OKR Là gì? Phương pháp đo lường hiệu quả công việc chính xác nhất

Ngày nay, OKR được khá nhiều các tổ chức hàng đầu thế giới sử dụng để xây dựng và thực hiện các chiến lược của họ. Vậy OKR là gì ? Ứng dụng OKR trong quản lý doanh nghiệp như thế nào? Trong bài viết này, LPTech sẽ định nghĩa OKR, và đưa ra phương pháp đo lường hiệu quả công việc chính xác nhất dành cho bạn. Hãy xem cách chúng được sử dụng và một số ví dụ về OKR trong quản lý doanh nghiệp.

OKR là gì? Cách hiểu OKR chính xác nhất

OKR hay OKRs là một công cụ quản lý và thiết lập mục tiêu hiệu quả, được viết tắt từ cụm từ “Objectives and Key Results” nghĩa là “Mục tiêu và kết quả chính”. OKR giúp truyền đạt những gì bạn muốn hoàn thành và những cột mốc quan trọng bạn sẽ cần đáp ứng để hoàn thành nó.

OKR được các nhóm và cá nhân sử dụng như một phương pháp thiết lập các mục tiêu có tính thử thách, đầy tham vọng với kết quả có thể đo lường được. OKR giúp bạn theo dõi tiến độ, tạo sự liên kết và khuyến khích sự tương tác xung quanh các mục tiêu có thể đo lường đó.

Cho dù là hoạt động văn phòng, kỹ thuật phần mềm, tổ chức phi lợi nhuận hay hơn thế nữa, OKR đều hoạt động như nhau để thiết lập mục tiêu ở nhiều cấp công ty. Chúng cũng có thể được dùng cho các mục tiêu cá nhân và thậm chí có thể được sử dụng riêng bởi các nhân viên, để hoàn thành công việc ở những nơi mà Sếp của họ không sử dụng chúng.

OKR là gì?
OViết tắt của từ “Objectives”, nghĩa là “Mục tiêu” cần đạt được
KRViết tắt của từ “Key Results”, nghĩa là “Kết quả chính” cần làm để đạt được “Mục tiêu”

Bạn muốn bắt đầu tạo OKR cho bản thân hoặc tổ chức của mình? Tiếp tục theo dõi bài viết này của chúng tôi!

Ai đã tạo ra phương pháp OKR?

Phương pháp OKR được tạo ra bởi Andy Grove tại Intel và được ông dạy cho John Doerr. Kể từ đó, nhiều công ty đã áp dụng chúng, bao gồm: Google, Amazon, Facebook, Linkedin, Pinterest, Allbirds, Apartment Therapy, Netflix, ... và các tổ chức phi lợi nhuận truyền cảm hứng như: Code for America.

Khi Grove đề cập đến “Mục tiêu” (Objectives) thì ông thường gắn chúng với “Kết quả then chốt”. Doerr - người được tiếp thu từ Grove, đã tạo ra cái tên “OKRs”. Ông giới thiệu triết lý này với những người sáng lập Google vào năm 1999. Cụ thể:

Doerr đã trình bày một PowerPoint cho nhóm sáng lập trẻ, bao gồm: Larry Page (nhà sáng lập Google), Sergey Brin (đồng sáng lập Google), Marissa Mayer (Chủ tịch và Tổng giám đốc tại Yahoo!), Susan Wojcicki (nhà điều hành YouTube) và Salar Kamangar (giám đốc cấp cao tại Google).

OKR đã được phía Google tận dụng vào trong điều hành và quản lý doanh nghiệp trong những ngày đầu thành lập. Nó đã đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển mạnh mẽ của Google ngày nay.

Các thành phần của OKR là gì? 

Không phải ngẫu nhiên mà OKR được xem như phương pháp đo lường hiệu quả chính xác nhất. Nó có một công thức chung, giúp bạn dễ dàng nắm bắt được “Mục tiêu” đề ra của mình mà không mơ hồ, mất định hướng.

Công thức OKR

OKR thường được trình bày theo dạng: Mục tiêu ở trên cùng và 3 đến 5 Kết quả chính hỗ trợ bên dưới nó. Ngoài ra, còn nhiều dạng mô hình OKR khác mà bạn có thể tìm xem trên Internet hoặc xem qua sơ đồ minh họa của chúng tôi như hình bên dưới để dễ hiểu hơn.

