Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (915 Reviews)

Khi bạn yêu cầu ai đó làm gì thì họ sẽ trả lời hoặc đáp trả lại hành động cho bạn. Thì đối với website cũng vậy, khi bạn thực hiện một yêu cầu trên trang, máy chủ sẽ trả về cho bạn các phản hồi, còn gọi là mã trạng thái HTTP.

Các mã HTTP này rất quan trọng trọng làm SEO bởi có nhiều mã phản hồi có thể gây trải nghiệm người dùng kém và không được Google đánh giá cao. Vậy nên trong bài viết hôm này hãy cùng LP Tech tìm hiểu về các mã trạng thái HTTP này nhé!

Mã trạng thái http

Mã trạng thái HTTP là gì?

Mã trạng thái HTTP Status Code"phản hồi" của máy chủ web thông báo về tình trạng của liên kết mà người dùng hoặc search engine đang yêu cầu truy cập. Dựa trên các yêu cầu (request), máy chủ sẽ hiển thị các phản hồi khác nhau. Những phản hồi này bao gồm chuyển hướng, lỗi máy chủ, lỗi máy khách và các lỗi khác.

Trong đó, mã lỗi HTTP không phải là một phần của các trang web; thay vào đó, chúng là phản hồi từ các máy chủ về cách yêu cầu được xử lý.

Không phải tất cả các mã trạng thái HTTP đều chỉ ra lỗi. Ví dụ: một số chỉ thông báo rằng một trang đã được di chuyển, vĩnh viễn hoặc tạm thời. Nhưng nếu bạn đang gặp lỗi, mã lỗi HTTP mà bạn nhìn thấy sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề là gì.

Phân nhóm mã trạng thái HTTP

Mã trạng thái HTTP cho biết liệu một yêu cầu HTTP cụ thể đã được hoàn tất thành công hay chưa. Chúng sẽ bao gồm 3 chữ số trong khoảng từ 100 đến 500 và được nhóm thành 5 lớp:

  1. 1xx: Informational – yêu cầu (request) đã được nhận, tiếp tục tiến trình xử lý
  2. 2xx: Success – thành công: tức hành động đã được server tiếp nhận, hiểu và xử lý thành công
  3. 3xx: Redirection – chuyển hướng: cho biết người dùng phải thực hiện thêm hành để để hoàn thành yêu cầu
  4. 4xx: Client Error – yêu cầu sai cú pháp hoặc không thỏa đáng
  5. 5xx: Server Error – máy chủ gặp lỗi

8 Mã trạng thái HTTP thường gặp và cách khắc phục

Bây giờ bạn đã biết mã trạng thái HTTP là gì, hãy cùng tìm hiểu một số mã trạng thái HTTP phổ biến nhất và cách khắc phục các mã lỗi.

301 Moved Permanently

Mã HTTP 301 thông báo cho khách truy cập một trang web cụ thể được đã chuyển hướng vĩnh viễn đến một URL khác. Đó không phải là một lỗi mà để truyền đạt thông tin quan trọng. Khi máy chủ trả về mã phản ứng 301, nó sẽ tự động chuyển tiếp người dùng tới địa chỉ mới của liên kết.

301 Moved Permanently

>> Làm thế nào để sửa chữa nó?

Để đảm bảo chuyển hướng hoàn hảo, hãy kiểm tra thiết lập chuyển hướng. Nếu bạn đã sử dụng tệp .htaccess để thực hiện chuyển hướng, hãy xác minh rằng bạn đã làm đúng. Giữ chuyển hướng cấp miền trong vài tháng để Google biết tài nguyên đã được di chuyển vĩnh viễn.

302 Moved temporarily

Mã trạng thái HTTP này tương tự như 301, nhưng nó được sử dụng để chuyển hướng tạm thời. Phản hồi này cho Google biết rằng trang được chuyển tạm thời và sẽ quay lại URL ban đầu vào một lúc nào đó. Nếu được thực hiện đúng, nó sẽ chuyển hướng người dùng đến một URL khác trong vài giây.

>> Làm thế nào để sửa chữa nó?

Khi địa chỉ trang web (URL) được chuyển tới vị trí khác thì thông thường Webmaster sẽ chuyển hướng nó về địa chỉ mới. Nếu sự chuyển hướng gặp lỗi thì bạn chỉ cần liên hệ Webmaster để sửa.

401 Unauthorized - trái phép

Đầu tiên trong danh sách mã lỗi HTTP là lỗi 401.Thông báo 401 có nghĩa là máy chủ đã nhận được một yêu cầu “chưa được xác thực”. Trong lỗi này, một tin nhắn thông báo rằng trang không thể tải do thông tin xác thực không hợp lệ vì bất kỳ lý do gì.

> Làm thế nào để sửa chữa nó?

Có thể URL đăng nhập đã thay đổi hoặc URL bạn nhập không chính xác. Tuy nhiên, nếu không phải vậy, hãy thử xóa bộ nhớ cache và cookie của trình duyệt.

403 Forbidden

Mã 403 Forbidden là thông báo lỗi khi người dùng bị chặn truy cập vào nội dung do địa chỉ không có dữ liệu, bạn không có quyền truy cập hoặc bị chặn truy cập của Googlebot.

