HTTPS là gì? Cách cấu hình website sử dụng HTTPS miễn phí

HTTPS có lẽ là thuật ngữ đã quá quen thuộc với những người thường xuyên sử dụng Internet. Môi trường internet hiện nay với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ, xuất hiện các thực trạng tin tặc. Vì vậy, sử dụng https với các website để đảm bảo, bảo mật an toàn cao tuyệt đối. Đây cũng là lý do vì sao HTTPS dần được thay thế sử dụng hoàn toàn cho HTTP. Hãy cùng LPTech tìm hiểu thực chất giao HTTPS là gì, tại sao nên sử dụng HTTPS thay cho HTTP, cách cấu hình website sử dụng HTTPS miễn phí qua bài viết dưới đây.

HTTPS là gì?

HTPPS (viết tắt của Hypertext Transfer Protocol Secure) là giao thức giúp chuyển tải văn bản một cách vô cùng an toàn. HTTPS thực chất là giao thức được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật từ HTTP nhằm mục đích để mã hóa các thông tin giao tiếp làm tăng tính bảo mật và an toàn hơn. Hoặc hiểu một cách đơn giản hơn thì HTTPS chính là một phiên bản HTTP có tính bảo mật và an toàn được nâng cấp cao hơn.

Https là giao thức http nhưng được kết hợp cài thêm tính bảo mật SSL, các dữ liệu khi được chuyển từ máy chủ đến nơi trình duyệt sẽ được mã hoá để bảo mật toàn bộ tất cả thông tin. Có thể nói đây là phiên bản nâng cấp của http cũng là giao thức sử dụng nhiều nhất tính ở thời điểm hiện tại.

Nguyên lý hoạt động của HTTPS được bổ sung thêm chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) hay được biết đến là tầng ổ bảo mật hoặc TLS (Transport Layer Security) bảo mật tầng truyền tải. Tính đến nay, SSL và TLS là hai tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu cho các website được sử dụng trên toàn thế giới.

Cả hai tiêu chuẩn SSL và TLS đều sử dụng PKI ( viết tắt của Public Key Infrastructure) có nghĩa là hạ tầng khóa công khai không đối xứng nhau. Hệ thống này có đặc điểm là sử dụng hai khóa mã hóa thông tin liên lạc gồm khóa mã công khai và khóa mã riêng.

Những thứ được mã hóa bằng khóa mã công khai đều sẽ được giải mã bởi các khóa mã riêng và ngược lại. Các tiêu chuẩn này trước khi truyền tải nội dung sẽ được mã hóa và giải mã khi nhận. Điều này đảm bảo dù cho thông tin bị lấy cắp thì tin tặc cũng không thể hiểu rõ được thông tin hơn.

Vì sao nên sử dụng HTTPS cho website?

Với thời buổi công nghệ số ngày càng phát triển thì không chỉ riêng các ngành ngân hàng, các trang thương mại mới cũng sử dụng giao thức https. Hầu hết các website hiện nay trên mạng cũng đã đều lựa chọn giao thức này để tăng tính chuyên nghiệp cho website. Https được coi như giao thức tiêu chuẩn mà tất cả các website đều cần phải trang bị. Dưới đây là 4 lý do mà bạn nên sử dụng https cho website của mình.

Bảo mật thông tin tốt

Việc bảo mật thông tin người dùng được cho điều tối kỵ phải được đảm bảo đối với tất cả các lĩnh vực cũng như tất cả những ngành nghề. Khi Website của bạn được cài đặt https sẽ tránh được nguy cơ thông tin khách hàng bị đánh cắp, tấn công và rò rỉ ra bên ngoài. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh bị tổn thất đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của chính khách hàng để họ tin tưởng.

>>Xem thêm: SQL Injection là gì? Cách bảo mật website an toàn trước lỗ hổng này

Tránh bị giả mạo từ website khác

Trước đây khi sử dụng giao thức http, những kẻ gian thường sẽ lợi dụng những kẽ hở để giả mạo server từ đó đánh cắp toàn bộ dữ liệu trên site. Tuy vây, nếu bạn sử dụng https để kết nối giữa máy chủ trình duyệt sẽ được bảo mật tuyệt đối bởi công cụ SSL giúp khách hàng tránh truy cập vào website giả mạo.

