KOC là gì? Sự khác biệt giữa KOC và KOL

Hình thức Livestream bùng nổ mạnh mẽ từ các nền tảng social media đến sàn thương mại điện tử khiến KOC trở thành một làn sóng mới không thể thiếu trong chiến dịch Marketing. Nhiều doanh nghiệp/ nhãn hàng sẵn sàng chi nhiều tiền cho KOC thay vì chỉ tập trung vào KOLs/ Influencers như trước. Những đánh giá, trải nghiệm của KOC được xem như nguồn tham khảo đáng tin cậy, chìa khóa thu hút người tiêu dùng theo cách tiếp cận trực tiếp.

Vậy thì KOC là gì? Khác biệt giữa KOC và KOLs là như thế nào? Cùng LPTech giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

KOC là gì?

KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt). Họ là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Toàn bộ trọng tâm của KOC là đánh giá/ review những sản phẩm mà mình đã trải nghiệm. 

Thông thường, KOC có số lượng người theo dõi trên tài khoản ở mức trung bình bởi do công việc này đang khá là mới mẻ. Nhưng về lâu dài nếu kiên trì thực hiện và chứng minh được tính ưu việt thì số lượng người theo dõi sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

KOC cũng được xem như những người mua hàng thông thường nên những đánh giá của họ mang tính khách quan hơn là tự các nhãn hàng quảng cáo. Điều này tác động mạnh mẽ đế quyết định mua hàng của người xem, nhất là Gen Z. Không giống như các chiến dịch KOLs rầm rộ, những KOC thường nhận sản phẩm miễn phí và review, sau đó sẽ nhận được hoa hồng từ số lượng sản phẩm bán được cao và việc làm affiliate.

KOC là xu hướng nổi tiếng ở Trung Quốc năm 2019 đến nay tạo nên một trào lưu mạnh mẽ được các nước Châu Á và ở phương Tây áp dụng triệt để trong chiến lược quảng cáo của mình. Tại Việt Nam chúng ta cũng có những gương mặt KOC tiêu biểu: 

  1. Hot mom sở hữu 5,3 triệu lượt follow với kênh Tik tok BabyKopo Home chuyên review về đồ ăn, đồ chơi thu hút hàng nghìn lượt thích của cộng đồng mạng.
  2. Kiên Review chàng hot Tiktoker chuyên vạch trần chiêu trò quảng cáo hàng dởm. Đây là nhân vật chuyên đưa ra những review chất lượng và có tâm nhất.
  3. KOC tài năng - Call Me Duy bậc thầy makeup và chia sẻ những kiến thức hay về thành phần mỹ phẩm, các loại mỹ phẩm chất lượng.
  4. Hot Tiktoker cũng là KOC nổi tiếng - Châu Muối mới hơn 1M follow, hay review các sản phẩm về thực phẩm, đồ gia dụng, trang trí nhà cửa và gần đây còn lấn sân sang lĩnh vực công nghệ. 
  5. Cô model trẻ tài năng - Cô Em Mê Mẫu người đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ về nghề người mẫu cũng như bốc trần những sự thật đằng sau nghề người mẫu, tưởng chừng như rất sang chảnh này.

Những khác biệt giữa KOC và KOL

Trên đây bạn đọc đã hiểu phần nào về định nghĩa KOC là gì. Và trước khi KOC xuất hiện, thì KOLs hay Influencers là những công việc thịnh hành nhất. Nhưng dần dần từ khi công việc review trên Tiktok dần phổ biến thì thuật ngữ KOC phát triển mạnh mẽ hơn và cũng thường bị nhẫm lần với KOL.

Để có thể hiểu phân biệt sự khác nhau giữa KOC và KOL chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí dưới đây!

1. Mức độ phổ biến

Hiện nay, khi gõ từ khóa về KOLs chúng ta sẽ nhận về hàng loạt dịch vụ với giá cả khác nhau. Các thương hiệu thường sẽ chủ động tiếp cận KOL và kí hợp đồng để hợp tác. Thương hiệu sẽ chi tiền cho những KOLs và KOLs có cơ hội sử dụng sản phẩm free để quảng bá đến khách hàng tiềm năng.

Ngược lại với KOC - họ là người đứng trên cương vị là những người tiêu dùng, bắt đầu quá trình sử dụng sản phẩm và xem xét các sản phẩm họ quan tâm. Sau đó, quá trình đánh giá sản phẩm của KOC sẽ diễn ra và họ nhận được khoản chi phí mà thương hiệu chi trả dựa trên mức hoa hồng.

