Meta description là gì? Cách viết meta description thu hút, chuẩn SEO

Meta description là một phần không thể thiếu trong làm SEO. Thẻ mô tả là một chìa khóa quyết định người dùng có nhấn chọn trang web của bạn để đọc tiếp hay không. Bài viết của bạn có thực sự thu hút người dùng và được Google đánh giá cao thì một phần cũng là nhờ nó. Vậy thẻ meta description là gì? Cách viết meta description chuẩn SEO để đưa bài viết của mình lên top 1 Google. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết này.

Meta description là gì? 

Meta description là một thẻ nằm trong thuộc tính HTML nhằm mô tả ngắn gọn nội dung của trang bài viết để công cụ tìm kiếm và người dùng có thể hiểu rõ về chủ đề của trang muốn đề cập đến.

Tối ưu thẻ meta description là việc quan trọng cần làm nếu bạn muốn tối ưu SEO Onpage, giúp tăng tỷ lệ lượt click từ người dùng vào bài viết trên website của bạn. 

Tại sao cần sử dụng meta description?

Thẻ mô tả tuy không được Google công khai đánh giá trong bảng xếp hạng, bạn có thể không quan tâm cũng được, trang web vẫn hoạt động mà không cần có thẻ này. Nhưng chắc bạn không muốn là website của mình không được xếp hạng trên TOP đâu chứ?

Bạn muốn biết tại sao meta description lại cần thiết như vậy, hãy xem một số lý do sau đây:

  1. Tạo được ấn tượng cho người dùng để họ muốn truy cập vào website từ cả Google hay các trang mạng xã hội. Hành động này của họ làm tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR), traffic cho bài viết. Khi bài viết càng có nhiều người nhấp vào google sẽ xem đây là một trang uy tín, độ tin cậy cao mà xem xét đưa lên vị trí xếp hạng cao. 
  2. Con bot Google dễ đàng nhận biết khái quát về nội dung trang khi crawl dữ liệu thuận tiện cho việc xếp hạng tốt hơn.
  3. Trải nghiệm người dùng được tốt hơn khi tiêu đề quá ngắn không đủ thông tin để họ quyết định xem bài viết này có mang lại giá trị họ mà họ đang tìm kiếm. Thử tưởng tượng rằng google hiển thị ra một loạt các kết quả sau khi bạn truy vấn, bạn phải đọc qua một loạt thông tin trước khi click vào bài viết. Nhưng thẻ tiêu đề chỉ có vài từ không thuyết phục khiến bạn muốn nhấp vào thì đây là cơ hội để thẻ meta description phát huy công dụng của nó. 

Nếu bạn không sử dụng thẻ meta description thì bạn đã bỏ lỡ một lượng traffic lớn từ người dùng. Đối với những trang quên hay không sử dụng thẻ mô tả Google sẽ tự mặc nhiên chọn một đoạn trong bài để xuất hiện khi tìm kiếm cho dù đoạn đó không mang lại ý nghĩa gì.

Khi trường hợp này xảy ra, người dùng thấy trang của bạn nhưng đọc lướt trong vòng vài giây họ không thấy thông tin có ích hoặc liên quan đến nhu cầu thì chắc chắn trang web của bạn sẽ bị bỏ qua. 

Cách viết meta description chuẩn SEO thu hút

Meta description đúng chuẩn và hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng trong viết content chuẩn SEO hiệu quả - thu hút người xem. Để biết cách viết meta description làm sao chuẩn SEO tăng lượt nhấp chuột, bạn cần biết những điều sau đây:

Độ dài meta description hợp lý

Google đã thay đổi nhiều lần về số ký tự được phép chứa tối đa. Tuy nhiên, khi hiển thị trong bảng kết quả tìm kiếm mô tả chỉ hiển thị tối đa 160 ký tự. Vì vậy, độ dài tiêu chuẩn được khuyến cáo là từ 150 -160 ký tự.

Nếu như con số vượt qua ngưỡng này sẽ không được hiển thị khi người dùng tìm kiếm mà sẽ xuất hiện dưới dạng “...”. Điều này có thể dẫn đến thông tin bạn muốn người dùng đọc bị ngắt quãng, họ không thể hiểu được hết ý của nội dung. 

Cách tốt nhất là bạn nên làm đúng theo tiêu chuẩn mà Google đề ra để vừa không phải lãng phí nội dung vừa giúp người đọc nắm được ý trọn vẹn. 

Có chứa từ khóa trong thẻ mô tả

Để tối ưu meta description chuẩn SEO việc đoan mô tả có chứa từ khóa chính là điều hiển nhiên. Mặt khác, khi người dùng truy vấn từ khóa và kết quả tìm kiếm có chứa từ khóa được tô đậm sẽ làm nổi bật hơn để tạo sự liên quan thu hút họ hơn. Dù vậy nhưng bạn không nên lạm dụng chèn từ khóa nhiều vào thẻ mô tả vì nó không ảnh hưởng gì tới việc SEO mà còn làm người đọc khó chịu. 

Thẻ mô tả không chỉ cần chứa từ khóa tìm kiếm mà còn phải sử dụng câu từ phối hợp đủ thu hút người ta nhấp vào. Khi có quá nhiều kết quả hiển thị, bài viết của bạn nếu muốn được lựa chọn thì cần đem đến giá trị khác biệt so với những trang khác.  

Không sử dụng kí tự đặc biệt

Khi bạn dùng kí tự đặc biệt trong đoạn meta description, Google sẽ không hiểu được và cho rằng vị trí dấu là ngắt đoạn và sẽ cắt đoạn nội dung đi. Như vậy, câu của bạn sẽ trở nên cụt ngũn và vô nghĩa. Để tránh tình trạng này bạn không nên cho các ký tự không thuộc bảng chữ cái và chữ số vào trong thẻ mô tả của bài viết. 

