Geotag hay Geotagging là một phần của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO. Bạn có thể khai thác sức mạnh của Geotag để SEO hình ảnh cho website của mình. Vậy Geotag là gì? Làm thế nào để SEO hình ảnh trên website bằng Geotag? Hãy cùng LPTech tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Geotag là gì?
Trích nguồn Wikipedia: Geotag hoặc Geotagging (tiếng Việt nghĩa là gắn thẻ địa lý) là một dạng siêu dữ liệu (metadata). Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc gắn thông tin địa lý vào các phương tiện như hình ảnh, video, bài đăng trên MXH, SMS, mã QR, nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác.
Geotag hình ảnh thường bao gồm 3 yếu tố cốt lõi như sau:
Kinh độ ảnh - Longitude: đây là một trong hai thông số địa lý quan trọng để xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất thông qua đường kinh tuyến theo hướng Đông Tây.
Vĩ độ ảnh - Latitude: là thông số giúp công cụ tìm kiếm xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất. Vĩ độ đo lường khoảng cách theo chiều Bắc-Nam của một điểm đối với mặt phẳng xuyên qua trái đất từ Bắc Cực đến Nam Cực.
Độ cao ảnh - Altitude: là giá trị được sử dụng để chỉ độ cao của ảnh so với mực nước biển.
Đối với SEO, Geotag có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được mức độ liên quan về địa lý hoặc ngữ cảnh của một phần nội dung cụ thể. Điều này đặc biệt có lợi nếu bạn đang nhắm mục tiêu local, tức là khách hàng tại một khu vực địa lý cụ thể. Nó có thể giúp nội dung của bạn xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm tại khu vực mà người dùng đang tìm kiếm.
Geotag có thể gắn ở đâu?
Geotag có thể được gắn trên nhiều phương tiện và nền tảng khác nhau bao gồm:
- Tệp hình ảnh và video: Geotag có thể được gắn với các tệp ảnh và video, cho phép xác định vị trí địa lý nơi nội dung được chụp hoặc sản xuất.
- Bài đăng trên mạng xã hội: Khi tạo bài đăng hoặc tải hình ảnh lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Foursquare, bạn có thể tùy chọn đính kèm thông tin địa lý vào bài đăng đó.
- Blog và trang web: Đối với những người sở hữu blog hoặc trang web, bạn có thể gắn Geotag với bài viết, hình ảnh hoặc bản đồ. Điều này tạo điều kiện cung cấp chi tiết vị trí cho độc giả của bạn và nâng cao xác suất xuất hiện trong kết quả tìm kiếm địa phương.
- Ứng dụng và Dịch vụ định vị: Các ứng dụng và dịch vụ dựa trên vị trí như Google Maps, Apple Maps và Foursquare cung cấp chức năng gắn Geotag với dữ liệu địa lý.
Cách để lấy kinh độ, vĩ độ và độ cao ảnh chính xác?
Dưới đây là cách thu thập ba trường dữ liệu cần thiết để gắn thẻ địa lý cho một hình ảnh - kinh độ, vĩ độ và độ cao.
Các bước để lấy kinh độ và vĩ độ chuẩn
Bước 1: Vào Google Maps và nhập tên của vị trí mà bạn muốn có dữ liệu kinh độ và vĩ độ.
Bước 2: Lấy tọa độ vị trí của bạn bằng cách, bạn có thể tìm thấy tọa độ trong URL theo ví dụ bên dưới.
"https://www.google.com/maps/place/Thi%E1%BA%BFt+k%E1%BA%BF+website+-+C%C3%B4ng+Ty+TNHH+TMDT+C%C3%B4ng+Ngh%E1%BB%87+LP/@10.8278373,106.7007453,17z... (Bỏ qua phần sau ,17z)."
Trong ví dụ này, tọa độ được lấy bắt đầu từ sau dấu "@" như sau:
- 10.7744724: Thể hiện kinh độ của vị trí để gắn geotag
- 106.612708: Thể hiện vĩ độ của vị trí để gắn geotag.
- Bạn nên lấy trực tiếp từ URL đảm bảo độ chính xác tối đa.
Xác định độ cao vị trí địa lý
Để xác định độ cao cho thẻ địa lý của bạn, bạn cần sử dụng Google Earth.
Bước 1: Vào Google Earth.
Bước 2: Gõ địa điểm bạn muốn lấy cao độ địa lý.
Bước 3: Lấy độ cao mực nước biển tại bên tay phải, dưới cùng của trình duyệt.
Sau khi đã có kinh độ, vĩ độ, độ cao, bạn chỉ cần gắn thẻ geotag vào hình ảnh là xong.
Hướng dẫn gắn Geotag SEO cho hình ảnh
Bước 1: Tải phần mềm GeoSetter về máy và tiến hành giải nén. Lưu ý phần mềm này chỉ hỗ trợ cho Windows, chưa hỗ trợ trên MacOs. Do đó bạn có thể dùng phần mềm Parallels để cài Windows ảo cho máy sau đó cài GeoSetter như bình thường.
