Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (1 Reviews)

User-Generated Content hiện đang là xu hướng nội dung mới hiện nay. Chúng được đại đa số nhà tiếp thị yêu thích và áp dụng, bất kể họ đang làm việc tạo tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ hay startup. Vậy User-Generated Content là gì? Điểm hấp dẫn của UGC là gì và làm sao để tối ưu chúng hiệu quả?

User-Generated Content là gì?

User-Generated Content là nội dung do người dùng tạo, đó là bất kỳ loại nội dung nào xoay quanh thương hiệu của bạn mà được tạo ra bởi người tiêu dùng. Trong thời gian gần đây, nội dung do người tiêu dùng tạo ra đã trở thành một phương án tuyệt vời giúp các doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu Marketing tương tự như việc sử dụng quảng cáo hoặc sáng tạo nội dung mà không cần đầu tư nhiều.

Hiện nay, người dùng không còn tin vào quảng cáo giống như trước đây, rất nhiều người trong số đó thực hiện hành động chặn quảng cáo hoàn toàn dẫn đến kết quả chiến dịch quảng cáo đôi khi không đạt hiệu quả như mong đợi. Dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của Quảng cáo và việc sáng tạo nội dung trong tiếp thị nhưng nhà tiếp thị thông minh đủ nhạy bén để nhận thấy rằng những nội dung do khách hàng tạo ra sẽ hỗ trợ hoạt động tiếp thị của họ rất đắc lực.

Có những loại User-Generated Content nào?

User-Genarated Content được tạo ra dưới nhiều dạng hình thức thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhà tiếp thị cần có cái nhìn tổng thể hơn để khai thác UGC hiệu quả.

Có những loại User-Generated Content nào?

1. Review

Review là dạng User-Generated Content rất phổ biến với độ tin cậy cao. Mọi người thích đưa ra ý kiến của họ và có rất nhiều nền tảng để làm điều này. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Review ở bất kỳ nơi đâu trên Internet: ứng dụng điện thoại, Google Maps, trên Amazon/Shopee/Lazada, fanpage Facebook,... 

Các nhà bán lẻ trực tuyến đã rất thành công khi cung cấp một "vùng rộng rãi" cho phép người dùng đánh giá và hiển thị đánh giá với sản phẩm đang được bán. Ngoài ra, bạn sẽ thường thấy mọi người tweet về một quán đặc sản mà họ vừa ăn hoặc đăng trên Facebook về một khu resort du lịch khiến họ không mấy hài lòng. Những thông tin được review thường rất đầy đủ và chi tiết, bao gồm cả lần sử dụng cuối cùng của họ.

2. Blog Posts

Blogger là nguồn cung cấp thông tin đánh giá tuyệt vời, cho dù họ là blogger thời trang, công nghệ hay ẩm thực, họ đều dành một khoảng thời gian để viết nên những trải nghiệm cũng như thể hiện một vài ý kiến đánh giá liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu.

Nhiều trang Blog hoạt động theo hướng thử nghiệm các sản phẩm hoặc dịch vụ mới và viết đánh giá. Mặc dù một số thương hiệu trả tiền cho blogger nhưng hầu hết mọi người đều có thể phân biệt được sự khác biệt giữa bài đăng trên blog được tài trợ và bài đánh giá cá nhân. Thông thường, những bài đánh giá này rất được quan tâm vì chúng là một lời phê bình trung thực mà những người theo dõi tin tưởng.

3. Nội dung trên mạng xã hội

Có vô số User-Generated Content trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Linked, Instagram, Tiktok, Lotus, Twitter, Instagram, Tumblr, v.v.

Các nhà tiếp thị hiện nay đặc biệt quan tâm đến kênh tiếp cận này vì lượng người dùng lớn, độ phủ dày và mức độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội nhanh chóng mặt. 

4. Nội dung trên diễn đàn

Diễn đàn (Forums) là một phương thức chia sẻ kiến thức đã bắt đầu từ những ngày đầu của Internet. Mặc dù lượng người dùng trên các diễn đàn hiện nay không còn quá lớn như "thời kỳ hoàng kim" vài năm trước nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của User-Generated Content tại kênh này. Thành viên trên diễn đàn cung cấp đa dạng nội dung dưới dạng mẹo thực hiện, hướng dẫn sử dụng, cách giải quyết, cũng như các đề xuất và đánh giá.

Thật dễ dàng để lấy trích dẫn, hình ảnh, video và nội dung khác từ các diễn đàn, miễn là bạn nhận được sự cho phép trước.