Mặc dù phần mô tả không có mặt trong bài viết nhưng vẫn hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ vai trò của meta description thì mới có thể tối ưu nó được tốt. Thẻ tiêu đề và thẻ mô tả được ví như vẻ bề ngoài để người đọc muốn vào bên trong thì nó cần phải hoàn hảo, thu hút.   

Làm nổi bật thương hiệu

Đối với những trang homepage cần tối ưu hơn hết để tạo dấu ấn về thương hiệu của mình khi người đọc đọc đến. Những lời giới thiệu mang tính chất riêng biệt và cam kết phát triển như thế nào dễ tạo được ấn tượng trong tâm trí người đọc hơn bao giờ hết. 

Mô tả đúng nội dung trong trang

Điều này cực kì quan trọng khi Google xếp hạng tìm kiếm. Nếu công cụ tìm kiếm phát hiện nội dung bên ngoài không đúng với bên trong đề cập sẽ xử phạt website đó. Phần mô tả xuất hiện như một lời quảng cáo để dẫn dắt người đọc nhấp vào bài viết từ SERP.

Thẻ mô tả đúng với nội dung bên trong thì người dùng ở lại trang lâu hơn có lợi hơn cho việc SEO. Mặt khác, đoạn mô tả sai lệch với nội dung chắc chắn tỷ lệ thoát trang vô cùng cao. Điều này thì gây ảnh hưởng không tốt cho tối ưu SEO nếu website của bạn muốn lên vị trí đầu bảng xếp hạng. 

Giọng văn thể hiện sự tích cực

Nếu bạn muốn trang web của mình được người dùng nhấp vào thì nên sử dụng từ ngữ thân thiện, dễ hiểu, súc tích không nên dùng từ ẩn dụ hàm ý. Bởi vì người đọc chỉ có vài giây để lướt qua để quyết định xem tiếp hay không. Mỗi từ ngữ chọn vào meta description nên được chọn lọc kĩ lưỡng để thuyết phục người đọc nên chọn trang của mình thay vì trang của đối thủ.

Tạo thẻ meta description không trùng lặp

Đây là một yếu tố bạn cần lưu ý nếu muốn thẻ meta description chuẩn SEO. Mỗi trang cần có một nội dung đoạn mô tả riêng biệt để tránh bị công cụ đánh giá là trùng lặp. Nếu mô tả của trang giống với những trang khác không những Google xử phạt mà người dùng cảm thấy hoang mang khi đọc vào. 

Dùng CTA - lời kêu gọi hành động

Thông thường những lời kêu gọi hành động như xem thêm, mua ngay, dùng thử ngay,... vào trong phần meta sẽ thu hút người dùng. Không vì vậy mà bất kì đoạn mô tả nào cũng chèn vào sẽ gây cứng nhắc mà phải kết hợp những từ ngữ hợp lý đọc vào mượt mà, hấp dẫn được người đọc. Đây là một cơ hội để mời gọi họ đến trang web của bạn để tiếp tục đọc nội dung hay ho có trong bài.

Sử dụng rich snippets

Rich Snippets đang được sử dụng phổ biến trong những năm nay. Thường khi tìm kiếm thông tin, bạn sẽ thấy nó sẽ hiện dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,... giúp website bạn trở nên nổi bật giữa hàng loạt kết quả tìm kiếm. 

Người dùng thấy điểm đánh giá giúp họ tăng độ trải nghiệm, tin cậy đối với sản phẩm hay bài viết đó hơn. Nhìn chung, các đánh giá hay hình ảnh từ trang kết quả tìm kiếm sẽ làm người dùng muốn truy cập vào website của bạn hơn thông thường. 

Meta description là một phần cơ hội để người đọc chú ý về website của bạn. Tối ưu meta description không bao giờ là không cần thiết để thân thiện với công cụ tìm kiếm và người dùng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ meta description là gì cũng như cách viết meta description thu hút, chuẩn SEO tăng thứ hạng tìm kiếm trên top Google. 

>> Xem thêm: Anchor Text là gì? Sử dụng như thế nào để hiệu quả trong SEO

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

TTFB là gì? Cách đo lường và cải thiện TTFB cho...

TTFB (Time to First Byte) là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của website. Tìm hiểu chi tiết TTFB là gì ở bài viết này.

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp...

Sapo là gì? Sapo là đoạn tóm tắt của bài viết để người dùng có thể nắm bắt được nội dung chính. Đoạn sapo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều...

Slug là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu slug...

Slug là gì? Đây là một yếu tố có thể chỉnh sửa được trong URL của Wordpress, nó có các ký tự chữ, số, dấu gạch ngang và được đặt sau tên...

Disavow Link là gì? Cách gỡ phạt tác vụ thủ công...

Tìm hiểu Disavow Link là gì và cách sử dụng công cụ này để gỡ bỏ hình phạt tác vụ thủ công từ Google. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Gemini AI là gì?  So sánh Gemini AI và Chat GPT...

Mới đây, ngày 06 tháng 12 Google chính thức cho ra mắt Gemini AI một siêu trí tuệ nhân tạo được cho là vượt xa cả GPT4 và con người trong...

Bài viết mới nhất


Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh xạ các đối...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức mà nó hỗ...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và query cực...

Chúc mừng sinh nhật Sếp Phú

Một hành trình mới bắt đầu cùng nhiều thử thách mới. Với sự tự tin, kiên cường và bản lĩnh, LPTech tin chắc rằng Sếp Phú của LPTech sẽ có nhiều...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai (false). Xem...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi thông tin...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi nguy cơ này.

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...