Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (3 Reviews)

E-A-T là gì? Yếu tố E-A-T quan trọng đối với SEO website như thế nào? Cách cải thiện những yếu tố này ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây!

E-A-T là gì? Ứng dụng yếu tố E-A-T để tăng hiệu quả SEO website

EAT trong SEO website là viết tắt của 3 yếu tố: Chuyên môn, Quyền hạnĐộ tin cậy. Google sử dụng các yếu tố này để đo lường, đánh giá mức độ tin tưởng về chất lượng của một website và tăng cường quảng bá trang (đề xuất, trả kết quả) đến với người dùng nhiều hơn, kéo theo đó là gia tăng của sự tin tưởng, mức nhận diện thương hiệu và chuyển đổi mua hàng của đối tượng mục tiêu trong chiến dịch tiếp thị.

Là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, Google không ngừng cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn với mong muốn mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình (những người dùng công cụ tìm kiếm). Google hiểu người dùng mong muốn những gì khi thực hiện các truy vấn tìm kiếm, chính vì thế, họ muốn quảng bá các trang web có nội dung mà họ tin tưởng.

E-A-T là gì? Ứng dụng yếu tố E-A-T để tăng hiệu quả SEO website

Yếu tố E-A-T trong SEO website

E - Expertise - Chuyên môn

Expertise - Chuyên môn trong đánh giá của Google là những website (hoặc các trang con của nó) có nội dung thể hiện kiến thức hoặc kỹ năng cao trong một lĩnh vực cụ thể. Google đánh giá chữ "E" này chủ yếu ở cấp độ nội dung trong web, tìm kiếm và ưu tiên chọn lựa những bài viết được tạo ra bởi chuyên gia trong nghề.

Theo từ điển Oxford, Expertise (Danh từ) nghĩa là "expert knowledge or skill in a particular subject, activity or job"

Ví dụ: Những bài viết có nội dung về SEO website của các chuyên gia SEO và được phân tích sâu sắc từng khía cạnh sẽ có tính chuyên môn hơn một người ngoài ngành đọc một vài trang rồi đăng lên.

Trong cuộc chiến cạnh tranh vị trí top 1 Google, bạn và đối thủ cạnh tranh đang đứng trong hàng ngàn, hàng triệu kết quả sẽ được trả về. Với cùng một chủ đề, cho cùng một từ khoá thì làm cách nào để được chọn? Câu trả lời là bạn phải chứng minh được tầm kiến thức hoặc kỹ năng của mình sâu rộng đến mức nào, chính sức mạnh của chuyên môn và cái nhìn vừa bao quát vừa có chiều sâu sẽ giúp bạn nổi bật hơn những "người" xung quanh.

  1. Với các website được xếp vào chủ đề YMYL thì Expertise chính là chuyên môn chính thức, bằng cấp và trình độ học vấn của người tạo nội dung.
  2. Ngược lại, với những chủ đề không phải YMYL, Expertise nói về việc thể hiện kinh nghiệm sống có liên quan và “kiến thức chuyên môn hàng ngày”, ví dụ như chia sẻ những kinh nghiệm hoặc trải nghiệm của cá nhân chẳng hạn.

Định nghĩa về chủ đề YMYL (website YMYL) sẽ được tìm hiểu ở phần sau của bài viết! Trước mắt, chúng ta cần phải khẳng định lại một lần nữa: Website có nội dung chuyên môn sẽ nổi bật!

A - Authoritativeness - Quyền hạn, có thẩm quyền

Authoritativeness - Quyền hạn, tính thẩm quyền thể hiện ở việc website của bạn đang có danh tiếng, sức ảnh hưởng như thế nào trong lĩnh vực. Chữ "A" trong Authoritativeness sẽ rõ ràng hơn khi bạn hoàn thành câu hỏi "Liệu website, thương hiệu hay người chuyên gia của bạn có phải là nguồn thông tin tốt nhất, đủ tin tưởng nhất để người dùng đến hay không?"