KOL chịu trách nhiệm quảng bá trên quy mô lớn. KOC tập trung nhiều hơn vào phía hoạt động, chẳng hạn như bán hàng và dịch vụ khách hàng, một khi bạn trở thành đối tượng mục tiêu của họ. Nói tóm lại, KOC có tác động mạnh nhưng độ phủ thấp.

2. Quy mô khán giả

KOLs được phân loại dựa trên lượng người Follow. Ví dụ, những Influencer có ảnh hưởng Nano sẽ có lượng follow từ 1.000 đến 10.000 (nghìn) người theo dõi, Micro sẽ có từ 10.000 đến 50.000 (nghìn) người theo dõi và trên 1.000.000 (triệu) người theo dõi được xếp vào nhóm mega.

Đây là một trong nhiều tiêu chí để người ta đánh giá và lựa chọn KOL cũng như Influencer trong chiến dịch Marketing. Nhưng đối với KOC thì lượng Follow không phải là yếu tố quyết định để xem xét. Nhiều người đánh giá rất chân thực nhưng mới đi vào công việc nên họ còn sở hữu lượng follow hạn hẹp.

→ Tham khảo: Dịch vụ Booking KOL

3. Tính chuyên môn

Trong khi KOLs đòi hỏi là những người có chuyên môn, kiến thức sâu về thị trường ngách nhất định để có thể dẫn dắt người dùng thì KOC lại không hoàn toàn như thế. Họ đứng trong tâm thế là một người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá chủ quan của chính mình. 

Mặc dù là thế các KOC vẫn sở hữu độ tin cậy cao trong tâm trí khách hàng. Đánh giá của KOC sẽ tác động định đến ý định mua hành của người xem vì nó thực tế, chân thực mà không hề mang tính quảng cáo cho bất kỳ thương hiệu nào. Ngược lại, với nhiều nhãn hàng lựa chọn KOL nhưng PR sản phẩm không được khéo léo thì người mua vẫn hoàn toàn có thể nhận ra.

4. Tính chủ động

Thông thường, người có sức ảnh hưởng như KOLs và Influencers sẽ được nhãn hàng liên hệ đưa ra lời mời quảng cáo. Bạn dễ dàng thấy trên thị trường hiện nay có không ít các dịch vụ Booking KOL hoạt động để giúp doanh nghiệp kết nối với KOL nhanh nhất. Và về phía doanh nghiệp sẽ trả booking cho KOL bằng tiền mặt hoặc sản phẩm dịch vụ họ quảng cáo.

Còn với KOC - họ sẽ chủ động hơn từ việc lựa chọn sản phẩm nào để dùng đến đánh giá chất lượng. Họ có thể review những sản phẩm họ tự mua để sử dụng hằng ngày hoặc tìm kiếm tài trợ, quảng bá trên các nhóm từ chủ shop hoặc nhãn hàng. Vậy nên ý kiến của nhóm đối tượng này có phần khách quan hơn so với KOL.

Lý do nên Marketing với KOC là gì?

Kết hợp giữa đa các hình thức tiếp thị sẽ cực kỳ hiệu quả. KOC chính là một phần nhỏ trong chiến dịch Marketing thông minh nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Tiếp thị với KOC mặc dù khá là mới mẻ ở thị trường Việt Nam nhưng nếu thực hiện trên quy mô lớn sẽ xây dựng được lòng trung thành dài hạn với khách hàng.

Dưới đây là các lý do mà các chủ kinh doanh/nhãn hàng nên thuê KOC để Marketing:

KOC - cầu nối quản lý quan hệ khách hàng và KOL

Philip Kotler, cha đẻ của tiếp thị hiện đại, nhấn mạnh một điều mới trong cuốn sách "Cách mạng tiếp thị 4.0 " của ông. Lòng trung thành của khách hàng không còn được xác định chỉ bởi tỷ lệ mua hàng, mà bởi số lượng người hâm mộ trung thành. 

