Giai đoạn khởi nghiệp ban đầu sẽ có những khó khăn, thử thách mà bạn phải đối mặt. Đó có thể là những thực thế khác với kỳ vọng, những áp lực vô hình, quản lý nhân sự chưa ổn,... Tìm hiểu các khó khăn sắp gặp phải khi khởi nghiệp giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn và chuẩn bị sẵn sàng những hướng xử lý cho công ty của mình.
1. Các nguồn lực có hạn
Công ty khởi nghiệp sẽ gặp khó khăn khi các nguồn lực bị giới hạn và cản trở việc hoạt động. LPTech liệt kê từng nguồn lực cụ thể sau đây!
Tài chính
Tài chính có hạn đối với nhiều công ty thật sự là một vấn đề lớn, đặc biệt đối với những đơn vị khởi nghiệp. Các khoản chi cho nhân viên, đối tác, các hóa đơn,… Việc tăng chi tiêu, các khoản phát sinh, thiếu hụt vốn để duy trì hoặc mở rộng là những trở ngại đáng lo.
Trước tình trạng này, các công ty luôn cố gắng tìm ra các giải pháp huy động vốn phù hợp và hiệu quả. Một vài biện pháp tối ưu phổ biến:
- Tăng cường huy động từ nguồn vốn nội bộ
- Thông qua vay ngân hàng
- Phát hành cổ phiếu
- Giảm vốn bị chiếm dụng
- Huy động vốn bằng tín dụng thương mại
Kỹ năng
Việc khởi nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng từ giao tiếp, quản lý, đàm phán thương lượng, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo,… Chắc chắn rằng, trong giai đoạn khởi nghiệp đầy mới mẻ, bạn không thể giỏi tất cả mọi việc. Hãy tìm kiếm các giải pháp cho chúng bằng cách học hỏi, rèn luyện thêm, xác định các ưu khuyết điểm bản thân hoặc thuê những người giỏi các kỹ năng nhất định.
Kinh nghiệm
Thiếu kinh nghiệm xử lý nếu tình huống phát sinh khác kế hoạch là điều mà các doanh nhân khởi nghiệp thường gặp. Ngoài ra, kinh nghiệm còn thể hiện ở nhiều khía cạnh: chuyên môn, kỹ năng,... Dù bạn có giỏi đến mức nào thì các kinh nghiệm trên thương trường và những khó khăn khởi nghiệp cũng sẽ rất khó. Vì thế, hãy tìm người cố vấn, người có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm để tham khảo và hội ý.
Nhân sự
Công ty khởi nghiệp bị giới hạn nhân sự là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự có năng lực không hề đơn giản. Một vài vấn đề bạn phải đối mặt với nhân viên của mình gồm:
- Nhân viên thích lương cao nhưng lại làm ít việc
- Nhân viên không làm việc nhóm hiệu quả
- Nhân sự công ty khởi nghiệp có năng lực nhưng không đoàn kết
2. Lập kế hoạch kinh doanh kém
Kế hoạch kinh doanh là yếu tố không thể thiếu khi các công ty khởi nghiệp. Đối với những người mới chưa có kinh nghiệm nhiều, các kế hoạch mơ hồ, thiếu quan điểm, không sát với thực tế sẽ dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp
Tránh tình trạng này khi khởi nghiệp làm bạn nản lòng, việc tìm ra giải pháp cho chúng là cực kỳ cần thiết, LPTech gợi ý một số giải pháp sau:
- Thực hiện nghiên cứu kỹ thông tin từ nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh
- Đặt ra các câu hỏi về thị trường hoạt động, đối tượng khách hàng, cách thức hoạt động, ngân sách,…
- Học hỏi từ những người có kinh nghiệm
- Tìm người cố vấn cho công ty khởi nghiệp
3. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ
Sự cạnh tranh sẽ có khía cạnh tích cực và tiêu cực riêng, đối với một công ty khởi nghiệp, cạnh tranh thật sự là một thách thức lớn. Các đối thủ có thể là những công ty cùng ngành đã hoạt động lâu năm và có uy tín riêng hoặc các công ty khởi nghiệp khác mới gia nhập.
Hãy định vị sản phẩm (dịch vụ của bạn), tìm thị trường cụ thể. Lựa chọn phân khúc tiềm năng và xây dựng những chiến lược để tăng ưu thế.