> Có thể bạn quan tâm: Thời điểm vàng để đăng trên Facebook, Instagram, Twitter và LinkedIn

5. Hình ảnh, Video

Người tiêu dùng luôn thích đăng hình ảnh về những món hàng mới mua của họ trên phương tiện truyền thông xã hội, thường kèm theo một dòng giới thiệu nhanh, một vài lời khen ngợi hoặc gắn một thẻ bắt đầu bằng dấu hashtag. Đó có thể là bộ sưu tập mới nhất của một thương hiệu thời trang, thiết bị công nghệ mới nhất trên Facebook hoặc một dòng tweet về những quán cafe đáng đi nhất...

Ngoài ra còn có các video giới thiệu sản phẩm, cũng như các video hướng dẫn và đánh giá. Những dạng video nghe nhìn kiểu này hiện đang rất nổi và được dự đoán sẽ dẫn đầu xu hướng trong nhiều năm tiếp theo.

Vì sao User-Generated Content rất được quan tâm?

Chiến lược tiếp thị nội dung do người dùng tạo đang được sử dụng bởi những doanh nghiệp lớn mang tầm cỡ quốc tế cũng như các công ty khởi nghiệp nhỏ hay nhà bán lẻ cửa hàng. Điểm hấp dẫn của UGC là dễ dàng sử dụng trên hầu hết mọi kênh tiếp thị, với công sức và chi phí tối thiểu.

Đặc điểm của User-Generated Content là khả năng tạo niềm tin với khách hàng tiềm năng là rất cao, tăng khả năng hiển thị thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Chưa kể nó thường miễn phí dưới dạng đánh giá, lời chứng thực, ảnh, video, bài đăng trên Facebook, v.v.

Vì sao User-Generated Content rất được quan tâm?

Tạo dựng, củng cố niềm tin người dùng

Trong khi các công ty lớn có tên tuổi, đã hoạt động kinh doanh trong nhiều thập kỷ đã có được lòng tin của người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất theo thời gian, thì những công ty mới hơn, những thương hiệu đang bị "lung lay niếm tin" hoặc cần tăng cường lòng tin có thể chuyển sang User-Generated Content. Tạo dựng uy tín thông qua những lời người tiêu dùng liên tục ca ngợi về một thương hiệu có giá trị vượt xa bất cứ thứ gì bạn có thể mua hoặc tự sản xuất.

Sự thật nằm ở tính chân thực của các bức ảnh, ngôn từ và sự phấn khích mà nội dung do người dùng tạo ra, những điều này thương hiệu không thể tự mình sản xuất.

Ảnh hưởng đến quyết định, hành động của người dùng

Nếu người tiêu dùng không biết về một sản phẩm, họ sẽ tìm đọc những bài viết để tìm hiểu xem chúng là gì, những đoạn nội dung do người dùng khác để lại bao giờ cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất dưới góc độ người chuẩn bị mua hàng.

Từ các bài đánh giá trên các trang forums như Toplist, Techrum, Tinh tế,... hoặc phần đánh giá của Shopee, Lazada, Amazon,... về mọi sản phẩm cho đến những lời giọng văn đầy hài hước (hoặc tức giận) của một blogger về loại sản phẩm công nghệ mới nhất, UGC ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, nhiều hơn bất kỳ quảng cáo hoặc mô tả sản phẩm nào mà người bán cố gắng viết.

UGC thu hút người ta hành động khi đọc được nó. Bạn không khó để nhận ra rằng nội dung do người dùng tạo kích thích người đọc tương tác, họ hành động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn và thậm chí muốn nhiều hơn nữa.

Tiết kiệm thời gian quảng cáo, tiếp thị

Các thương hiệu thu hút khách hàng chia sẻ nội dung một cách nhất quán sẽ có được một luồng User-Generated Content đáng tin cậy và bền vững, chúng có thể được tái sử dụng trên các kênh tiếp thị mà thông thường nhà tiếp thị sẽ phải tốn thời gian, chi phí và công sức để tự sản xuất. 

Hiệu quả cho SEO

Nội dung do người dùng tạo là nội dung định tính miễn phí và chúng được xếp vào dạng nội dung chất lượng có ảnh hưởng đến xếp hạng SEO của bạn, vì vậy, thông thường bạn càng có nhiều nội dung kiểu này, thứ hạng của bạn càng tốt. UGC cũng được đề cập trong hơn 200 yếu tố xếp hạng website của Google.