Trên thực tế cho thấy dù sử dụng server thì để tránh bị giả mạo server của bạn để hacker ăn cắp thông tin từ người dùng cũng như lừa đảo dưới hình thức Phishing. Thì với giao thức HTTPS, trước khi diễn ra cuộc chuyển đổi mã hóa trao đổi dữ liệu giữa khách hàng và máy chủ thì trình duyệt trên máy khách sẽ đưa ra yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL. Để đảm bảo người dùng đang giao tiếp đúng với đúng đối tượng họ mong muốn tránh những website giả, chứng chỉ SSL/TLS của HTTPS sẽ xác thực đó là website chính thức thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Nâng cao uy tín của website

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết khách hàng đều đã có đầy đủ nhận thức về vấn đề bảo mật thông tin bằng giao thức https. Bởi vậy khi người dùng ghé thăm website của bạn bằng bất cứ trình duyệt nào như Google, Cốc cốc, Safari hay Microsoft Edge...đều sẽ nhận được cảnh báo về bảo mật giúp khách hàng bảo mật an toàn thông tin tối mật khi truy cập lướt web, bao gồm thông tin cá nhân, mã thẻ ngân hàng và những dữ liệu nhạy cảm riêng tư khác không bị đánh cắp đồng thời còn “ghi điểm” trong mắt khách hàng.

Có thể nói người dùng chính là yếu tố chính của một website muốn hướng đến. Bởi thế, bảo vệ người dùng chính là bảo vệ website của chính bạn, nếu người dùng không có cảm giác an toàn khi sử dụng website của bạn thì liệu họ sẽ không muốn truy cập lần nữa. Một điều chắc chắn là website của bạn sẽ mất đi lượng người sử dụng có sẵn của mình. Việc kết hợp ứng dụng HTTPS cùng với chứng chỉ SSL hoặc TLS sẽ được xác thực bảo mật cũng giống như lời cam kết về độ uy tín tuyệt đối với người dùng.

Hiệu quả với SEO

Theo như công bố của Google thì những website mà sử dụng giao thức https sẽ được Google đánh giá cao hơn so với các giao thức bình thường. Điều này cũng là một trong những cơ hội để thúc đẩy thứ hạng từ khóa và quá trình website của SEOer sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Google từ năm 2014, đã chính thức thông báo về việc sẽ ưu tiên đẩy xếp hạng tìm kiếm của các website khi sử dụng giao thức HTTPS. Điều này cũng đồng thời khuyến khích các website nên chuyển đổi sang sử dụng HTTPS. Nếu website nào chưa chuyển đổi giao thức sẽ mất lợi thế tiềm lực cạnh tranh hơn so với các website ứng dụng giao thức HTTPS.

HTTPS hoạt động như thế nào?

Các trang web sử dụng giao thức HTTPS thường sử dụng một trong hai phương thức bảo mật để mã hóa thông tin liên lạc đó là SSL (Secure Sockets Layer còn được biết đến là tầng ổ bảo mật) hoặc TLS (Transport Layer Security được gọi là bảo mật tầng truyền tải).

Cả hai giao thức TLS và SSL đều được sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure có nghĩa là hạ tầng khóa công khai) không đối xứng. Một hệ thống không đối xứng này sử dụng hai “khóa” nhằm mã hóa thông tin liên lạc, đó là khóa “công khai” và khóa “riêng”. Bất cứ thông tin nào được mã hóa bằng mã công khai (public key) chỉ có thể được giải mã bởi khóa riêng (private key) và ngược lại.

Để mã hóa thông tin liên lạc TLS/SSL, HTTPS sẽ sử dụng như một giao thức mã hóa . Giao thức này bảo mật thông tin liên lạc bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng bằng mã khóa công khai (PKI) không đối xứng. Hệ thống bảo mật này được sử dụng hai khóa khác nhau để đảm bảo mã hóa thông tin liên lạc giữa hai bên.