4. Chiến lược tiếp thị không phù hợp
Tiếp thị giúp thúc đẩy giữa người dùng với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn khởi nghiệp. Một chiến lược không phù hợp sẽ khiến lợi nhuận công ty giảm mạnh. Việc tìm ra cách tiếp thị nhắm đúng mục tiêu, định hướng tốt là điều mơ ước của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào. Hãy tham khảo một số giải pháp sau đây để giải quyết trở ngại này:
- Tìm hiểu và thông thạo các đa dạng kênh tiếp thị: video, báo điện tử,…
- Quan tâm các công cụ tiếp thị khác nhau: dịch vụ khách hàng, PR, quảng cáo,…
- Lên kế hoạch và lựa chọn những loại hình tiếp thị phù hợp
5. Thiếu mối quan hệ
Trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, mối quan hệ là điều không thể thiếu. Các mối quan hệ với nhà báo, nhân viên ngân hàng, luật sư, nhà cung cấp, đối tác, cố vấn chuyên nghiệp,... giúp ích rất nhiều cho công việc và hoạt động kinh doanh công ty khởi nghiệp.
Thiết lập các mối quan hệ cần thiết cho công ty và hãy bắt tay vào tìm cách mở rộng chúng khi kết giao với những nhân vật đó.
6. Chưa tìm được nguồn khách hàng tốt
Nguồn khách hàng chất lượng là những khách tiềm năng cao, trung thành, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của bạn. Đó là những điều ý nghĩa và cần thiết cho bất kỳ công ty khởi nghiệp nào.
Những khách hàng tốt sẽ mang đến doanh thu, lợi nhuận, góp phần xây dựng và phát triển công ty khởi nghiệp, mối quan hệ hai bên đều có lợi thay vì khách hàng xấu luôn tìm những sơ hở, lỗ hỏng, chờ thời cơ để hưởng lợi, kiện cáo và cố gắng thanh lý công khởi nghiệp của bạn.
Đối với một công ty khởi nghiệp, việc tìm nguồn khách hàng tốt là một thách thức lớn. Hãy phân biệt đâu là khách hàng tốt để đầu tư, chăm sóc họ bằng tất cả thiện chí thay vì tốn công vô ích cho những khách hàng xấu.
7. Không chuẩn bị chiến lược rút lui
Bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào đều cần chuẩn bị nhiều phương án, chiến lược rút lui là cần thiết đối với một công ty khởi nghiệp. Phương án rút lui cần được thiết lập trước khi bạn bắt đầu khởi nghiệp.
Đây là khía cạnh quan trọng nhưng thường bị bỏ qua dẫn đến các tình trạng công ty thất bại trong kinh doanh. Chiến lược rút lui hoàn toàn hỗ trợ công ty khởi nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh không mong muốn: người sáng lập bỏ cuộc, thị trường bão hòa, thua lỗ,...
Bạn nên lưu ý rằng, chiến lược rút lui không chỉ được áp dụng khi công ty khởi nghiệp thua lỗ mà còn được ứng dụng khi bạn muốn thử sức ở những lĩnh vực khác hoặc nghỉ hưu.
Sau đây là hai chiến lược cho công ty khởi nghiệp rút lui:
- Chuyển giao công nghệ
- Bán doanh nghiệp cho tư nhân
8. Trách nhiệm cao, áp lực nhiều và không có thời gian cho bản thân
Bỏ qua những yếu tố khách quan, thành lập công ty khởi nghiệp mang đến nhiều thử thách cho chính bản thân của bạn. Quả thật, trở thành người lãnh đạo và bắt đầu mọi thứ mới mẽ khiến bạn trở nên áp lực hơn. Sau đây là một số tình trạng mà bạn gặp phải khi khởi nghiệp.
- Thiếu sự cân bằng trong cuộc sống
- Bỏ qua những buổi họp mặt gia đình, bạn bè
- Không tập thể dục, các chuyến đi chơi giải trí, đọc sách, nấu ăn,....
- Thiếu ngủ và chế độ ăn uống dinh dưỡng
Thoát khỏi điều này khi quản lý thời gian chặt chẽ, tạo thói quen tốt, cân nhắc thực hiện các hoạt động tốt cho bản thân bạn. Hãy cố gắng duy trì chúng để tạo nguồn năng lượng và giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Nhìn chung, bất kì công việc gì mới bắt đầu sẽ khiến bạn chưa quen, đặc biệt là khởi nghiệp trong kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị chuẩn bị các yếu tố cần biết khi khởi nghiệp, hiểu rõ những khó khăn khi khởi nghiệp, kết hợp khả năng ứng biến linh hoạt, thái độ tích cực. Thử thách sẽ làm bạn trở nên mạnh mẽ hơn!
>> Xem thêm bài viết:
Top 10 ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp vốn ít lãi cao năm 2021
6 câu chuyện khởi nghiệp truyền động lực mạnh mẽ
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.