Khác với Expertise, Authoritativeness áp dụng cho cả thương hiệu, công ty, tổ chức mà website đang đại diện. Nó giống như sự xuất hiện của các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận chất lượng và hiệu quả của một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Đơn giản thôi, người dùng không chỉ muốn tìm kiếm một bài viết có chuyên môn mà còn muốn chắc chắn rằng họ đang tìm đến đúng nơi. Thẩm quyền nằm ở đó! 

Theo từ điển Oxford, Authoritative (Tính từ) nghĩa là "that you can trust and respect as true and correct"

Để đánh giá về tính thẩm quyền của trang, người đánh giá chất lượng sẽ sử dụng một vài kỹ thuật như tìm kiếm các chi tiết về danh tiếng của website hoặc tác giả; tìm kiếm các đánh giá của chuyên gia, tài liệu tham khảo, các bài báo và một số thông tin đáng tin cậy khác; hoặc đánh giá từ các nguồn độc lập, không được viết bởi những người trong cuộc;...

Ngoài ra, Authoritativeness có tính tương đối, nó phụ thuộc vào đối tượng và chủ đề mà đối tượng đó đang thuộc về. Ví dụ: Apple và Tim Cook là 2 nguồn thông tin có thẩm quyền về các sản phẩm công nghệ đột phá nhưng họ không có thẩm quyền (hoặc có rất ít) trong lĩnh vực Dược phẩm - Y tế, lúc này thẩm quyền của Johnson & Johnson cao hơn rõ ràng!

T - Trustworthiness - Độ tin cậy

Trustworthiness - Độ tin cậy là yếu tố đo lường mức độ uy tín, tính chính xác, minh bạch của trang web, thương hiệu, nội dung trên trang và người tạo ra nội dung chính. Từ rất nhiều năm về trước, Google đã đo lường về yếu tố này và vẫn đang mở rộng cho đến hiện nay. 

Theo từ điển Oxford, Trustworthiness (Danh từ) nghĩa là "the quality of always being good, honest, sincere, etc. so that people can rely on you"

Độ tin cậy đặc biệt quan trọng đối với những trang YMYL nhưng cũng được áp dụng cho các website không thuộc YMYL. Ngoài ra, chữ "T" này còn quan trọng đối với các trang thương mại, cửa hàng trực tuyến xuất hiện các giao dịch thanh toán.

Một trong những kỹ thuật làm SEO website để nâng cao độ tin cậy quen thuộc và thường được thực hiện nhất của dân SEO chính là dùng các liên kết ngược (backlinks) chất lượng. Bên cạnh đó là những yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy khác như: thiết lập đầy đủ thông tin liên hệ (mail, địa chỉ thực, số điện thoại,...); trích dẫn các nguồn tin đáng tin cậy; làm rõ ai là người chịu trách nhiệm chính về website, thương hiệu và nội dung; tôn trọng sự hợp pháp của các giao dịch;...

Website YMYL

Website YMYL (Your Money or Your Life) là loại trang thể hiện, trình bày những thông tin mang ảnh hưởng cao đến sức khoẻ, tiền bạc, sự an toàn,... của người đọc trong tương lai.

Bạn có thể hiểu rằng những thông tin này cần được trình bày một cách chính xác, có tính chuyên môn, trung thực và đáng tin cậy. Ngược lại, nếu chúng không được viết một cách chính xác, không chắc chắn, không đầy đủ hoặc mang sự lừa dối thì sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khoẻ (thể chất và tinh thần), tài chính, nhận thức hoặc sinh kế của người xem.

Google rất xem trọng những trang web YMYL bởi chúng có tầm ảnh hưởng cực kỳ quan trọng trong mọi mặt của xã hội, nhất là khi ông lớn này có đến cả tỷ người dùng trên toàn thế giới và phải xử lý hơn 2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm (số liệu thống kê vào năm 2019). Mục 2.3 trong Nguyên tắc của Người đánh giá chất lượng tìm kiếm, Google đã đưa ra tóm tắt những chủ đề website sẽ được đánh giá YMYL.