Bên cạnh đó, chúng cũng có thể được viết dưới dạng một tuyên bố:

Tôi sẽ … [Mục tiêu] …. được đo lường bằng …. [Kết quả chính]…

Ví dụ: Bạn là chủ một shop bán giày online, OKR của bạn là:

★ Tôi sẽ “cân đối dòng tiền cho 6 tháng tới”, được đo lường bằng “Tối ưu ngân sách cho quảng cáo FB, tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ tại địa phương, ký hợp đồng với công ty vận chuyển để giảm chi phí chuyển phát nhanh”.

Mục tiêu - Objectives trong OKR

Mục tiêu (Objectives) đơn giản là những gì cần đạt được, không hơn không kém. Theo định nghĩa, mục tiêu có ý nghĩa quan trọng, cụ thể, rõ ràng, có định hướng hành động và (lý tưởng là) truyền cảm hứng. Khi được thiết kế và triển khai đúng cách, chúng là liều thuốc chống lại tư duy mờ nhạt và khả năng thực thi không hiệu quả.

Một OKR chỉ nên có tối đa 3 “Mục tiêu” được lập ra.

Nếu bạn không biết cách đặt “Mục tiêu” cho mình, hãy thử bắt đầu bằng một động từ. Ví dụ:

• Tăng doanh số bán hàng

• Cải thiện tốc độ website

• Giảm chi phí vận chuyển

Kết quả chính - Key Results trong OKR

Kết quả chính (Key Results) là cách để đo lường hiệu quả và giúp bạn theo dõi quá trình đạt được “Mục tiêu”. Một Key Results có hiệu quả cần cụ thể, có giới hạn thời gian, mang tính tích cực và phải thực tế. Quan trọng hơn cả, là chúng có thể đo lường và kiểm chứng được.

Vậy nên, trước khi đưa ra các “Key Results”, bạn cần tự đặt cho mình một số câu hỏi như:

→ Tôi có thể đáp ứng các yêu cầu của “kết quả chính” được không?

→ Kết quả tôi đề ra có thật tế không?

→ Tôi có đang phân vân hay nghi ngờ tính hiệu quả với kết quả mình đưa ra không?

→ Thời gian để tôi đạt được kết quả đó là trong bao lâu? Một tháng, một quý hay lâu hơn?

Thông thường, khoảng thời gian được chỉ định thường theo tháng hoặc theo quý. Và bạn sẽ tự kiểm tra thường xuyên và cho điểm các kết quả chính là đã hoàn thành hay chưa.

Khi “Mục tiêu” có thể tồn tại lâu dài, được lặp lại trong một năm hoặc lâu hơn, thì “Kết quả chính” sẽ phát triển khi công việc tiến triển. Một khi tất cả chúng được hoàn thành, “Mục tiêu” sẽ đạt được.

Cách chấm điểm cho OKRs của bạn

OKR không chỉ cần lên ý tưởng là được mà bạn cần phải theo dõi nó thường xuyên và phân loại vào cuối chu kỳ. Có nhiều phương pháp để chấm điểm (hoặc “cho điểm”) OKR.

Phương pháp Andy Grove phân loại OKRs là một cách tiếp cận đơn giản “Yes” hoặc “No”. Tại Việt Nam, thì bạn có thể chuyển đổi thành “đúng” hoặc “sai” hay “có” hoặc “không” đều được.

Lấy ví dụ: Bạn là người tuyển dụng cho một công ty SEO, bạn cần một OKR cho mục tiêu của mình như sau:

O: Tuyển dụng ba nhân viên về SEO.

KR 1: Lên kế hoạch tuyển dụng cho vị trí SEO.

KR 2: Tìm 20 trang web để đăng tin tuyển dụng.

KR 3: Đăng thông tin tin tuyển dụng lên các trang tìm được.

KR 4: Liên hệ với 10 ứng viên tiềm năng.

Và đây là cách bạn đưa ra điểm số của mình:

Lên kế hoạch tuyển dụng cho vị trí SEO? ➡ Đúng

Tìm 20 trang web để đăng tin tuyển dụng? ➡ Sai

Đăng thông tin tin tuyển dụng lên các trang tìm được ➡ Đúng

Liên hệ với 10 ứng viên tiềm năng? ➡ Đúng

Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức thích chi tiết hơn một chút trong việc chấm điểm, vì vậy họ sẽ sử dụng hệ thống “đỏ, vàng, xanh lá cây”. Trong đó:

• Màu đỏ có nghĩa là “chúng tôi đã thất bại”

• Màu vàng có nghĩa là “chúng tôi đã đạt được tiến bộ”

• Màu xanh lá cây có nghĩa là “chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình”.