Khóa riêng tư (Private key) là loại khóa được bảo vệ nghiêm ngặt và được truy cập bởi chủ nhân của khóa riêng sở hữu trang web kiểm soát được giữ. Mã khóa này nằm trên một máy chủ web và được sử dụng để giải mã thông tin mã hóa bởi khóa công khai (public key).

Khóa công khai (public key) được giữ kín trên máy chủ web, mã hóa này khả dụng cho tất cả những người dùng mong muốn tương tác với máy chủ theo cách an toàn. Thông tin được mã hóa bằng khóa công khai public key chỉ có thể được giải mã bằng private key

Giao thức HTTP khác biệt gì so với HTTPS?

Không khó để nhận ra sự khác biệt lớn giữa Http và Https bởi chữ “s” cuối cùng, nhưng bên cạnh đó thì tính năng và tính bảo mật của http và https còn có thêm rất nhiều điểm khác nhau như sau:

Chứng chỉ SSL

Chứng chỉ SSL công nghệ bảo mật có tiêu chuẩn mã hoá tất cả dữ liệu, thông tin từ máy chủ cho đến trình duyệt của khách hàng. Https về cơ bản là bản nâng cấp của giao thức http nhưng chính bản nâng cấp này lại thay đổi đem lại nhận thức mới cho người dùng về vấn đề bảo mật trên internet. Trên mỗi một website sẽ đều được cấp duy nhất một giao thức https vì thế cho dù bạn truy cập từ đâu thì SSL vẫn sẽ đảm bảo tất cả các thông tin của bạn được bảo mật an toàn.

Cổng Port mạng khác nhau

Cổng port mạng giúp phân loại các thông tin, dịch vụ trong máy tính sau đó gửi đi đến máy chủ. Vì vậy, bất cứ dữ liệu nào muốn ra vào trên máy tính của bạn đều cần được port thông qua. Trong khi https sử dụng port cổng 443 thì Http sử dụng cổng port 800. Sự khác biệt về loại cổng sẽ tạo ra những cấp độ bảo mật khác nhau. Với cổng 443 thì là cổng hỗ trợ mã hoá thông tin của khách hàng khi truyền đến máy chủ nhằm bảo vệ mọi dữ liệu khi được truyền đi.

Xét mức độ bảo mật

Xét về mức độ bảo mật thì Http chỉ đơn thuần là giao thức nhằm truyền dữ liệu và không có điều gì đảm bảo chắc chắn là khách hàng có đang được sử dụng an toàn hay không. Tuy nhiên với bản nâng cấp của https thì lại được bảo mật bởi Certificate Authority (CA). Công cụ này sẽ là bên thứ 3 giúp chứng thực phần mềm, và mã nguồn...để đảm bảo tất cả quá trình kết nối dữ liệu đều đang diễn ra một cách an toàn.

Địa điểm nơi hoạt động

Http thì chỉ hoạt động trên application Layer trong mô hình OSI.

Quy trình hoạt động khác nhau

Hoạt động của http thường được diễn ra theo quy trình sau, đầu tiên trình duyệt của người dùng sẽ được kết nối với TCP để tiếp nhận những thông tin dữ liệu từ web server. Lúc này máy chủ sẽ nhận yêu cầu đưa bạn đến đúng địa chỉ cần tìm. Tuy nhiên hoạt động của giao thức https sẽ chặt chẽ hơn. Khi những dữ liệu được chuyển đến máy chủ thì sẽ được mã hoá thông qua công cụ SSL và quá trình này sẽ được diễn ra lặp đi lặp lại liên tục.

Chứng chỉ HTTPS là gì?

Khi website được yêu cầu chuyển đổi kết nối sang giao thức HTTPS đầu tiên website sẽ phải gửi chứng chỉ SSL tới trình duyệt. Chứng chỉ này sẽ có chứa khóa công khai cần thiết để bắt đầu cho phiên bảo mật. Dựa trên hình thức của sự trao đổi ban đầu này, trình duyệt và trang web sẽ bắt đầu cùng khởi động giao thức SSL handshake hoặc được biết đến là giao thức bắt tay. Giao thức này có liên quan mật thiết đến việc tạo bí mật chia sẻ nhằm để thiết lập kết nối an toàn và bảo mật duy nhất giữa bạn với website.

