Xu hướng chuyển đổi số ngành phần mềm ERP trong tương lai

Doanh nghiệp đang trên đường hoàn thiện quá trình hoạt động của mình thông qua ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng phần mềm ERP sẽ là xu hướng chuyển đổi số trong tương lai mà các doanh nghiệp đang hướng đến trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0.

Chuyển đổi số phần mềm ERP là gì?

Nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu được thuật ngữ chuyển đối số phần mềm ERP, nội dung này lần lượt làm rõ hai thuật ngữ: Chuyển đổi số và phần mềm ERP là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và kỹ thuật số áp dụng ở mọi lĩnh vực. Hình thức chuyển đổi số thông qua áp dụng công nghệ sẽ làm thay đổi quá trình hoạt động của doanh nghiệp và mang đến những trải nghiệm mới cho người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là một mô hình công nghệ và được tích hợp rất nhiều ứng dụng khác nhau quy về một phần mềm duy nhất, giúp tự động hóa từ A đến Z. Tất cả các hoạt động liên quan tới các hoạt động của doanh nghiệp như: tài chính, kế toán, nhân sự, hàng hóa, công việc,…

Như vậy, việc chuyển đổi số phần mềm trên là sự tích hợp nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tại sao phải chuyển đổi số phần mềm ERP?

Việc chuyển đổi số hết sức cấp thiết của doanh nghiệp trong xu thế hiện nay, nếu doanh nghiệp không thực hiện chuyển đổi trên, sẽ khiến doanh nghiệp tụt hậu và khó cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện việc chuyển đổi trên bởi:

Quản lý thông tin trong doanh nghiệp

Khi thực hiện công việc này, hệ thống thông tin tại các phòng của doanh nghiệp được dùng chung một phần mềm duy nhất. Tất cả nhân viên đều có thể đăng nhập và phối hợp một cách nhịp nhàng để xử lý công việc nhằm tránh sai sót và hồi đáp nhanh chóng đến khách hàng.

Quản lý tình hình tài chính kế toán

Khi thực hiện chuyển đổi số phần mềm quản lý ERP sẽ giúp doanh nghiệp thống kê tất cả các số liệu từ các phòng ban và tổng kết về bộ phận kế toán tài chính. Thuận tiện cho quá trình báo cáo đến cấp quản lý để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, chuyển đổi số phần mềm ERP tài chính kế toán sẽ hạn chế tối đa việc xảy ra sai sót hơn trong việc thực hiện các phép tính thủ công.

Quản lý con người hiệu quả

Thực hiện việc chuyển đổi số phần mềm quản lý ERP quản lý nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ thông tin nhân viên như quá trình hoạt động, đánh giá nhân viên chính xác thông qua các KPI, những góp ý của khách về quá trình phục vụ nhân viên…  nhằm giúp các nhà quản lý điều chỉnh phù hợp hoặc hỗ trợ các công tác khác trong quá trình quản lý nhân sự tại doanh nghiệp.

Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Khi doanh nghiệp đã sắp xếp có hệ thống về thông tin nội bộ, quản lý chi tiêu của doanh nghiệp và cả quản lý con người nhờ việc chuyển đổi số. Quá trình vận hành kinh doanh được kiểm soát rõ ràng và chủ động hơn khi có vướng mắc, khó khăn xảy ra.

Qua các lợi ích trên, các doanh nghiệp sẽ mạnh tay đầu tư vào công việc này để tạo bước đột phá tăng trưởng cho doanh nghiệp mình trong thời gian tới.

Các xu hướng chuyển đổi số phần mềm ERP

Nhằm giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn về việc chuyển đổi số, trong khuôn khổ nội dung này, LPTech chia sẻ các xu hướng sau:

Phát triển điện toán đám mây

Xu hướng phần mềm ERP điện toán đám mây là việc sử dụng các tài nguyên công nghệ thông tin và các mạng internet giúp người dùng truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây ở mọi lúc mọi nơi với điều kiện kết nối mạng internet.