Bên cạnh đó, phương pháp chấm điểm của Google được xem là chi tiết nhất, sử dụng thang phần trăm (0,0 - 1,0) để chấm cho mỗi KR vào cuối chu kỳ. Họ tính trung bình điểm của các KR để xác định điểm tổng thể của O đó.

Để hình dung nó, chúng ta cùng trở lại ví dụ tuyển dụng ở trên:

★ Lên kế hoạch tuyển dụng cho vị trí SEO? Bạn đã lên kế hoạch đầy đủ và chi tiết về yêu cầu tuyển dụng.

=> Bạn xứng đáng đạt được thang điểm 1,0 cho KR 1.

★ Tìm 20 trang web để đăng tin tuyển dụng? Bạn chỉ tìm được 10 trang web để đăng tin tuyển dụng.

=> Bạn chỉ hoàn thành được 50% so với KR 2 đã đề ra, nhận được 0,5 điểm.

★ Đăng thông tin tin tuyển dụng lên các trang tìm được? Bạn đăng tin thành công lên 8 /10 trang web bạn tìm thấy.

=> Bạn nhận được 0,8 điểm cho KR 3 này.

★ Liên hệ với 10 ứng viên tiềm năng? Bạn đã nhận được rất nhiều hồ sơ ứng tuyển và đã liên hệ được với 10 ứng viên sáng giá nhất.

=> Bạn xứng đáng đạt được điểm tối đa 1,0 cho KR 4 này.

Như vậy, điểm trung bình cho O của bạn là:

(KR 1 +KR 2 + KR 3 + KR 4 ) /4 = 0,825 (82,5%) điểm.

Lợi ích của OKR trong đo lường hiệu quả công việc

OKR mang lại nhiều lợi ích, bao gồm sự rõ ràng, tăng khả năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm và giúp chiến lược của tổ chức: mạch lạc, minh bạch. Lợi ích của OKR thường được gói gọn trong cụm từ “FACTS” của John Doerr. Nó là từ luôn được ông nhắc đến khi mô tả lợi ích của OKRs. FACTS là viết tắt của:

Focus - Tập trung

Đưa ra các ưu tiên hàng đầu và tập chung vào chúng

Khi sử dụng OKR, bạn sẽ bị giới hạn về số lượng “Mục tiêu”. Bạn chỉ được phép đề ra 3 “Objectives” cho dự án hay chiến lược của mình. Do đó, bạn buộc phải lựa chọn các mục tiêu và đưa ra các cấp độ ưu tiên cho chúng bằng câu hỏi:

Điều gì là quan trọng nhất trong [đặt mốc thời gian] tới?

Alignment - Sự liên kết

Tạo sự kết nối và định hướng rõ ràng trong công việc

OKR cung cấp phương pháp làm việc chung cho toàn bộ tổ chức, từ cấp cá nhân, các cấp nhóm, cấp phòng ban, … đến các cấp lãnh đạo. Cụ thể:

OKR của mỗi người trong tổ chức là bao gồm việc hoàn thành OKR của cấp cao hơn (OKR của người giám sát, OKR của trưởng nhóm, ...). Như vậy, các hoạt động hàng ngày của mọi người đều tập trung vào OKR của họ và khi đó, tất cả công việc được làm đều có ý nghĩa, có mục đích rõ ràng và không có việc nào là dư thừa.

Commitment - Cam kết

Cam kết từ tập thể và tuân theo các ưu tiên đã thỏa thuận

OKR của mỗi người trong tổ chức đều có sự liên kết với nhau (với cấp trên, với cấp dưới, với các nhân sự của phòng ban khác), do đó, mỗi người, mỗi bộ phận cần có sự cam kết về tiến độ công việc, tuân theo các ưu tiên đã thỏa thuận. Nhờ các cam kết đó, mọi người trong tổ chức sẽ khó lòng đi chệch hướng được.