Tối ưu User-Generated Content như thế nào?

User-Genarated Content là dạng nội dung đặc biệt, nhà tiếp thị có rất ít khả năng để tác động và yêu cầu ai đó viết những gì có lợi cho doanh nghiệp theo ý muốn của mình và đôi khi, những đoạn UGC còn đem đến rắc rối khá lớn về mặt truyền thông. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng UGC đang rất thịnh hành và lợi ích mà chúng đem lại là không thể phủ nhận, những nhà tiếp thị thông minh sẽ biết cách tối ưu mảng nội dung này.

1. Đặt mục tiêu cho chiến dịch tạo User-Generated Content

Khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào là thiết lập mục tiêu: Bạn muốn đạt được điều gì từ hoạt động tiếp thị nội dung do người dùng tạo? Đồng thời, hiểu cách bạn dự định sử dụng UGC sẽ thu thập trước khi bắt đầu tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn xác định được mình nên xem ở đâu và làm thế nào để thu hút thêm nội dung từ khách hàng của mình.

Ví dụ: Bạn cần một video cho thấy tính năng mới nhất của bộ sản phẩm công nghệ mới, bạn có thể tìm kiếm những đoạn phim quay thực tế từ người đã từng sử dụng, đưa chúng trên YouTube, Facebook, Tik tok,... hay nơi mà nền tảng video đang rất thịnh hành. Hoặc bắt đầu cuộc thi ảnh trên Instagram xoay quanh sản phẩm, gắn thêm một thẻ bắt đầu bằng # độc đáo và khai thác lại các bài nộp.

2. Chọn kênh tập trung thu thập User-Generated Content

Xác định các kênh hoặc nền tảng nào mà bạn đang tích cực tham gia, cũng là nơi bạn có tỷ lệ phản hồi cao hoặc lượng người theo dõi lâu dài đển thu thập User-Generated Content.

  1. Email: một trong những cách hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng
  2. Website: Các nút tĩnh được đặt trên trang web có thể tăng đáng kể số lần gửi nội dung do người dùng tạo ra. Bạn đang thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của mình. Tại sao không tận dụng tối đa lưu lượng truy cập đó và yêu cầu khách hàng cho bạn biết về trải nghiệm của họ?
  3. Social media: Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời cho cả việc tìm nguồn cung ứng và định vị lại UGC. Người dùng tạo ra vô số nội dung kiểu này trên trang cá nhân và newsfeed của họ: Facebook, Twitter, Instagram, Youtube,...
  4. Google Maps: những bài đánh giá ngắn gọn trên maps tưởng như không mấy quan trọng nhưng chúng có tầm ảnh hưởng rất lớn. Những năm gần đây, marketers đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện khủng hoảng với loạt bão 1 sao người dùng đánh giá trên Google Maps.
  5. Sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Amazon,... là nguồn thu thập nội dung do người dùng tạo ra vô cùng phong phú, đặc biệt cho những doanh nghiệp chuyên bán sản phẩm.
  6. Khảo sát thông tin trực tiếp từ khách hàng sau khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ

> Có thể bạn quan tâm: Content house: Ngôi nhà của những người ảnh hưởng trên Social Media

User-Generated Content là gì? Tối ưu UGC như thế nào?

3. Sử dụng User-Generated Content tốt nhất có thể

Sau khi đã quyết định kênh bạn sẽ thu thập UGC, bạn cần xác định nơi sẽ sử dụng chúng để thu được lợi ích cao nhất.