Trong quá trình kết nối với giao thức HTTPS khi sử dụng chứng chỉ đáng tin cậy SSL, người dùng sẽ nhìn thấy trên thanh địa chỉ URL có sự xuất hiện của biểu tượng ổ khóa trong trình duyệt. Trong trường hợp khi một chứng chỉ Extended Validation Certificate được cài đặt trên một website,thì thanh địa chỉ đó sẽ tự động chuyển sang màu xanh lá cây.

Tại sao phải có chứng chỉ HTTPS?

Với các kết nối HTTP, tất cả các thông tin liên lạc sẽ đều được gửi nằm trong văn bản thuần đều có thể được đọc. Bởi vì bất kỳ hacker nào cũng có thể đột nhập vào kết nối giữa trình duyệt và trang web của bạn nên việc kết hợp với https là rất quan trọng.

Bởi nó có thể là một mối nguy hiểm nếu có chứa thông tin liên lạc nằm trong đơn đặt hàng, hay chi tiết thẻ tín dụng hoặc số căn cước công dân, mã số an sinh xã hội của bạn. Vì vậy việc kết nối HTTPS đảm bảo tất cả các thông tin liên lạc đều được mã hóa an toàn.

Để khắc phục được hoàn toàn vấn đề này, đối với một kết nối của giáo thức chứng chỉ HTTPS, tất cả các thông tin của người dùng sẽ đều được mã hóa một cách an toàn. Ngay cả khi ai đó đã đột nhập và kết nối lấy thông tin của bạn, họ sẽ không thể giải mã bất kỳ dữ liệu nào thông qua kết nối giữa bạn và trang web.

Làm sao để chuyển đổi sang giao thức HTTPS?

Hầu hết tất cả các website hiện nay khi mới khởi tạo sẽ đều là giao thức HTTP bởi sự đảm bảo mà nó đem lại. Vậy làm thế nào để chuyển đổi sang giao thức Https, nếu muốn chuyển sang HTTPS thì bạn nhất định cần phải cài đặt thêm chứng chỉ bảo mật SSL hoặc chứng chỉ TLS. Có hai cách để cài đặt chứng chỉ để chuyển đổi sang giao thức HTTPS, cụ thể như sau:

Cách 1: Mua chứng chỉ SSL từ các đơn vị được cung cấp

Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, không khó để có thể dễ dàng chuyển đổi qua HTTPS. Nếu bạn chủ blog cá nhân hoặc chủ của website nhỏ nhỏ thì bạn có thể chủ động tự cài đặt SSL miễn phí để sử dụng. Nhưng nếu bạn không tự cài đặt được thì yên tâm vì hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường như AzDigi, iNET,… có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kích hoạt SSL để sư dụng giao thức htpps.

Đối với các web doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật cao hơn thì có thể chọn mua các loại chứng chỉ chuyên nghiệp hơn như EV SSl tương ứng với nhiều mức giá ưu đãi khác nhau. Nếu bạn đã và đang làm việc trong lĩnh vực web và nắm được cách tự cài đặt SSL cho website, thì lựa chọn mua trực tiếp các chứng chỉ SSL từ các đơn vị cung cấp sẽ là một giải pháp tiết kiệm nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng do tất cả các nhà cung cấp SSL uy tín hiện nay đều thuộc những doanh nghiệp ở nước ngoài nên để quá trình mua chứng chỉ được diễn ra tốt nhất thì bạn cần trang bị những kiến thức về những thủ tục cần thiết. Đồng thời có khả năng giao tiếp tiếng Anh ở mức tốt để quá trình mua chứng chỉ được diễn ra dễ dàng nhanh chóng.