Website YMYL trong SQEG

Sự ra đời của các yếu tố E-A-T trong SEO website và Bộ nguyên tắc của Người đánh giá Chất lượng Tìm kiếm (SQEG)

Ít nhất là năm 2005 khi Google tung ra chương trình người đánh giá chất lượng, bao gồm một đội ngũ nhỏ người kiểm tra, người đánh giá và người đánh giá chất lượng trong công việc đánh giá sản phẩm cuối cùng của mình, cụ thể là SERP được hiển thị cho công chúng, các trang chứa kết quả tìm kiếm. Bộ Nguyên tắc của Người đánh giá chất lượng tìm kiếm cũng được phát hành, các yếu tố E-A-T đã được nhắc đến liên tục trong tài liệu và tiếp tục được "gọi tên" ở những lần cập nhật sau này!

Người đánh giá chất lượng tìm kiếm là ai?

Người đánh giá Chất lượng tìm kiếm (Search Quality Raters) là những người được Google trực tiếp liên hệ nếu GG nhận thấy đây là người đánh giá tiềm năng và hoàn thành nhiệm vụ (đôi khi là các blogger rải rác trên khắp thế giới) hoặc ủy quyền trong hợp đồng phụ liên quan đến đánh giá tìm kiếm cho các cơ quan chuyên môn.

Theo tin đồn, ngày nay công ty gián tiếp sử dụng khoảng 10.000 người đánh giá chất lượng trên toàn thế giới, trả lương theo giờ (có vẻ như 13,5 đô la), thông qua một mạng lưới các công ty hợp đồng. Các cộng tác viên bên ngoài này của Google được thuê thông qua hợp đồng lao động tạm thời, có thể được gia hạn nhưng nhìn chung, hợp đồng này không bao giờ kéo dài lâu. Thời hạn ngắn của các hợp đồng có một tỷ lệ và lý do rất cụ thể: nó ngăn cản những người đánh giá chất lượng có thể can thiệp theo một cách nào đó vào hệ thống nghiên cứu vượt ra ngoài nhiệm vụ hoặc để lợi dụng vị trí của họ.

Rõ ràng là có rất nhiều bí mật xung quanh chương trình này!

Những người đóng góp cho dự án của Google không có quyền truy cập hoặc kiểm soát bất kỳ thành phần nào trong các thuật toán của nó và không trực tiếp xác định các hình phạt, lệnh cấm hoặc giảm thứ hạng cho các trang web.

Chức năng của họ không phải là quyết định vị trí của các kết quả trong SERP, mà chỉ để xác minh rằng thuật toán tìm kiếm hoạt động theo cách mong đợi và theo các quy tắc đã thiết lập. Những đánh giá chất lượng thấp sẽ không khiến trang đó bị cấm hoặc mất thứ hạng. Dữ liệu do người đánh giá chất lượng tạo ra được sử dụng để cải thiện các thuật toán tìm kiếm của Google (một hệ thống xếp hạng các trang tự động). Theo thời gian, dữ liệu đó có thể ảnh hưởng đến các trang chất lượng thấp được người đánh giá phát hiện, và thuật toán cũng sẽ ảnh hưởng đến các trang không được xem xét.

Bộ Nguyên tắc của Người đánh giá chất lượng tìm kiếm (SQEG)

Người đánh giá chất lượng sử dụng một bộ hướng dẫn do Google cung cấp, dài khoảng 175 trang, hướng dẫn họ cách đánh giá chất lượng trang web và liệu kết quả đang đánh giá có đáp ứng nhu cầu của những người dùng thực hiện tìm kiếm hay không. Đó là bộ Nguyên tắc của Người đánh giá chất lượng tìm kiếm (Search Quality Evaluator Guidelines - SQEG)

Google đề cập đến các yếu tố E-A-T như thế nào?

Phần hướng dẫn về yếu tố E-A-T là một trong những phần phức tạp và được thảo luận nhiều nhất trong SQEG cũng như trong cộng đồng SEO website ngoài thực tế, và nhân viên của Google thường can thiệp để cung cấp thông tin làm rõ và hướng dẫn về các tham số này. 

EAT là những thông số mà những người đánh giá chất lượng tìm kiếm và sử dụng để tự định hướng trong việc đánh giá các trang web và để hiểu xem hệ thống của Google có hoạt động tốt trong việc cung cấp thông tin tốt hay không.

