Linh vật thương hiệu: Chìa khóa marketing thành công cho các brand lớn

Trong Marketing, linh vật thương hiệu (Mascot) được xem là hình tượng “nhân hoá” đại diện cho cá tính thương hiệu. Linh vật thường xuất hiện trên TVC quảng cáo, đường phố những nơi công cộng, trung tâm thương mại, sự kiện, nền tảng truyền thông số,... Việc tận dụng tất cả các yếu tố cả vô hình lẫn hữu hình dần qua thời gian giúp doanh nghiệp tạo dựng rõ ràng nhận thức trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng cho thương hiệu.

Linh vật thương được coi là đại sứ thương hiệu của một doanh nghiệp mang những bản sắc thương hiệu giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Vậy linh vật thương hiệu là gì, tầm quan trọng của nó trong Marketing và những Case Study thực tế, hãy cùng LPTech khám phá chủ đề này nhé!

Linh vật thương hiệu là gì?

Linh vật thương hiệu (Brand Mascot) là một nhân vật hay một hình tượng đại diện cho một thương hiệu cụ thể. Brand Mascot đóng vai trò là đại sứ mang bản sắc của một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ.

Những công ty sử dụng linh vật thương hiệu mục đích thúc đẩy chiến lược quảng cáo và marketing giúp cho thương hiệu trở nên hấp dẫn và dễ nhận biết hơn đối với khách hàng.

Linh vật của thương hiệu trong giới truyền thông và quảng cáo không còn quá xa lạ với mọi người, nó được ứng dụng rất nhiều trong quảng cáo, thiết kế logo,… Bản chất của một brand mascot đơn giản là hình ảnh của một điều gì đó được nhân cách hoá lên và trở thành quy ước biểu tượng, để đại diện cho thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty. Ở mỗi một kênh truyền thông khác nhau, thì nó lại được linh hoạt biến tấu để truyền tải những thông điệp đến người dùng.

Theo một vài những khảo sát cho thấy, các công ty có thiết kế linh vật ấn tượng sẽ thành công trong cả các hoạt động kinh doanh, dù KOLS hay Influencer cũng "lép vế" nhận diện linh vật thương hiệu. Với brand mascot, tất cả những doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một lần duy nhất để cho những kế hoạch lợi ích dài hạn.

Phân loại linh vật thương hiệu phổ biến

Các công ty có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn bằng cách kết hợp với các linh vật thương hiệu trên logo hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội, trang web và ứng dụng di động.

Trong đó, Brand Mascot được phân thành 3 loại:

  1. Nhân vật con người (người thật, siêu anh hùng, nhân vật hư cấu,..)
  2. Mascot là một động vật (Hổ, thỏ, bò,…)
  3. Mascot là một hình tượng, đồ vật ( Đối tượng vô tri, ký tự nhân hình,…)

Thông thường, Brand Mascot giúp bán hàng được hiệu quả và thiết lập sự công nhận của thương hiệu. Bên cạnh đó, Brand Mascot hay linh vật thương hiệu không chỉ dành riêng cho các tổ chức lớn, các công ty, doanh nghiệp nhỏ cũng cố gắng tạo ra những linh vật thương hiệu ấn tượng để xây dựng tính cách thương hiệu của họ.

1.Mascot nhân vật con người

Theo nghiên cứu, trên thực tế cho thấy 21% logo linh vật của thương hiệu là nhân vật của con người. Một trong những lý do lớn đó là tính tương đối phổ biến của con người, bên cạnh đó các thương hiệu cũng cần có thêm ít thời gian để kết nối với khán giả khi sử dụng nhân vật con người làm Brand Mascot.

2.Mascot hình ảnh động vật

Đây là loại hình linh vật được sử dụng nhiều thứ hai, có dạng con vật được nhân hóa mang ý nghĩa ẩn dụ đi kèm với ý nghĩa này dễ dàng thể hiện rõ tính cách thương hiệu. Các công ty sẽ sử dụng một con vật nhất định làm Brand Mascot của công ty cùng kết hợp với các thuộc tính của con vật đó với chính đặc điểm thương hiệu của họ.

Ví dụ như nhà sản xuất ô tô Jaguar hình ảnh một con báo đốm được sử dụng làm linh vật của hãng xe này. Báo đốm mạnh mẽ với tốc độ, vào đường nét duyên dáng chính xác là những mối liên kết mang tính biểu tượng mà nhà cung cấp ô tô muốn truyền tải giúp thu hút công chúng mục tiêu khi nhìn thấy biểu tượng của thương hiệu.