Bước 2: Mở phần mềm GeoSetter chọn hình ảnh bạn muốn gắn geotag. Lưu ý ảnh phải có định dạng là JPEG. Bạn chuột phải chọn hình muốn geotag > Edit Data > Tại tab Location, bạn điền toàn bộ thông tin về doanh nghiệp hoặc website mà bạn muốn SEO ảnh.
- Latitude và Longtitude sẽ lấy trên Google Maps theo hướng dẫn ở trên. Sử dụng vị trí doanh nghiệp của bạn để điền kinh độ và vĩ độ.
- Location sẽ điền địa chỉ cụ thể của công ty bạn.
Tại tab Source/Description: Bạn điền thông tin của doanh nghiệp dựa theo mẫu của LpTech như dưới đây
Artist, Credit, Source, URL, Copyright thì bạn hãy điền theo mẫu của LpTech như dưới đây.
Tại tab Contact, bạn điền thông tin của doanh nghiệp dựa theo mẫu của LpTech như dưới đây.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn chọn vào Save As Template > Chọn toàn bộ những thông tin mà bạn đã điền. Sau khi đã chọn xong những phần tích xanh, bạn nhấn OK rồi đặt tên cho Template theo tên doanh nghiệp để dễ quản lý và sử dụng.
Bước 3: Sau khi đã thực hiện xong các bước trên, hình ảnh của bạn đã được ghi nhận toàn bộ thông tin doanh nghiệp cũng như vị trí của doanh nghiệp. Sau đó bạn ấn OK. Lúc này hình mà bạn muốn Geotag sẽ có màu đỏ và có 5 sao đỏ. Tiếp theo bạn ấn Ctrl + S để lưu thì sẽ chuyển sang 5 sao màu vàng. Vậy là bạn đã gắn Geotag cho hình ảnh thành công.
Hướng dẫn SEO hình ảnh hiệu quả nhất hiện nay
Sau đây là các tiêu chí SEO hình ảnh giúp bạn gia tăng khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
Mức độ liên quan của hình ảnh
Các công cụ tìm kiếm như Google ngày càng tinh thông trong việc hiểu nội dung của hình ảnh. Sử dụng hình ảnh có liên quan đến nội dung, ngữ cảnh bài viết có thể giúp cải thiện khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm hình ảnh, nâng cao mức độ tương tác của người dùng và có khả năng tăng hiệu suất SEO tổng thể.
Chất lượng hình ảnh
Chất lượng hình ảnh bao gồm độ rõ nét và độ phân giải. Hình ảnh lớn, độ phân giải cao có thể làm chậm thời gian tải trang của bạn, điều này có thể tác động tiêu cực đến SEO. Do đó, cần phải tìm sự cân bằng giữa chất lượng hình ảnh và kích thước tệp để đảm bảo hiệu suất trang web được tối ưu. Bằng cách:
Sử dụng các định dạng như JPEG cho những hình ảnh phức tạp có nhiều màu sắc và chi tiết, và PNG cho những hình ảnh đơn giản hơn hoặc khi bạn cần nền trong suốt. Hãy cân nhắc sử dụng ảnh WebP (một định ảnh mới của Google)
Các công cụ như Photoshop, FastStone Photo Resizer có thể giúp nén ảnh hàng loạt để giảm kích thước tệp hình ảnh mà không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của chúng, TinyPNG hoặc Squoosh cũng có thể rất hiệu quả.
Đặt tên ảnh
Trong ngữ cảnh SEO hình ảnh, tên ảnh là một yếu tố quan trọng có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung hình ảnh của bạn.
Cách để tối ưu hóa tên hình ảnh:
- Mô tả chính xác những gì có trong hình ảnh. Ví dụ: tên tệp như "gioi-thieu-lptech.jpg" sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn cho công cụ tìm kiếm so với tên chung chung như "IMG1234.jpg".
- Kết hợp các từ khóa có liên quan vào tên tệp hình ảnh của bạn. Nhưng phải đảm bảo nó mô tả chính xác hình ảnh.
- Sử dụng dấu gạch ngang để phân tách các từ
- Giữ cho tên ảnh của bạn ngắn gọn. Tên tệp quá dài có thể trông giống thư rác và có thể không được hiển thị đầy đủ trong kết quả tìm kiếm.
Alt Text (Văn bản thay thế)
Alt Text là thuộc tính HTML được áp dụng cho thẻ hình ảnh để cung cấp văn bản thay thế cho công cụ tìm kiếm.
Cách để tối ưu hóa thẻ Alt Text chuẩn:
- Mô tả những gì trong hình ảnh, càng cụ thể càng tốt.
- Đảm bảo đưa từ khóa vào alt ảnh một cách tự nhiên và phù hợp.
- Hầu hết các trình đọc màn hình đều cắt văn bản thay thế ở khoảng 125 ký tự, vì vậy, bạn nên giữ mô tả của mình ở độ dài này.