Google đã đề cập đến tầm quan trọng của yếu tố E-A-T trong SQEG, cụ thể như sau:

For all other pages that have a beneficial purpose, the amount of expertise, authoritativeness, and trustworthiness (E-A-T) is very important. Please consider:
● The expertise of the creator of the MC (*Main Content).
● The authoritativeness of the creator of the MC, the MC itself, and the website.
● The trustworthiness of the creator of the MC, the MC itself, and the website.

Trong toàn bộ 170 trang của SQEG, Google đã nhắc tới EAT rất nhiều lần và gần như là xuyên suốt tài liệu.

Như LPTech đã nói về cách hoạt động của người đánh giá chất lượng tìm kiếm ở bên trên, EAT được sử dụng như sau: người xếp hạng sử dụng các nguyên tắc EAT để đánh giá các trang web và Google sử dụng xếp hạng của họ để điều chỉnh thuật toán của nó. Sau đó, ở phần cuối, thuật toán sẽ tự điều chỉnh theo các nguyên tắc EAT, có thể hữu ích như một nguyên tắc hướng dẫn trong việc thiết kế trang web, trong việc tạo nội dung và xây dựng tín hiệu bên ngoài.

E-A-T là gì? Cải thiện E-A-T để tăng hiệu quả SEO website

Tầm quan trọng của yếu tố E-A-T trong SEO website

Tối ưu EAT được giới SEO website rất quan tâm. Những thông báo úp mở về chương trình đánh giá chất lượng cùng những lần cập nhật thuật toán, hay có chăng là những dòng tweet "vu vơ" từ phía Google cũng đã đủ để chứng minh tầm quan trọng này!

Những lần cập nhật thuật toán của E-A-T

Website có đầy đủ yếu tố E-A-T thường được Google đánh giá rất cao, điều này đã được úp mở rất nhiều lần bởi đội ngũ phát triển Google cũng như những thay đổi hiệu suất trang web dễ thấy qua mỗi lần có cập nhật thuật toán lớn nhỏ.

Một vài lần cập nhật của SQEG 

SQEG đã được cập nhật một lần vào năm 2018 và một lần nữa vào năm 2019. Từ bản cập nhật đầu tiên, một trong những thay đổi quan trọng nhất là sự nhấn mạnh mới vào một khái niệm được gọi là mục đích có lợi, E-A-T vẫn là 3 yếu tố được đề cập xuyên suốt.

Sự sụt giảm lưu lượng truy cập sau một số lần cập nhật thuật toán không tên

Giới SEOers tin rằng Google cập nhật thuật toán ngày 2/7/2017 đã xác định đâu là những trang web có EAT tốt và chưa tốt, sau đó áp dụng một vài thuật toán liên quan. Kết quả của lần cập nhật này là khá nhiều trang web có lượng truy cập sụt giảm rõ rệt. Hầu hết các trang đã bị mất đi thứ hạng cao đều bị coi là thiếu yếu tố E-A-T và các bài báo hoặc những bài viết chuyên môn của "những người chơi lớn" được ưu tiên ở vị trí cao hơn những bài thông thường.

Vào ngày 1/8/2018, thêm một lần nữa, Google ra bản cập nhật khác đã làm sụt giảm lượng truy cập của các trang YMYL không đảm bảo yếu tố E-A-T. Tháng 9/2018, một số trang web có vấn đề về Độ tin cậy như: quá nhiều đánh giá tiêu cực; khách hàng phàn nàn; những bài viết chuyên môn không có đầy đủ tài liệu tham khảo hoặc tồn tại những nhận định mâu thuẫn với khoa học;... đã bị giảm thứ hạng liên tục.

Đó chỉ là một vài trong rất nhiều lần cập nhật liên quan đến EAT từ năm 2017. Rất rõ ràng, Google đánh giá rất cao về những yếu tố này đã từ rất lâu!

> Có thể bạn quan tâm: Những thuật toán Google bạn cần phải biết khi làm SEO

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bỏ qua yếu tố E-A-T trong SEO website?