3.Mascot dựa vào vật

Trong một số trường hợp, các thương hiệu sẽ không chỉ dựa vào một thực thể sống mà thay vào đó, có thể dựa vào các đồ vật được nhân hóa lên. Loại hình này sẽ khó khăn hơn một chút so với 2 dạng trước đó để nhân hóa các vật thể không phải là vật thể sống phải dựa vào các đặc điểm hoặc nguyên mẫu mong muốn. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có thể áp dụng những đặc điểm của con người lên cho đối tượng mascot của mình.

Tầm quan trọng của Linh vật thương hiệu trong marketing

Việc tìm một đại sứ thương hiệu đại diện thể hiện được nét tính cách của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó mang lại những giá trị tích cực cho hình ảnh thương hiệu (Brand image). Một thương hiệu thành công là phải tạo nên dấu ấn thương hiệu riêng, dưới đây là tầm quan trọng cụ thể của linh vật thương hiệu trong marketing.

Kết nối tăng mức độ tương tác với thương hiệu

Theo như các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng “linh vật của thương hiệu phản ánh xu hướng hiểu thế giới thông qua các đối tượng nhân học đã bắt nguồn từ sâu xa của con người”. Giải thích một cách dễ hiểu hơn, linh vật thương hiệu giúp nhân cách hoá hình ảnh doanh nghiệp, giúp rút ngắn chặng đường chinh phục trái tim của khách hàng.

Brand Mascot giúp doanh nghiệp tiếp cận với các khách hàng, giúp tăng mức độ tương tác của thương hiệu với công chúng mục tiêu. Những linh vật này mang lại trải nghiệm tích cực và năng động cho khách hàng, giúp tăng khả năng tương tác và theo dõi thương hiệu khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Hình ảnh Chú hổ của Kellog tính cách hài hước thu hút trẻ em, chú hổ của Pillsbury đem lại tương tác tốt với hình ảnh gần gũi thu hút những người yêu thích bánh và làm bánh mì.

Thiết lập công cụ giao tiếp hiệu quả với khách hàng tiềm năng

Theo Technicolor Creative Studio, một linh vật đại diện cho thương hiệu có thể tăng lợi nhuận của công ty và kết nối với khách hàng lên đến 41%, các linh vật là một cách tuyệt vời để kết nối và tương tác với khách hàng của doanh nghiệp.

Linh vật đại diện thương hiệu được xem như một vật thể giúp truyền tải các thông điệp của công ty đến người tiêu dùng dễ dàng bao gồm tất cả các công cụ cần trong giao tiếp: âm sắc, nét mặt và cả cử chỉ.

Trong bất kỳ điểm chạm nào giữa thương hiệu và nhóm công chúng mục tiêu, khi mọi người nhìn thấy mascot của thương hiệu trong các sự kiện cộng đồng, chiến dịch truyền thông xã hội, khách hàng sẽ nhanh chóng bị thu hút trái tim, cảm xúc nhằm theo dõi thương hiệu.

Tăng khả năng ghi nhớ của thương hiệu

Các chi tiết và đặc điểm thói quen của con người, giúp người tiêu dùng dễ dàng ghi nhớ nhanh chóng những đặc điểm của linh vật. Các ký tự giúp khách hàng dễ nhận biết ngay cả khi không đầy đủ các thuộc tính của thương hiệu.

Các linh vật của thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo meme, video, cũng như kích hoạt kết nối các nền tảng social media. Tất cả điều này đem lại hoạt động cho sự phổ biến của thương hiệu, việc sử dụng linh vật thương hiệu trên Facebook giúp tăng mức độ tương tác với người dùng.

>>Bài viết liên quan: Brand Character: Xu hướng Marketing trong tương lai sắp tới

Xây dựng tính cách thương hiệu độc đáo

Brand Mascot mang lại sự độc đáo cho doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu nhanh chóng so với các đối thủ cạnh tranh.

Với những đặc trưng của con người, để họ có những ấn tượng và yêu thích, khách hàng sẽ ngay lập tức bị thu hút nhận thức và dễ dàng nhận ra được linh vật thương hiệu của doanh nghiệp trong tương lai. Thông qua các Brand Mascot, doanh nghiệp dễ dàng tăng giá trị dễ nhận biết và đẩy mạnh thông điệp của thương hiệu.

Ví dụ theo như Disney vào năm 2008, linh vật của thương hiệu chuột Mickey có tỷ lệ nhận biết lên đến 98% đối với trẻ em từ 3-11 tuổi.