Ví dụ như tỷ lệ lưu giữ, tỷ lệ hoàn trả và giới thiệu tích cực cho bạn bè của họ. Trải nghiệm người dùng được gọi là 5A đã sửa đổi trong cuốn sách: Nhận thức, Kháng cáo, Hỏi, Hành động, Biện hộ. Phần "ủng hộ", đặc biệt, là một cái gì đó có thể phản ánh giá trị của một KOC đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, KOC đóng một vai trò thiết yếu trong vòng đời khách hàng cụ thể: 

  1. Trước khi ra mắt: Dựa trên kiến thức trực tiếp về sản phẩm từ thương hiệu, KOC có thể giúp thu thập phản hồi khảo sát khách hàng tiềm năng, có thể hỗ trợ thương hiệu thử nghiệm thị trường với chi phí thấp hơn.
  2. Sau khi ra mắt: Phản hồi thị trường chuyên sâu là điều cần thiết cho thương hiệu. KOC có thể giúp xây dựng niềm tin thương hiệu giữa các thị trường càng sớm càng tốt, tăng tác động chủ đề xu hướng và đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
  3. Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm: KOC cần đảm bảo tiếp xúc và xu hướng sản phẩm liên tục.

Qua đây, có thể thấy quản lý quan hệ khách hàng (CRM) rất cần thiết. Đây là vũ khí mạnh mẽ trong duy trì các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp. KOC sẽ là chất xúc tác tốt trong việc quản lý hiệu quả. Nhất là đối với việc níu giữ khách hàng và thúc đẩy gia tăng doanh thu khi dựa vào KOC.

KOC kết hợp với sử dụng KOLs để báo cáo hình ảnh thương hiệu nữa sẽ rất hữu ích và đánh mạnh vào người tiêu dùng chuyển đổi mua hàng. Trong tương lai nếu dùng KOC kết hợp với CMR sẽ giúp việc đánh giá xác thực kết hợp với sự sáng tạo xây dựng một cơ sở dữ liệu của người tiêu dùng.

Đánh giá của KOC ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng

Số liệu thống kê cho thấy, hơn 2/3 người tiêu dùng cho rằng các đánh giá trực tuyến là một phần "Khá quyết định", "hoàn toàn quyết định" đối với việc mua hàng của họ. Cho nên, khi những KOC dưới vai trò của một người tiêu dùng, đã qua sử dụng sản phẩm nói về những ưu điểm của nó một cách chân thực sẽ rất dễ dàng thu hút khách hàng.

Chúng ta có thể phân tích dưới góc độ của một người mua hàng. Khi lên các trang mạng xã hội hay website thấy những nội dung do người dùng tạo thì có xu hướng cực kỳ tin tưởng. Sau xem qua những nhận xét đánh giá của họ thì khả năng cao sẽ muốn sở hữu sản phẩm/dịch vụ đó vì những lợi ích nó mang lại.

Chi phí booking KOC thấp hơn KOLs/Influencers

So với KOLs hay các Inflencers thì chi phí booking KOC review sản phẩm/dịch vụ phải chăng hơn rất nhiều. Thay vì chi ngân sách để booking cho 1 KOL/Influencer nổi tiếng bạn có thể dùng số tiền đó để chục 10, 20 hay thậm chí là hàng chục KOC để quảng bá cho sản phẩm của mình, đặc biệt hiệu quả với những sản phẩm mới ra mắt.

Trong đó nền tảng Tiktok hẳn là kênh dễ viral nhất, lướt đến đâu người xem cũng sẽ thấy sản phẩm/ dịch vụ của bạn được review từ đó sinh ra hiếu kỳ, tò mò tìm hiểu và nếu đúng nhu cầu sẽ chốt đơn nhanh chóng. 

Ngoài ra, dù bạn là các doanh nghiệp, nhãn hàng lớn tới các chủ shop nhỏ đều có thể booking KOC được.

  1. Với KOC ít lượt tương tác, follow: bạn có thể gửi sản phẩm miễn phí để họ trải nghiệm. Hai bên đều có lợi, nhãn hàng thì được quảng bá thương hiệu còn KOC thì có sản phẩm để review kiếm hoa hồng. Đây là hình thức bạn dễ dàng bắt gặp trên Tóp Tóp với các sản phẩm phổ biến như thời trang, mỹ phẫm, đồ gia dụng, decor nhà cửa,... thậm chí là các địa điểm ăn uống, nhà hàng, làm đẹp.
  2. Với KOC ít lượt tương tác, follow: bạn cũng sẽ gửi sản phẩm/ hoặc mới họ đến địa điểm của bạn để trải nghiệm dịch vụ miễn phí. Ngoài ra sẽ trả thêm phí booking/ hoa hồng khi có lượt mua sàn phẩm/ sử dụng dịch vụ mà họ đã review cao.