Mặt khác, khi có người gặp khó khăn, những người có sự liên kết còn lại sẽ biết và sẽ cùng nhau bàn bạc để hỗ trợ và giải quyết vấn đề.

Tracking - Theo dõi

Theo dõi tiến trình và biết sớm hơn khi nào cần thay đổi chiến thuật

Các “Mục tiêu” đề ra luôn sẽ đi kèm với nhiều rủi ro gây ảnh hưởng đến sự thành công của dự án / chiến lược. Các rủi ro có thể xuất hiện bất chợt, xuất hiện vào cuối chu kỳ hoặc đi lệch quỹ đạo đã đề ra ban đầu.

Việc theo dõi các “Objectives” thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được lộ trình vận hành của “Mục tiêu” và đưa ra phương pháp điều chỉnh thích hợp.

Stretching - Kéo dài

Duy trì OKR bằng mục tiêu kéo dài và tham vọng hơn

OKR cho phép các nhóm thiết lập các mục tiêu ngoài "hoạt động kinh doanh như bình thường" (vượt qua vùng an toàn) và thực hiện các thay đổi quan trọng, có ý nghĩa. Bên cạnh đó, hãy mở rộng “Objectives” lên những tầm cao hơn kỳ vọng, như cách Larry Page của Google đã từng nói:

Vì sao bạn nên đặt “mục tiêu kéo dài” với OKRs?

Nếu bạn không bao giờ “kéo dài” (Stretching), bạn không thể biết mình có thể đạt được những gì. Đó là lý do tại sao các “Stretching” đã trở thành một công cụ đáng chú ý cho sự xuất sắc trong hoạt động và đổi mới, được sử dụng bởi các tổ chức sáng tạo nhất hiện có - từ Google và Allbirds đến 23andMe và Pinterest.

Khi chúng ta định khung một “mục tiêu kéo dài” trong ngữ cảnh hoặc ngôn ngữ của OKRs, đó là một mục tiêu cần nỗ lực cao, có rủi ro cao với một lời hứa đầy tham vọng về sự “tăng trưởng gấp 10 lần”.

Ứng dụng OKRs trong doanh nghiệp

OKR là một phương pháp lập mục tiêu hữu ích, khuyến khích nhân viên ở mọi cấp độ ưu tiên nhiệm vụ của họ, để phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể và mang đến cơ hội phát triển tốt hơn cho công ty và mỗi cá nhân. Vậy nên, để OKR hiểu đúng làm đúng, LPTech sẽ đưa ra một vài ví dụ về OKR doanh nghiệp cho bạn dễ hiểu hơn.

Lựa chọn “Mục tiêu” cần được ưu tiên

"Mỗi lần bạn thực hiện một cam kết, bạn sẽ mất cơ hội để cam kết một điều gì đó khác."

Mọi tổ chức đều bị thách thức bởi chi phí và cơ hội. Các ý tưởng và chiến lược tăng trưởng rất nhiều, nhưng thách thức vẫn còn - nên chọn cái nào? Khi danh sách ngày càng dài ra, việc lựa chọn lĩnh vực nào để tập trung trở nên khó khăn hơn. Và càng khó khăn hơn nữa, khi có thể để mọi người cùng phấn đấu vì cùng một mục tiêu. 

Điều này đúng với nhiều chuyên gia — các nghiên cứu cho thấy chỉ có 7% nhân viên hiểu đầy đủ về chiến lược kinh doanh của công ty họ (Harvard Business School Press).

Sử dụng OKR đưa mọi người vào cùng một “Mục tiêu”

Các nhóm và cá nhân có thể thực hiện các mục tiêu của toàn công ty và xây dựng mục tiêu của riêng họ để đảm bảo mọi người đều phù hợp với định hướng chiến lược của tổ chức. Bước đầu tiên trong việc xây dựng một tổ chức do OKRs điều hành là ưu tiên tập trung vào những mục tiêu cụ thể.

Xây dựng “Mục tiêu” theo cấp doanh nghiệp

Mục tiêu của công ty: Tạo ra các mục tiêu bao trùm, tập trung vào các lĩnh vực cần cải tiến.

Mục tiêu của nhóm: Vạch ra các OKR góp phần vào kết quả thành công của các mục tiêu công ty.

Mục tiêu cá nhân: Tạo một danh sách các kế hoạch hoặc dự án sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Theo dõi hàng tuần: Theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu của bạn thường xuyên.