> Làm thế nào để sửa chữa nó?

Một vài gợi ý cho bạn để sửa lỗi 403 Forbidden này: kiểm tra lại file .htaccess, xử lý phần quyền và đối với Wordpress hay vô hiệu plugins

404 Not Found

Mã trạng thái 404 là mã lỗi HTTP phổ biến trên internet. Phản hồi HTTP này được tạo khi “không thể tìm thấy trang” mà người dùng đang tìm kiếm trên máy chủ. Có thể có nhiều lý do đằng sau 404 lần xuất hiện. Có thể do quản trị viên web đã xóa trang hoặc các giá trị DNS bị lỗi hoặc URL bạn nhập không chính xác (vì đó là lỗi phía máy khách).

404 Not Found

> Làm thế nào để sửa chữa nó?

Khi gặp mã lỗi 404 not found đầu tiên hãy tải lại trang hoặc truy cập vào thư mục cấp để xem có vào website được không. Nếu chưa được thì cần kiểm tra lại URL có gõ sai không. Nếu liên kết đó bị hỏng thì cần phải sửa chữa lại tức khắc.

>> Xem thêm: Lỗi 404 not found là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404

500 Internal Server Error

Mã 500 Internal Server Error là một lỗi chung hiển thị khi máy chủ gặp sự cố không thể hoàn thành yêu cầu. Bởi vì đó là một thông báo lỗi chung, có một số nguyên nhân khác nhau bao gồm sự cố PHP, sự cố cơ sở dữ liệu, sai sót ở server của website hoặc server không thể xác định vấn đề chính xác là gì.

> Làm thế nào để sửa chữa nó?

Việc sửa lỗi 500 Internal Server Error là một việc hơi phức tạp vì có nhiều lý do là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nó. Cách cơ bản nhất hãy Reload lại trang hay gõ lại địa chỉ URL (bởi vì lỗi 500 Internal Server Error thường mang tính chất tạm thời, nên tiến hành load trang lại nhiều lần có thể khắc phục được). Nếu bạn không thể đợi (hoặc không được), hãy liên hệ với quản trị của trang web đó để họ khắc phục.

502 Bad Gateway

Không giống như các mã lỗi HTTP khác, lỗi 502 Bad Gateway xảy ra khi một máy chủ trên internet nhận được phản hồi không hợp lệ từ máy chủ khác. Mã trạng thái HTTP 502 này sẽ được gắn trên màn hình khi máy chủ mất nhiều thời gian hơn dự kiến để hoàn thành một yêu cầu.

Mã trạng thái HTTP 502

>> Làm thế nào để sửa chữa nó?

Hầu hết thời gian điều này có thể được khắc phục bằng cách làm mới trình duyệt hoặc xóa bộ nhớ cache của trình duyệt. Nếu bạn vừa mới di chuyển đến trang web, hãy thử đợi từ 24 đến 48 giờ. Bạn thậm chí có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để kiểm tra với họ.

Đôi khi, dịch vụ CDN của bên thứ ba có thể là lý do đằng sau phản hồi 502 của bạn. Hãy thử chuyển chủ đề khác nếu các bản sửa lỗi được đề cập ở trên không hoạt động.

Kết luận

Bây giờ bạn đã hiểu mã lỗi HTTP là gì rồi chứ? Đã đến lúc bạn rà soát và sửa chúng trên trang web của bạn, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng cũng như hiệu quả làm SEO trang web. Mong rằng bạn học được thêm kiến thức hay và áp dụng thành công cho website của mình. Với đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website cũng như dịch vụ SEO, nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ qua HOTLINE 0866.974.944 ngay nhé!

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp dẫn, lôi cuốn

Sapo là gì? Vai trò và cách viết 1 đoạn sapo hấp...

Sapo là gì? Sapo là đoạn tóm tắt của bài viết để người dùng có thể nắm bắt được nội dung chính. Đoạn sapo hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều...

Slug là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu slug cho website

Slug là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu slug...

Slug là gì? Đây là một yếu tố có thể chỉnh sửa được trong URL của Wordpress, nó có các ký tự chữ, số, dấu gạch ngang và được đặt sau tên...

Disavow Link là gì? Cách gỡ phạt tác vụ thủ công từ Google

Disavow Link là gì? Cách gỡ phạt tác vụ thủ công...

Tìm hiểu Disavow Link là gì và cách sử dụng công cụ này để gỡ bỏ hình phạt tác vụ thủ công từ Google. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí 2024

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Gemini AI là gì?  So sánh Gemini AI và Chat GPT có gì khác nhau

Gemini AI là gì?  So sánh Gemini AI và Chat GPT...

Mới đây, ngày 06 tháng 12 Google chính thức cho ra mắt Gemini AI một siêu trí tuệ nhân tạo được cho là vượt xa cả GPT4 và con người trong...

Semantic keyword là gì? Hướng dẫn cách tìm từ khóa ngữ nghĩa

Semantic keyword là gì? Hướng dẫn cách tìm từ...

Semantic keyword hay từ khóa ngữ nghĩa là những từ hoặc cụm từ có nghĩa liên quan đến key chính. Hướng dẫn cách tìm Semantic keyword...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.