  1. Một lần nữa, điều quan trọng là phải tập trung vào các kênh có liên quan, nơi khán giả đang tích cực tương tác. Ví dụ như đừng lãng phí thời gian chia sẻ trên LinkedIn nếu nội dung của bạn không phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của khán giả.
  2. Thể hiện UGC ra: tỷ lệ nhấp tăng lên khi bạn thêm UGC vào email hoặc tỷ lệ chuyển đổi tổng thể sẽ tăng khi bạn chia sẻ UGC với những người chưa mua hàng. Bạn cũng có thể muốn triển khai pop-up với một phần UGC đặc biệt hiệu quả hoặc tạo slide hình ảnh người dùng trên trang chủ website của bạn.
  3. Truyền đạt rõ ràng ý định của bạn với khán giả, giúp họ hiểu chính xác những gì bạn đang theo đuổi, bạn sẽ có thể dành ít thời gian hơn để tạo ra nhiều thứ bạn cần hơn. Những điều này rất dễ thấy khi bạn thực hiện bài khảo sát với phần mô tả ngay từ khi bắt đầu.
  4. Càng có nhiều User-Generated Content càng tốt. Có mộtquan niệm phổ biến rằng UGC là "xấu xí" (kể cả hình thức và nội dung), nhưng thực tế không phải như vậy. Với những tiến bộ trong công nghệ camera trên smartphone, khách hàng có thể tự chụp ảnh và quay video chất lượng cao dễ dàng hơn. Tính xác thực và mức độ liên quan của chúng vượt xa bất kỳ hình ảnh chỉnh sửa nào, kể cả khi bức ảnh bị lỗi bố cục - điều hết sức bình thường đối với người chụp không có chuyên môn nhiếp ảnh. CHÚNG CHÂN THẬT!
  5. Tạo ra một hệ thống quản lý để sử dụng lại UGC một cách hiệu quả nhất: chụp màn hình các bài đăng trên Instagram và quay video YouTube để lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trung tâm như Google Drive...
  6. Nhấn mạnh việc xây dựng cộng đồng và kết nối mọi người: Bằng cách chia sẻ phản hồi thực tế từ những người dùng thực tế về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn sẽ có thể kết nối với mọi người ở cấp độ sâu hơn. Tạo phụ đề vui nhộn, khuyến khích chia sẻ, giao tiếp và hỗ trợ giữa những người đến sau. Hoặc dùng ý tưởng đăng nhiều ảnh và yêu cầu những người theo dõibình chọn cho ảnh số 1 có biểu tượng cảm xúc trái tim và ảnh số 2 có biểu tượng cảm xúc nụ cười (case study Vinfast chọn logo là một truyền kỳ).
  7. Giúp những người đóng góp cảm thấy được công nhận vì những gì họ đã gửi đánh giá, bạn sẽ thúc đẩy họ tiếp tục tham gia và có thêm nhiều người truyền cảm hứng để làm theo. Ngoài ra, xin phép không chỉ là việc làm lịch sự mà còn là luật. Nếu bạn đang thu thập và trau chuốt lại nội dung, hãy đảm bảo rằng bạn đã xin phép.
  8. Sau khi bạn đã chia sẻ hoặc xuất bản lại UGC, điều quan trọng là bạn phải kiểm tra hiệu suất của từng thứ để xác định những gì khán giả của bạn phản hồi tốt nhất. Khán giả của bạn có thích thấy mọi người sử dụng sản phẩm của bạn không? Họ thích những bức ảnh sáng tạo hay khác thường về sản phẩm của bạn? Để xác định được câu trả lới, HÃY THỬ NGHIỆM!

Không ngừng hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ và chăm sóc khách hàng

Không ngừng hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ và chăm sóc khách hàng là yếu tố cốt lõi để tối ưu User-Generated Content.

Chỉ khi sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn thực sự tốt thì người sử dụng mới có thể tạo ra những lời khen chân thực. Nếu nhận thấy thương hiệu của mình đang có quá nhiều lời phàn nàn về khuyết điểm nào đó, hãy cải thiện ngay và phản hồi với lời góp ý thật khéo léo. Khách hàng sẽ chấp nhận và cảm thông với những sản phẩm chưa hoàn thiện nhưng có lòng thay đổi.

User-Generated Content là một cách tuyệt vời để thể hiện công ty của bạn theo một cách mới, kết hợp sự sáng tạo của khách hàng với các đặc điểm khác biệt của thương hiệu!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại mới nhất 2024

Cách tạo tài khoản gmail không cần số điện thoại...

Hướng dẫn cách tạo tài khoản Gmail không cần dùng số điện thoại trên điện thoại Android, iOS và PC. Lưu ý khi tạo tài khoản Gmail không...

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng cho doanh nghiệp của bạn

Performance marketing là gì? Cách triển khai đúng...

Performance marketing là gì? Đây là một chiến lược tiếp thị dựa trên hiệu suất, tập trung vào việc đo lường các chỉ số cụ thể, ví dụ như...

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate TikTok

Tiếp thị liên kết TikTok là gì? Các làm affiliate...

Tiếp thị liên kết TikTok là hình thức kiếm tiền hấp dẫn cho người sáng tạo nội dung. Điều kiện và cách đăng ký affiliate TikTok đơn giản...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược giá đem lại tỷ lệ lợi nhuận cao

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.