Cải thiện hàng quý: Đáp ứng khoảng ba OKR tập trung vào kết quả mỗi quý.

"Bằng cách đặt ra nhiệm vụ cho mục tiêu của mỗi người theo OKR sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc."

Khi các OKR đã được ưu tiên, bắt buộc các nhóm và cá nhân phải chịu trách nhiệm. Các nghiên cứu cho thấy 92% người ở Mỹ đang đi làm nói rằng họ sẽ có động lực hơn để đạt được mục tiêu nếu đồng nghiệp có thể nhìn thấy sự tiến bộ của họ.

Khi các tổ chức, nhóm và cá nhân sắp xếp và ưu tiên các mục tiêu của họ, điều quan trọng là đảm bảo mọi người đều đang tiến bộ theo mục tiêu của chính mình. OKR khuyến khích chia sẻ cởi mở các mục tiêu trong toàn tổ chức để mọi người có tầm nhìn về những gì đang đạt được (các công ty như Google yêu cầu nhân viên tải OKR của họ lên mạng nội bộ).

Ví dụ chi tiết về OKR trong doanh nghiệp

Thông thường, khi bạn đặt OKR cho doanh nghiệp, bạn không thực sự đặt OKRs. Thay vào đó, bạn sẽ đặt (các) mục tiêu lớn của công ty và sau đó sẽ lọc thành các OKR riêng lẻ cho từng bộ phận khác nhau.

Dưới đây là 3 ví dụ về cách lập mục tiêu lớn cho công ty và biến mục tiêu đó thành OKR theo từng nhóm khác nhau cho doanh nghiệp của bạn.

Đặt mục tiêu tổng thể cho công ty

Mục tiêu 1: Tăng doanh thu

★ Mục tiêu của nhóm bán hàng: tăng doanh thu bán hàng hàng tháng.

★ Mục tiêu của nhóm sản phẩm: cải thiện bao bì sản phẩm để thu hút người tiêu dùng mua hàng.

★ Mục tiêu của nhóm dịch vụ khách hàng: cải thiện khả năng giữ chân khách hàng.

Mục tiêu 2: Tăng thị phần

★ Mục tiêu của nhóm bán hàng: tăng quy mô giao dịch trung bình.

★ Mục tiêu của nhóm Marketing: nâng cao nhận thức về thương hiệu.

★ Mục tiêu của nhóm sản phẩm: cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách triển khai các tính năng của đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu 3: Giảm chi phí hoạt động

★ Mục tiêu của nhóm quản trị: cải thiện quy trình thanh toán của nhà cung cấp để giảm phí thanh toán chậm.

★ Mục tiêu của nhóm Marketing: giảm chi phí chi tiêu cho hoạt động Marketing.

★ Mục tiêu nhân sự: giảm chi phí lao động thông qua tái cấu trúc công ty.

★ Mục tiêu của nhóm bán hàng: tăng tốc độ giao dịch.

Bây giờ, hãy tìm hiểu cách chúng ta có thể biến mỗi mục tiêu của nhóm này thành một ví dụ OKR có thể hành động được.

Tạo OKR cho nhóm bán hàng

Dựa vào nhóm mục tiêu tổng quát phía trên, ta lập mục tiêu chi tiết cho từng mục tiêu nhỏ trong đó.

Mục tiêu 1 - Tăng doanh thu

Mục tiêu của nhóm bán hàng: tăng doanh thu bán hàng hàng tháng, có OKR được lập như sau:

O: Tăng doanh thu bán hàng hàng tháng

KR 1: Tăng số lượng giao dịch đã chốt từ 400 lên 600

KR 2: Tăng giá trị đơn hàng lên 10% mỗi tháng

KR 3: Tăng 30% số lượng khách hàng tiềm năng mới

Mục tiêu 2 - Tăng thị phần

Mục tiêu của nhóm bán hàng: tăng quy mô giao dịch trung bình, có OKR là:

O: Tăng quy mô giao dịch trung bình

KR 1: Nâng giá trị đăng ký trung bình lên 20 triệu mỗi tháng

KR 2: Điều chỉnh các thông số tính điểm khách hàng tiềm năng để ưu tiên các giao dịch lớn hơn.

KR 3: Tăng tỷ lệ khách hàng tiềm năng có giá trị cao được tạo từ 20% lên 30%.

