co, Việt Nam là một trong các nền kinh tế Internet hấp dẫn nhất Đông Nam Á với khả năng tăng trưởng 175% vào năm 2025.

Báo cáo cũng chỉ ra, tính từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 cho đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới; một nửa trong số đó đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. Thêm vào đó, thời gian sử dụng Internet tại Việt Nam cũng ở mức tương đối cao với trung bình 4 tiếng sử dụng mỗi ngày. Do đó, số lượng người tham gia sàn thương mại điện tử này với mục đích mua hàng hay cách bán hàng trên Shopee ngày càng tăng cao.

Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh

Mua sắm trực tuyến mang đến nhiều thuận lợi cho cả người mua và người bán như: không mất thời gian di chuyển đến tận nơi mua hàng, nhiều chính sách ưu đãi, giảm giá…. giúp cho hình thức mua hàng này ngày càng được lòng nhiều người dùng.

Xu hướng mua hàng online tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Điển hình năm 2022, Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 Đông Nam Á xếp sau Indonesia và được dự đoán sẽ tăng trưởng đến mốc 39 tỷ USD vào năm 2025. Thực tế này cho thấy khả năng phát triển của thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng chỉ tính tại thị trường Việt Nam là vô cùng lớn.

cơ hội của shopee

Chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển thương mại điện tử

Để xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh tại Việt Nam, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Để thực hiện mục tiêu này, nhiều biện pháp hỗ trợ đã được đưa ra như hoàn thiện khung pháp lý; hoàn thiện nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử… để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả Shopee.

Threats (Thách thức)

Những thách thức lớn nhất mà Shopee đang phải đối mặt hiện nay đó là: đối thủ cạnh tranh; nguy cơ hàng giả và chi phí vận hành cao.

Đối thủ cạnh tranh

Thương mại điện tử đang là thị trường phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo báo cáo của Metric.vn, năm 2022, Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Theo đó, cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam cũng trở nên ngày càng khốc liệt.

Những cái tên đình đám như Lazada, Tiki, Sendo… trở thành những đối thủ đáng gờm của Shopee khi không ngừng phát triển và cho ra các chức năng, chương trình ưu đãi mới, hấp dẫn nhằm thu hút cả người bán lẫn người mua sử dụng dịch vụ của mình…

thách thức của Shopee

Nguy cơ hàng giả

Hình thức mua sắm trực tuyến tuy có thể mang lại sự tiện lợi cho cả người bán lẫn người mua nhưng song song với đó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện hàng giả, lừa đảo trên các nền tảng thương mại điện tử này.

Thực trạng này đã phần nào tạo nên những rào cản, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu của sàn thương mại điện tử Shopee.

Chi phí vận hành cao

Thương mại điện tử là thị trường béo bở có nhiều tiềm năng phát triển mạnh nhưng cũng là một “cỗ máy đốt tiền” của doanh nghiệp. Quy mô sàn càng lớn thì các chi phí để duy trì và vận hành là càng lớn.

Các chi phí cho kho bãi chứa hàng, trung chuyển, nhân lực, cũng như chi phí duy trì lượng người dùng và định vị tên tuổi của Shopee trên thị trường là vô cùng lớn. Đơn cử, chỉ trong năm 2019, Shopee đã được SEA rót thêm gần 2.500 tỷ đồng để có thể tiếp tục duy trì hoạt động.

Kết luận

Hy vọng rằng những thông tin phân tích mô hình SWOT của Shopee trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn phần nào về các yếu tố giúp Shopee tạo ra chiến lược kinh doanh thành công như hiện nay. Từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào việc kinh doanh của mình.

>> Xem thêm: Case Study là gì? Cách trình bày một Case Study có thể chuyển đổi

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở thành xu hướng?

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho Các Doanh Nghiệp?

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh doanh

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat trong bán hàng

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.