Cách KOC kiếm tiền hiệu quả

Có thể thấy được, KOC đã trở thành một nghề thịnh hành dạo gần đây và không tự nhiên mà vậy bởi công việc này mang về nguồn thu nhập khủng không kém các Influencers. 

Các KOC có thể kiếm tiền từ nhiều cách như :

  1. Làm affiliate Marketing: hình thức này hẳn đã quá phổ biến thường áp dụng cho sản phẩm. KOC sẽ review các sản phẩm mình đã sử dụng và gắn link mua hàng trên bio Tiktok, Facebook, Instagram, Youtube. Và KOC sẽ nhận được hoa hồng khi người dùng mua hàng dựa trên những liên kết mà họ đã giới thiệu. Trong đó KOC có thể làm tiếp thị liên kết trực tiếp với các sàn TMĐT, hoặc thông qua các đơn vị trung gian như Accesstrade, Ecomibi.
  2. Livestream trên Tiktok, Tiktok Shop: hình thức livestream bán hàng không chỉ được sử dụng rất nhiều trên Facebook, Instagram mà nay cũng rất thịnh hành trên Tiktok. Đặc biệt là khi Tiktok Shop xuất hiện, rất nhiều KOC được các shop, thương hiệu booking để livestream, vừa trò chuyện vừa bán hàng. Đặc biệt mang lại hiệu quả cao khi gắn link tiktok shop ngay bên dưới để người xem có thể bấm vào mua hàng bất cứ lúc nào mà không cần phải chuyển qua trang khác.
  3. Nhận booking PR, tham gia sự kiện: các KOC nổi tiếng có thể kiếm tiền qua các booking trải nghiệm dịch vụ từ các thương hiệu hoặc đến tham gia sự kiện ra mắt sản phẩm/ cửa hàng mới,... Điều này cũng mang về cho họ thu nhập đáng kể. 

Tóm lại, đóng vai trò là một doanh nghiệp muốn quảng cáo hình ảnh thương hiệu (Brand Image), sản phẩm hay dịch vụ đối với khách hàng thì dùng KOL hay KOC đều rất cần thiết. Nếu biết lồng ghép một cách khéo léo trong chiến dịch Marketing sẽ mang đến thành công thật sự. Bởi mỗi chiến dịch Marketing đều có những KPI đặt ra riêng và đối tượng khách hàng tiềm năng nhất định mà doanh nghiệp muốn nhắm tới.

Bài viets trên đây LPTech đã chia sẽ những kiến thức mới và chi tiết nhất về ngành nghề KOC là gì đang rất hot hiện nay. Nếu bạn đã hoặc có dự định phát triển theo con đường này hãy nắm chắc các kiến thức trên cũng như cách KOC kiếm tiền hiệu quả nhé! Đồng thời người chủ shop hay nhãn hàng sẽ biết thêm về nhóm KOC và đưa ra được chiến lược booking, quảng bá thương hiệu và sản phẩm thành công. 

>> Tham khảo thêm: Triển khai KOLs Marketing kênh nào là tối ưu?

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Profile là gì? Profile bao gồm thông tin gì? Cách...

Profile là một phương tiện giúp bạn gây được ấn tượng đầu tiên với doanh nghiệp, đối tác. Cùng tìm hiểu những cách tạo profile chuyên...

Moodboard là gì? Quy trình tạo moodboard đơn...

Moodboard là công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Moodboard là tập hợp các hình ảnh, màu sắc, phông chữ, chất...

Retail (bán lẻ) là gì? Các mô hình retail áp dụng...

Retail hay còn gọi là bán lẻ là phương thức bán hàng mà người bán sẽ làm việc trực tiếp với người mua cuối cùng hay còn gọi là người tiêu...

EBITDA là gì? Khái niệm, cách tính EBITDA và...

Tìm hiểu EBITDA là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cung cấp khái niệm, công thức...

IBM là gì? Tìm hiểu về tập đoàn công nghệ IBM và...

IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Khám phá lịch sử phát triển, các sản phẩm và dịch vụ nổi bật của IBM, từ giải pháp đám mây,...

Globalization (Toàn cầu hóa) là gì? Có gì khác...

Globalization là thuật ngữ nói về việc toàn cầu hóa, chỉ việc gia tăng hợp tác giữa các nền kinh tế trên thế giới. Vậy Globalization và...

Bài viết mới nhất


Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?