Mục tiêu 3 - Giảm chi phí hoạt động

Mục tiêu của nhóm bán hàng: tăng tốc độ giao dịch, có OKR là:

O: Tăng tốc độ giao dịch

KR 1: Thuê 5 nhân viên bán hàng mới để đảm bảo khách hàng tiềm năng mới có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng

KR 2: Điều chỉnh chiến dịch tiếp cận email từ 7 bước trong 32 ngày thành 6 bước trong 24 ngày

KR 3: Giảm số ngày bán hàng trung bình từ 66 xuống còn 54.

Tạo OKR cho nhóm Marketing

Tương tự như nhóm bán hàng, nhóm Marketing có 2 mục tiêu con trong tổng số 3 mục tiêu lớn của công ty. Ta tạo OKR như sau:

Mục tiêu 1 - Tăng doanh thu: không có nội dung của nhóm Marketing, nên không có OKR cho nhóm.

Mục tiêu 2 của nhóm Marketing: nâng cao nhận thức về thương hiệu, với OKR là:

O: Nâng cao nhận thức về thương hiệu

KR 1: Xuất bản 5 bài đăng với từ khóa có lưu lượng tìm kiếm cao lên blog của web để thu hút 3000 khách truy cập mới.

KR 2: Tăng số lượng từ khóa tìm kiếm trên Google tại trang 1 từ 14 lên 22.

KR 3: Nâng điểm nhận biết về thương hiệu từ 42% lên 60% trong nhân khẩu học.

Mục tiêu 3 của nhóm Marketing: giảm chi phí chi tiêu cho hoạt động Marketing

O: Giảm chi phí chi tiêu cho hoạt động Marketing

KR 1: Tạm dừng tất cả các chiến dịch quảng cáo trên TV

KR 2: Giảm số lượng người đứng đầu nhóm từ 10 xuống 8

KR 3: giảm 10% cho ngân sách viết content.

Qua ví dụ trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ về cách tạo OKR cho từng bộ phận trong doanh nghiệp của mình và bạn đã có một vài ví dụ OKR tốt để bắt đầu.

Câu hỏi đặt ra là cần làm gì tiếp theo? Khi bạn đã viết ra những OKR đó, bạn sẽ làm gì với chúng? Và, quan trọng nhất, làm cách nào để bạn theo dõi tiến trình đạt được những kết quả chính mà bạn đã xác định? 

Câu trả lời là bạn có thể tìm hiểu thêm về những phần mềm OKR trong quản lý doanh nghiệp để có thể triển khai, xây dựng và mở rộng các OKR tốt hơn.

Những công cụ hỗ trợ quản lý OKR miễn phí cho doanh nghiệp

Sử dụng các phần mềm OKR sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và điều hành mọi thứ hơn. Nhưng nếu bạn chỉ mới bắt đầu và muốn thử nghiệm về hiệu quả của OKR thì có thể thử qua các công cụ quản lý OKR miễn phí sau đây:

Google Tài liệu hoặc Google Trang tính

Từ công ty được xây dựng trên OKRs , không có gì lạ khi Google cung cấp các công cụ miễn phí, hỗ trợ tốt để theo dõi chúng. Sử dụng Google Tài liệu hoặc Google Trang tính là một cách đơn giản và dễ dàng để theo dõi các “Objective” của bạn. LPTech sẽ gợi ý cho bạn cách trình bày mẫu cho cả hai.

Google tài liệu: bạn có thể tạo mẫu OKR theo cách đơn giản sau:

OKRs cho [ tên công ty]

O1: [Viết mục tiêu của bạn tại đây!]

KR 1: [Thêm nội dung đo lường hiệu quả cho mục tiêu trên]

KR 2: [Thêm nội dung đo lường hiệu quả cho mục tiêu trên]

KR 3: [Thêm nội dung đo lường hiệu quả cho mục tiêu trên]

KR 4: [Thêm nội dung đo lường hiệu quả cho mục tiêu trên]

O2: [Viết mục tiêu của bạn tại đây!]

KR 1: [Thêm nội dung đo lường hiệu quả cho mục tiêu trên]

KR 2: [Thêm nội dung đo lường hiệu quả cho mục tiêu trên]

KR 3: [Thêm nội dung đo lường hiệu quả cho mục tiêu trên]

KR 4: [Thêm nội dung đo lường hiệu quả cho mục tiêu trên]

…..