Vì vậy, việc chuyển đổi số phần mềm ERP kết hợp với điện toán đám mây sẽ hỗ trợ người quản trị doanh nghiệp không còn lo lắng về việc quản lý tự động, bảo trì và nâng cấp hệ thống với khoản ngân sách phù hợp,...

Phần mềm ERP và trí tuệ nhân tạo (AI)

Tích hợp trí tuệ nhân tạo sẽ cải thiện việc chuyển đổi số một cách hiệu quả, bởi nó sẽ phân tích các thông số hay tài nguyên chính xác, có khả năng liên kết nhiều dữ liệu khác, từ đó hạn chế sai sót và tránh lãng phí, cải thiện tài chính hiệu quả...

AI sẽ đánh giá hiệu suất và trình độ từng nhân viên để bố trí sao cho phù hợp để chăm sóc khách hàng tốt nhất, tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng,… Từ đó xây dựng hình ảnh doanh nghiệp qua cách thức phục vụ của nhân viên với khách hàng hay gọi nét văn hóa của doanh nghiệp.

Tích hợp AI với ERP đang dần trở thành xu thế trong thời đại số vì nó giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề đã và đang tồn tại trong mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Phần mềm ERP trên ứng dụng điện thoại di động thông minh (mobile app)

Xu hướng này sẽ giúp nhân viên tại doanh nghiệp linh động trong quá trình xử lý công việc ở mọi lúc, mọi nơi không còn bó hẹp tại văn phòng.

Các doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể một số rủi ro và vẫn duy trì việc sử dụng hiệu quả tài nguyên của doanh nghiệp. Tích hợp và liên kết thiết bị di động giúp hệ thống dễ vận hành, quản lý và dễ sử dụng, từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Xu hướng phát triển ERP theo hướng chuyên môn hoá ngành nghề

Việc chuyển đối số phần mềm ERP không chỉ áp dụng một ngành nghề mà nhiều ngành nghề khác nhau. Quy mô kinh doanh khách nhau đòi hỏi phầm mềm ERP cần có chức năng quản lý tương ứng, để đáp ứng phù hợp tình hình thực tế. Nhìn chung, với các tập đoàn lớn và hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề thì phần mềm ERP cần phải quản lý tốt ở mức độ tổng công ty (tập đoàn) và mức độ chi nhánh (chi tiết, thành viên)

Kế hoạch phát triển phần mềm cần được đánh giá và thiết lập ngay từ khi bắt đầu. Căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế, nguồn kinh phí có thể chi trả, đặc thù ngành nghề, mục tiêu mong muốn,... doanh nghiệp sẽ có hướng đi phù hợp.

Phần mềm ERP và Internet vạn vật (IoT - Internet of Things)

Phần mềm ERP với Internet vạn vật chính là hai sức mạnh trong công nghệ thông tin thời đại 4.0. Điểm nổi bật của vạn vật có thể kết nối một cách linh hoạt với các thiết bị cảm biến hoặc thiết bị vật lý mà không cần sự can thiệp của con người.

Sự kết hợp của 2 sản phẩm công nghệ này được dự đoán sẽ là sự "bùng nổ" cho quản lý. Nhà quản trị nhanh chóng đưa ra những quyết định sáng suốt, dễ dàng kiểm soát và giải quyết các tình huống hơn bằng một hệ thống thông tin được liên kết chặt chẽ.

Bài viết trên được chúng tôi nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp trong nước cũng như hiểu biết cơ bản thị trường quốc tế, đồng thời được rút ra từ chính các đơn vị mà chúng tôi có cơ hội hợp tác. Từ đó nắm bắt mong muốn của các doanh nghiệp và chia sẻ các xu hướng chuyển đổi số phần mềm ERP trong tương lai.

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm kiến thức về lĩnh vực này, đồng thời sẽ mạnh dạn thực hiện dịch vụ trên để sớm đưa hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với tình hình hiện nay, quan trọng nhất đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho doanh...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm...

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt...

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên...

Bài viết mới nhất


SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

Weebly là gì? Hướng dẫn tạo website bằng Weebly...

Weebly là nền tảng thiết kế website thân thiện với người dùng, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà bán hàng trực tuyến.

Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...