- Không cần thiết phải đưa các cụm từ như “hình ảnh của…” vào văn bản thay thế.
- Nếu hình ảnh chứa nhiều thông tin quan trọng (như biểu đồ hoặc đồ thị phức tạp), hãy cân nhắc sử dụng thẻ "longdesc" để cung cấp mô tả chi tiết hơn.
Image Captions (Chú thích hình ảnh)
Chú thích hình ảnh là những đoạn văn bản nhỏ được đặt bên dưới hình ảnh để cung cấp ngữ cảnh và giải thích nội dung của hình ảnh.
Cách để viết chú thích hình ảnh hiệu quả:
- Mô tả rõ ràng những gì có trong hình ảnh.
- Giữ cho chúng ngắn gọn là tốt nhất.
- Có thể kết hợp từ khóa vào chú thích một cách tự nhiên.
- Phù hợp với nội dung trên trang.
Geotagging
Geotagging như đã trình bày ở trên là quá trình thêm thông tin địa lý vào hình ảnh. Nó đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong một khu vực địa lý cụ thể, vì nó có thể giúp họ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm địa phương.
Để thêm thẻ địa lý vào hình ảnh của mình, bạn có thể sử dụng phần mềm hoặc công cụ trực tuyến cho phép bạn nhập siêu dữ liệu có liên quan.
Hãy tận dụng Geotag một cách triệt để để không bỏ lỡ một cơ hội tiềm năng giúp bạn có được kết quả Seo tốt hơn.
Image Sitemap
Sơ đồ trang web hình ảnh là một tệp XML liệt kê các hình ảnh trên trang web, cung cấp thông tin bổ sung về từng hình ảnh để các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục chúng hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt có lợi cho các cửa hàng thương mại điện tử.
Nếu bạn đang sử dụng CMS như WordPress, bạn có thể kích hoạt Sitemap bằng cách vào Menu quản trị > SEO > Tổng Quan> Tính Năng> Sơ đồ trang XML> Bật.
Tần suất hình ảnh
Bạn nên sử dụng nhiều hình ảnh trong bài viết bởi tần suất hình ảnh phù hợp có thể nâng cao đáng kể trải nghiệm của người dùng và mức độ tương tác với nội dung của bạn. Tuy nhiên hãy đảm bảo chúng trông chuyên nghiệp và không làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
Responsive Images
Kích thước hình ảnh phải chuẩn với khung của từng website và tự động thích ứng cho nhiều kích thước màn hình khác nhau như PC, điện thoại.
Điều này đảm bảo rằng người đọc nội dung có thể thấy toàn bộ hình ảnh trên trang web dù sử dụng điện thoại hay máy tính.
Lợi ích của việc gắn Geotag cho hình ảnh trong SEO
Geotag cho hình ảnh là một khía cạnh quan trọng nhưng thường bị bỏ qua của SEO. Tuy nhiên nếu biết cách tận dụng, bạn có thể khai thác đáng kể tác dụng của nó để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Cải thiện xếp hạng SEO local
Các công cụ tìm kiếm như Google ưu tiên xếp hạng nội dung theo vị trí địa lý của người dùng trong kết quả tìm kiếm vì nó có thể giúp cung cấp thông tin phù hợp nhất cho người dùng.
Bằng cách gắn geotag cho hình ảnh, bạn có thể cung cấp các tín hiệu rõ ràng về mức độ liên quan về mặt địa lý của nội dung. Điều này có thể cải thiện đáng kể khả năng hiển thị của bạn trong kết quả tìm kiếm địa phương, giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn.
Tăng lưu lượng truy cập web
Khi khả năng hiển thị của bạn trong kết quả tìm kiếm theo vị trí địa lý của bạn được cải thiện, thì khả năng thu hút nhiều khách truy cập hơn vào trang web của bạn cũng tăng theo.
Những người đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin liên quan đến vị trí của bạn sẽ dễ dàng tìm thấy trang web của bạn và nhấp vào nó. Lưu lượng truy cập web tăng lên này có thể dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và tăng trưởng kinh doanh.
Trải nghiệm người dùng nâng cao
Hình ảnh được gắn thẻ geotag cũng có thể góp phần mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn trên trang web của bạn.
Khi hình ảnh có liên quan đến vị trí của người dùng, họ có thể thấy nội dung đáp ứng được đúng nhu cầu tìm kiếm của họ. Điều này có thể tăng thời gian time on site dành cho trang web, giảm tỷ lệ thoát và có khả năng mang đến sự hài lòng và lòng trung thành cao hơn.
Có thể thấy Geotag cho hình ảnh có thể là một cách để nâng cao chiến lược SEO của bạn, giúp thu hút thêm lưu lượng truy cập vào trang web của bạn và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.
LỜI KẾT
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu về Geotag là gì cũng như cách để Geotag SEO hình ảnh trên website. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho những ai đang tìm cách để cải thiện thứ hạng cho website. Đừng quên đánh giá và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích nhé.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)