Google trang tính: với Google trang tính bạn có thể phân các OKR theo từng nhóm tương ứng với từng bộ phận trong công ty theo Tab như hình bên dưới.

► Bạn có thể tải mẫu Google trang tính như trên tại: Công cụ hỗ trợ OKR.

Bút / máy in và giấy

Không nhất thiết phải có phần mềm hay máy tính để viết và chia sẻ OKR của bạn. Trước khi các phần mềm trên internet ra đời, thì việc theo dõi các mục tiêu cho toàn công ty vẫn rất dễ dàng với bút, máy in và giấy. Và ngày nay, chúng vẫn đang được sử dụng tốt trong nhiều doanh nghiệp. 

Jini Kim - Giám đốc điều hành của công ty chăm sóc sức khỏe, Nuna và là Cựu giám đốc sản phẩm của Google, gần đây đã chia sẻ rằng: “Chúng tôi đưa OKRs vào các mẫu trình bày được in sẵn và cho nhân viên tự viết tay, điền vào các ô mỗi tháng. Và sau đó dán chúng lên khắp các bức tường để nói rằng bây giờ bạn biết bạn đang phấn đấu vì điều gì và liệu bạn có đạt được nó hay không.

Bạn có thể làm như vậy, cho dù đặt OKR cho chính mình hay cả công ty đều sẽ mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, còn một số ứng dụng hỗ trợ bạn trong việc quản lý công việc cá nhân tốt như: Notion, Trello, Ma trận quản lý ưu tiên - Prioritization Matrix, ...

Sự khác biệt giữa OKR và KPI

Một trong những thước đo phổ biến trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là KPI (Key Performance Indicators - các chỉ số hiệu suất chính). Do đó, thường hay có sự nhầm lẫn giữa OKR và KPI. Thật tế:

OKR là một khuôn khổ chiến lược, trong khi KPI là các phép đo tồn tại trong một khuôn khổ.

Các mục tiêu của KPI thường có thể đạt được (chỉ số kỳ vọng và không có tính tham vọng) và KPI chỉ đại diện cho kết quả của một quá trình hoặc dự án đã được thực hiện. Trong khi đó, các mục tiêu của OKR có phần tích cực và tham vọng hơn. Do đó, sự khác biệt chính giữa OKR và KPI là ý định đằng sau việc thiết lập mục tiêu.

Một số ví dụ về xây dựng OKRs

Thành phố Syracuse, New York đã đặt ra mục tiêu: “đạt được sự bền vững về tài khóa”. Bền vững tài khóa là một mục tiêu lớn, nhưng nó phải đo lường được. Đó là lý do tại sao Syracuse sử dụng “Mục tiêu và Kết quả Chính”.

Khi được viết ra, OKR của Syracuse trông như thế này:

O: Đạt được sự bền vững về tài khóa.

KR 1: Giảm phương sai ngân sách quỹ chung từ 11% xuống 5%.

KR 2: Dành 95% vốn (USD) được phép cho các quỹ dự án vào tài chính cuối năm.

KR 3: Dành 95% tiền tài trợ cho các khoản tài trợ từ tài chính các năm trước.

Ví dụ OKR của hãng thời trang Allbirds

Allbirds là một công ty thời trang nổi tiếng được biết đến với những sản phẩm giày dép có tính thân thiện với môi trường. Họ có phương châm "làm cho mọi thứ tốt hơn theo cách tốt hơn". Do đó, họ muốn quá trình sản xuất giày của mình phải giảm thiểu carbon. Vì vậy, họ đã viết OKR này:

O: Tạo ra lượng khí thải carbon thấp nhất trong ngành của chúng tôi.

KR 1: Chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng vận chuyển 100% không có chất thải.

KR 2: Bồi hoàn 100% chi phí carbon cho lượng khí thải carbon dioxide được tính toán.

KR 3: 25% vật liệu có thể phân hủy được.

KR 4: 75% vật liệu có thể phân hủy sinh học.

Bên cạnh đó, OKR có thể hoạt động trong toàn bộ tổ chức và không cần phải là cấp cao nhất. Bạn có thể sử dụng OKR cho phòng ban, cho nhóm của bạn hoặc chỉ đơn giản là cho cá nhân bạn.