Truyền tải thông điệp của thương hiệu

Brand Mascot sẽ thể hiện tinh thần của công ty nhằm truyền tải câu chuyện thương hiệu. Khách hàng cũng có nhiều khả năng lưu nhớ, đồng thời hồi tưởng câu chuyện thương hiệu từ một linh vật của thương hiệu với các hoạt động xây dựng thương hiệu.

Khiến nội dung marketing lan tỏa mạnh mẽ

Brand Mascot sẽ đại diện cho tính cách hiện của thương hiệu, nên dễ dàng tiếp cận tới công chúng hơn khi dùng vào blog, video, meme, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội,... để chia sẻ thông điệp của công ty.

Việc sử dụng Brand Mascot trên các nền tảng xã hội nổi tiếng như Facebook hay Instagram, đồng thời cũng giúp cho thương hiệu tăng mức độ truy cập, tương tác của người dùng và những người theo dõi.

Những ví dụ về brand mascot ấn tượng với tài khoản gây ấn tượng trong phong cách thời trang trên Instagram. Sở hữu hàng nghìn hàng triệu người theo dõi các bài đăng về thời trang, phong cách sống và tất cả những thứ thịnh hành khác trên xu hướng.

Tạo hình ảnh thân thiện của thương hiệu

Brand Mascot thể hiện hình ảnh thân thiện về thương hiệu là phương tiện để thu hút sự chú ý của người xem, thu hút khiến khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Với nguồn gốc và hồ sơ nhân khẩu học khách hàng khác nhau cũng có thể kết nối với thương hiệu doanh nghiệp thông qua một linh vật.

Giờ đây, việc có một linh vật hay hình đại diện cho thương hiệu để nhằm thu hút khách hàng đã trở nên rất phổ biến. Đặc biệt là các thương hiệu cho trẻ em có sử dụng linh vật được hưởng nhiều lợi ích hơn từ các Brand Mascot.

Tạo khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu

Các thương hiệu bán hàng hóa như áo thun, cốc, mũ, v.v., tạo ra doanh thu đáng kể bằng cách sử dụng các linh vật thương hiệu của họ.

Ví dụ: Disney kiếm tiền bằng cách đặt linh vật của thương hiệu của họ là chuột Mickey lên các sản phẩm và nhượng quyền chia sẻ cho các bên khác. Các đơn vị nhượng quyền phân phối những hàng hóa này sẽ một phần đóng góp vào doanh thu của thương hiệu và giúp phổ biến sản phẩm hơn nữa.

Brand Mascot của công ty càng dễ thương và ngộ nghĩnh, thì càng nhiều người sẽ nhớ đến chúng. Ngoài ra, công ty hoàn toản có thể thử nghiệm và phát minh lại linh vật theo thời gian để phù hợp với nhu cầu marketing của mình ở từng dấu mốc phát triển.

Case study: Linh vật thương hiệu đã tạo dựng thành công cho thương hiệu

Linh vật thương hiệu không phải là một hình thức marketing mới mẻ trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã biết tới những thương hiệu nổi tiếng sử dụng thành công Brand Mascot như McDonalds, Burger King, Michelin Man, Amul Girl...

Nhờ sự phát triển của digital marketing, các linh vật mới cũng đang trở nên phổ biến hơn. Một Brand Mascot trong xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, nhưng linh vật thương hiệu vẫn tạo nhiều lợi thế kinh doanh. Dưới đây là những ví dụ thực tế hình ảnh linh vật thương hiệu đã góp phần tạo tăng nhận diện cho các doanh nghiệp.

1.Momo

Chiến lược phát triển thương hiệu nhờ linh vật của Momo đã đem đến rất nhiều thành công cho thương hiệu này. Momo là ví điện tử cái tên vô cùng quen thuộc đối với các bạn trẻ ngày nay, Momo góp một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại hàng ngày của rất nhiều người.

Nhắc đến Momo, chúng ta có thể sẽ liên tưởng ngay đến màu tím quen thuộc, thể hiện của sự hiện đại và cải tiến, đi kèm với đó là sự kết hợp của linh vật thương hiệu đầy ấn tượng.

Một cách thiết kế gây ấn tượng của Momo với người dùng chính là sự đáng yêu, vui tươi, ngộ nghĩnh của mascot này. Momo đã áp dụng linh vật thương hiệu này rất độc đáo vào các chiến dịch truyền thông thương hiệu của mình. Trong số đó chiến dịch ấn tượng của linh vật thương hiệu đó là “Chuyển tiền nhanh”.

Momo là ví điện tử được tích hợp với đa tính năng dành cho người dùng mang đến sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng bằng công nghệ hiện đại nhất. Mô tả với khách hàng hình ảnh công nghệ hiện đại đã được Momo lựa chọn nhằm quảng bá tính năng thay vì truyền thông về công nghệ hiện tại.