E-A-T rất quan trọng đối với Google đến mức thuật ngữ này đã được đề cập 186 lần trong QRG, họ sử dụng E-A-T làm tiêu chí để xếp hạng các trang trong một thời gian khá dài. và chúng ta có lý do tin rằng Google sẽ ngày càng phụ thuộc vào yếu tố E-A-T để xếp hạng các trang cho tất cả các loại truy vấn tìm kiếm.

Chính vì thế, nếu bạn và website của bạn "vô tình" hoặc "cố ý" bỏ qua những yếu tố này thì cũng sẽ biết kết quả SEO website ra sao rồi đấy!

Cải thiện các yếu tố E-A-T trên trang web như thế nào?

Thực tế, những kỹ thuật cải thiện EAT không quá xa lạ với dân SEO chuyên nghiệp, điều làm khó bạn và website ở đây chính là sự úp mở mơ hồ về những yếu tố này từ phía Google. Tất cả đành dựa vào những thông tin có trong Bộ Nguyên tắc của Người đánh giá chất lượng tìm kiếm (SQEG), kết hợp một số dữ liệu thực tế bị thay đổi sau mỗi lần cập nhật, cộng thêm một phần kinh nghiệm làm SEO của mỗi người.

Cải thiện E-A-T như thế nào?

Nhìn chung, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật SEO website sau để cải thiện yếu tố E-A-T:

  1. Tích cực nhận những phản hồi, đánh giá tốt từ người dùng
  2. Tạo những đề cập tích cực từ Wikipedia hoặc tạo page riêng trên Wiki
  3. Tạo những đề cập tích cực từ các website có thẩm quyền, để cho họ "giới thiệu" bạn
  4. Xây dựng liên kết với những diễn đàn uy tín, có tên miền tốt và nội dung chất lượng
  5. Luôn cập nhật nội dung chất lượng, chính xác và đáng tin
  6. Tối ưu tiểu sử tác giả (mục Author Bio)
  7. Xây dựng thương hiệu ở ngoài đời và trên Internet
  8. Thuê những chuyên gia viết bài
  9. Thông tin liên hệ rõ ràng, cụ thể và đúng với thực tế
  10. ...

E-A-T trong SEO website thực sự quan trọng, đặc biệt là những trang YMYL. Hi vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích về yếu tố E-A-T cho cộng đồng SEO

>> Xem thêm bài viết:

Làm sao để tăng traffic tự nhiên cho website?

SEO Google Map là gì? Cách tối ưu lên top Google Map hiệu quả

Hướng dẫn tạo Google Maps và lợi ích của Local Business trong SEO

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao lại cần có nhận diện thương hiệu chuẩn

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tại sao...

Bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng để xây dựng và truyền tải hình ảnh của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Vậy bộ nhận diện thương...

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí 2024

10 cách nén, giảm dung lượng ảnh online miễn phí...

Giảm dung lượng ảnh là biện pháp giúp ảnh vẫn đảm bảo chất lượng nhưng không làm nặng hệ thống khi upload. Tìm hiểu 10 cách nén, giảm...

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược giá đem lại tỷ lệ lợi nhuận cao

Chiến lược giá là gì? Cách xây dựng chiến lược...

Chiến lược giá là chiến lược quan trọng giúp xác định được mức giá bán ra của sản phẩm. Vậy vai trò của chiến lược giá là gì? Cách xây...

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Collab là gì? Vai trò của Collab đối với doanh...

Collab là gì? Collab - viết tắt của Collaboration, là sự hợp tác giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân...

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng hotmail mới nhất hiện nay

Hotmail là gì? Cách đăng ký tài khoản và sử dụng...

Hotmail là một ứng dụng được cung cấp bởi Microsoft từ năm 2007. Hotmail hoạt động như một công cụ giúp người dùng gửi và nhận thư điện...

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng như thế nào ?

Outlook là gì? Phần mềm Microsoft Outlook sử dụng...

Outlook là phần mềm gửi và nhận thư điện tử được phát triển bởi Microsoft, hỗ trợ việc giao tiếp qua lại giữa các cá nhân, tổ chức. Tìm...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.