Ví dụ về OKR cho cá nhân

Một ví dụ về mẫu OKR cá nhân khá phổ biến về chạy bộ cho những bạn là dân thể thao hay đang có ý định rèn luyện bản thân như sau:

O: Chạy 10 km trong vòng chưa đầy 50 phút vào tháng 6

KR 1: Chạy 3 lần / tuần trong ít nhất 30 phút.

KR 2: Tăng quãng đường chạy thêm 1 km mỗi tuần.

KR 3: Tăng tốc độ chạy trên mỗi km thêm 5 giây mỗi tuần.

Kết luận về OKR

Mặt dù, OKRs đã tồn tại hơn một thập kỷ, nhưng LPTech nhận thấy sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của chúng tôi trong những năm qua. OKR hay “Mục tiêu và kết quả chính”, là yếu tố quan trọng tại các công ty như Google , Amazon và nhiều Công ty nằm trong danh sách Fortune 500 khác.

Và hiện nay nhiều tổ chức nhỏ hơn đang tìm cách triển khai phương pháp đo lường hiệu quả công việc OKR trong việc thiết lập mục tiêu sáng tạo này.

Vậy nên, thay cho lời kết, chúng tôi xin trích dẫn một câu nói nổi tiếng của John Doerr về OKRs như sau: “Không có gì thúc đẩy chúng ta về phía trước như thời hạn và kỷ luật” và OKR đang làm được điều đó!

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm...

Việc làm remote là gì? Top các ngành làm remote...

Làm việc từ xa (remote work) là hình thức làm việc mà người lao động thực hiện công việc của mình ở một địa điểm khác với văn phòng chính...

Design Thinking là gì? 5 bước Design Thinking...

Design Thinking là gì? 5 bước Design Thinking chuẩn Stanford sẽ giúp cho tổ chức, doanh nghiệp giải quyết được vấn đề một cách thông...

NLP là gì? Lợi ích và các ứng dụng thực tiễn của NLP

NLP mang đến nhiều ứng dụng hiệu quả đối với sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp, tìm hiểu chi tiết về NLP qua bài viết bên dưới...

COO, CFO, CCO, CIO, CMO là chức vụ gì? Ý nghĩa và...

CMO - viết tắt của Chief Marketing Officer - là Giám đốc Marketing. Tìm hiểu thêm về tâm quan trọng của chức vụ CMO và các vị trí bắt đầu...

Fresher là gì? Cách phân biệt giữa vị trí Fresher...

Fresher là gì? Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đi làm. Họ có kiến thức và cần doanh nghiệp...

Bài viết mới nhất


Repository là gì? Các đặc điểm và tính năng của...

Repository là kho lưu trữ mã nguồn quan trọng trong lập trình, giúp quản lý và chia sẻ mã nguồn hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết về repository là gì!

LLM là gì? Tổng quan chi tiết về mô hình ngôn...

LLM là gì? Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo, giúp máy hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội. Tìm hiểu ngay!

Redis là gì? Các đặc điểm và phân loại dữ liệu...

Redis là gì? Hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến với tốc độ xử lý vượt trội, hỗ trợ lưu trữ linh hoạt và nhiều ứng dụng trong công nghệ hiện đại.

NGINX là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NGINX

NGINX là gì? NGINX là một máy chủ web phổ biến được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng xử lý lượng lớn kết nối và tối ưu hóa hiệu suất.

Buffer là gì? Công dụng của Buffer trong truyền...

Buffer là gì? Đây là một vùng bộ nhớ tạm thời giúp xử lý và lưu trữ dữ liệu trong lập trình và công nghệ. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của...

Thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và nhân viên có thật nhều sức khoẻ, và thành công hơn trong năm 2025

Env là gì? Hướng dẫn lưu trữ biến môi trường...

Các lập trình viên thường sử dụng file .env để lưu trữ các biến môi trường một cách an toàn và tiện lợi. Vậy file .env là gì và làm sao để sử dụng...

Solidity là gì? Tổng quan về ngôn ngữ Solidity...

Solidity là ngôn ngữ lập trình hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Ethereum. Tìm hiểu ngay!

SalesForce là gì? Nền tảng CRM hàng đầu cho...

Salesforce là một nền tảng CRM được thiết kế để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và phát triển cơ hội kinh doanh và tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.