Bằng cách mua chứng chỉ SSL này là bạn có thể mua trực tiếp từ nhà cung cấp với mức giá tốt. Tuy nhiên, có một khuyết điểm gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó trong hình thức cài đặt giao thức https như thế nào. Vì rõ ràng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để thực hiện được việc lắp đặt này. Vì vậy nên cách thứ hai được sử dụng phổ biến hơn.

Cách 2: Sử dụng dịch vụ cài đặt giao thức HTTPS của các công ty thiết kế website

Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các công ty thiết kế website đều có cung cấp dịch vụ cài đặt phương thức https cho web. Khi lựa chọn dịch vụ này, bạn sẽ chỉ cần cung cấp một khoản chi phí phù hợp cho dịch vụ web và tất cả các bước còn lại bạn sẽ được công ty đối tác thực hiện hoàn chỉnh.

>>Bài viết hữu ích cho bạn: Bảo mật website: Tìm hiểu về DDOS và BOTNET cùng biện pháp xử lý

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã có được những hiểu biết về giao thức HTTPS, cũng như chỉ ra được sự khác nhau giữa giao thức HTTP và HTTPS, và cách để chuyển đổi https. Nếu bạn muốn website của mình có được sự bảo mật thiết yếu hãy chuyển đổi sang giao thức HTTPS để đảm bảo sự an toàn về thông tin khi sử dụng internet khiến website của bạn an toàn và hấp dẫn hơn đối với người dùng.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả mạo...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi...

Pentest là gì? Tầm quan trọng của kiểm thử xâm nhập

Tìm hiểu về phương pháp kiểm thử xâm nhập - Pentest, một giải pháp bảo mật thiết yếu cho doanh nghiệp trong thời đại số hóa.

NAT là gì? Phân loại NAT theo chức năng và cách...

NAT là một kỹ thuật mạng dùng để chuyển đổi địa chỉ IP của một gói data khi nó đi qua một thiết bị mạng như router hoặc tường lửa. Các...

Tấn công brute-force là gì? Cách phòng chống tấn...

Brute force là một hình thức tấn công mà các hacker thường sử dụng. Chúng thực hiện bằng các phần mềm tự động để thử mật khẩu tài khoản...

XSS là gì? Cách truy vết và phòng chống tấn công...

XSS, viết tắt của cụm từ Cross Site Scripting, là một lỗ hổng trong bảo mật mà các hacker sẽ sử dụng để cài đặt các phần mềm độc hại vào...

Bài viết mới nhất


Prompt là gì? Mẹo viết Prompt AI hiệu quả

Prompt là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực AI, giúp cải thiện tương tác giữa con người và các thiết bị điện tử.

Weebly là gì? Hướng dẫn tạo website bằng Weebly...

Weebly là nền tảng thiết kế website thân thiện với người dùng, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà bán hàng trực tuyến.

Three.js là gì? Tổng quan thư viện ThreeJS cho...

Three.js là thư viện JavaScript mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng tương tác, từ game, thương mại điện tử đến mô phỏng kiến trúc.

Cần Giờ - Thạnh An: Rong chơi những ngày cuối năm

Một chuyến đi ngẫu hứng vào những ngày cuối năm của các thành viên, rời xa thành phố để đến với Cần Giờ và Đảo Thạnh An.

15 nền tảng CMS thông dụng tốt nhất năm 2025

CMS (Content Management System) là hệ thống để tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

Design Pattern là gì? Các loại Design Pattern...

Design Pattern là gì? Đây là những mẫu thiết kế giúp tổ chức mã nguồn, tăng tính linh hoạt và dễ dàng bảo trì hệ thống.

Outsourcing là gì? Sự khác nhau giữa Product và...

Outsourcing, Outsource là hình thức làm việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Xem bài viết để tìm hiểu chi tiết...

Authorization là gì? Các loại Authorization phổ...

Authorization là gì? Đây là quá trình xác định quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên trong hệ thống bất kỳ để đảm bảo tính bảo mật.

Authentication là gì? 7 phương pháp...

Authentication là gì? Đóng vai trò gì trong bảo mật và phát triển phần mềm. Tìm hiểu khái niệm về authentication và các phương pháp xác thực phổ...

Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...