Tính năng chuyển tiền nhanh là một trong các USP (unique selling point) của doanh nghiệp. Momo tận dụng linh vật để thiết kế các key hình ảnh ấn tượng biểu thị cho tính năng chuyển tiền nhanh. Bước đầu đem lại thành công của thương hiệu khi đã truyền tải thông điệp được đến người dùng về tiện ích của ứng dụng đã được ghi nhận.

2.Vinamilk - Linh vật chú bò ngộ nghĩnh

Những thương hiệu tạo dựng được thành công gắn với linh vật thường tồn tại lâu bền trong lòng người tiêu dùng. Để chọn lựa ra con vật làm biểu tượng, các doanh nghiệp còn phải lựa chọn kết hợp với sáng tạo trong thiết kế và truyền tải thông tin sao cho độc đáo. Linh vật là sự lựa chọn kết hợp giữa tạo dựng hình ảnh logo có sức liên tưởng, đồng điệu mạnh với chiến dịch quảng cáo hiệu quả với slogan đắt giá.

Cụ thể như dù bán burger gà nhưng thương hiệu của Chick-fil-A lại chọn những chú bò làm linh vật, với những thông điệp vui vẻ, hài hước cho khách hàng. Vì thế mà chỉ trong thời gian ngắn, chuỗi nhà hàng Chick-fil-A đã nổi tiếng đình đám, đe dọa cả những đối thủ cạnh tranh đáng gờm.

Ở Việt Nam, một thời bạn đi đâu cũng nghe trẻ em và người lớn ngân nga câu hát “trăm phần trăm, trăm phần trăm sữa tươi nguyên chất trăm phần trăm”, của những chú bò sữa với giai điệu đầy vui nhộn từ một video quảng cáo của thương hiệu sữa Vinamilk. HÌnh ảnh những chú bò sữa nhún nhảy đã trở thành hình ảnh gắn liền mang lại thành công cho Vinamilk trong những năm vừa qua.

Việc lựa chọn linh vật để triển khai quảng bá bằng cách sáng tạo, đơn giản, nhưng đầy ấn tượng giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng tạo được sự chú ý, giúp gia tăng thị phần, sức cạnh tranh, đẩy mạnh tăng số doanh thu.

3.OPPO

Nhắc đến linh vật thương hiệu của OPPO thì người dùng có thể nghĩ ngay đến một nhân vật hình người trên gam màu màu xanh lá cây ấn tượng đặc trưng. Mascot của OPPO với hình ảnh tai đeo headphone, một khuôn mặt rất dễ thương có đôi mắt long lanh và một chòm tóc đầy ngộ nghĩnh. Linh vật này mang lại cho khách hàng cảm giác thích thú, vui vẻ, từ đó tạo được cảm tình hơn với thương hiệu OPPO.

Tổng kết

Nếu doanh nghiệp của bạn đang loay hoay tìm một giải pháp giúp cải tiến được các vấn đề về nhận diện thương hiệu của mình. Linh vật của thương hiệu có khả năng vô cùng lớn trong việc giúp phát triển thương hiệu được coi là chìa khóa thành công trong Marketing thương hiệu.

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được linh vật thương hiệu là gì, tầm quan trọng của nó trong chiến lược Marketing, từ đó tạo dựng được linh vật thương hiệu ấn tượng.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Email là gì? 4 cách tạo địa chỉ email nhanh...

Địa chỉ email là gì? Đây là một địa chỉ thư điện tử, được dùng để trao đổi thư tín qua lại bằng internet. Ngày nay, hầu như mỗi cá nhân...

Beacon là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của công...

Beacon là gì? Beacon là công nghệ được hình thành để hỗ trợ quá trình marketing, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội như Tiktok. Tìm...

UID là gì? Cách lấy UID Tiktok, Facebook đơn giản

UID một dãy số được dùng để định danh một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội. UID có tầm quan trọng trong việc giúp xây dựng chiến lược...

Thư viện quảng cáo là gì? Cách xem Facebook ads...

Thư viện quảng cáo là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp người dùng có thể nghiên cứu và xây dựng được chiến dịch quảng cáo thích hợp cho mình.

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách...

Profile là một phương tiện giúp bạn gây được ấn tượng đầu tiên với doanh nghiệp, đối tác. Cùng tìm hiểu những cách tạo profile chuyên...

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn...

Moodboard là công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Moodboard là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, phông chữ, chất...

Bài viết mới nhất


Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...