Ngày nay, với sự phát triển internet, các thiết bị vi tính trở nên phổ biến và giúp ích rất nhiều trong cuộc sống công việc. Đi cùng với sự phát triển này là các mối nguy hiểm tiềm tàng đến từ rủi ro về vấn đề an ninh mạng tấn công các thiết bị. Do đó, thuật ngữ cyber security được ra đời như một giải pháp bảo mật thông tin mạng. Vậy cyber security là gì và nó có vai trò gì trong an minh mạng? Tất cả sẽ được LPTech giải đáp ngay ở bài viết sau đây!
Cyber security là gì?
Cyber security là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin. Nó là một hệ thống tổng hợp tất cả các tính năng, hoạt động nhằm ngăn chặn các cuộc xâm nhập, tấn công mạng để ăn cắp dữ liệu từ thiết bị vi tính cá nhân của người dùng.
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều lưu trữ thông tin, dữ liệu qua hệ thống máy vi tính và kết nối qua internet. Điều này tạo nên một mối nguy hiểm lớn về tính an toàn của dữ liệu mật. Do đó, việc xây dựng hệ thống an ninh mạng bảo mật, ngăn chặn tối đa các xâm nhập trái phép luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Cyber security hoạt động tương tự như các phần mềm bảo mật, chống virus khác hiện nay. Nó hoạt động bằng cách tạo ra những lớp bảo mật khác nhau, bảo vệ thiết bị máy tính khi thực hiện truy cập vào website, ứng dụng,... thông qua internet.
Hiện nay, hầu hết các cuộc tấn công an ninh mạng chủ yếu đến từ lỗi của bên quản lý thông tin đã không chú trọng đến các hệ thống bảo mật. Khi bạn cài đặt hệ thống bảo mật, bạn phải ngày càng nâng cấp nó theo những phiên bản mới nhất, đầy đủ tính năng nhất. Bởi vì các phần mềm độc hại cũng ngày càng tinh vi hơn, do đó bạn luôn phải kiểm tra hệ thống thường xuyên và đầu tư vào việc an ninh mạng.
Tại sao cần chú trọng cyber security?
Trong thời đại internet và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, vấn đề an ninh mạng lại càng được chú trọng phát triển và nâng cấp hơn bao giờ hết.
Vậy vì sao cần phải chú trọng phát triển hệ thống cyber security?
Tăng cường tính bảo mật của dữ liệu
Hiện nay đa phần các dữ liệu đều được lưu trữ qua các bộ nhớ trên máy tính và có thể chia sẻ online qua internet. Điều này đã tạo cơ hội cho các hacker, lừa đảo xâm nhập vào hệ thống qua internet để đánh cắp dữ liệu. Vì thế, việc nâng cấp thường xuyên cyber security là điều quan trọng để đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu của bạn.
Đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp
Đôi lúc, các doanh nghiệp sẽ bị đánh cắp thông tin, dữ liệu do đối thủ. Nếu các thông tin bị đối thủ đánh cắp là nhạy cảm và có liên quan đến khách hàng, điều này sẽ khiến uy tín doanh nghiệp của bạn bị suy giảm. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, website của bạn còn bị đánh cắp để mạo danh lừa đảo khách hàng, gây mất uy tín.
Tạo lòng tin với khách hàng
Một website đã từng xảy ra tình trạng bị mất dữ liệu hoặc bị tấn công mạng gây nên những hậu quả nặng nề sẽ khiến khách hàng dè chừng khi để lại thông tin cá nhân. Do đó, bạn cần nâng cấp hệ thống bảo mật dữ liệu để khách hàng luôn có lòng tin về doanh nghiệp.
Các loại security phổ biến
Qua phần trên, ắt hẳn bạn đã nhận thấy rằng cyber security đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề bảo mật và an ninh mạng. Hiện nay, cyber security thường được chia làm 4 loại phổ biến gồm: cyber security, app security, information & data security và phục hồi dữ liệu.
Cyber security
Cyber security hay an ninh mạng là một hệ thống tổng hợp nhằm ngăn chặn các sự tấn công mạng từ internet, hạn chế tối đa sự xâm nhập trái phép từ hacker hoặc tin tặc. Vì thế, để hỗ trợ cho hệ thống làm việc thuận lợi hơn, hệ thống cyber security cần được trang bị thiết bị hiện đại, mới nhất để cập nhật mới nhất các tính năng bảo mật.
Bên cạnh đó, việc cài đặt các phần mềm bảo mật vào máy tính là vô cùng cần thiết để tránh rủi ro an toàn thông tin, tránh sự xâm nhập của virus từ các website, link giả mạo qua internet.
App security (Bảo mật ứng dụng)
Bảo mật ứng dụng là một loại cyber security phần mềm nhằm bảo vệ các thiết bị điện tử khỏi sự xâm nhập, truy cập trái phép từ các mối đe dọa từ internet. Ứng dụng này sẽ khóa quyền truy cập ứng dụng khi nhận thấy thiết bị có sự xâm nhập trái phép bên ngoài.
Ngoài ra, app security cần phải được cập nhật các phiên bản mới nhất để tính năng bảo vệ an toàn cho thiết bị được đẩy lên tối đa, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ứng dụng.
Information & data security (Bảo mật thông tin)
Trong một hệ thống mạng, dữ liệu thông tin chính là phần quan trọng nhất. Chính vì thế, việc bảo mật thông tin là cực kỳ quan trọng và cần thiết mà các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng phát triển.
Các tổ chức, công ty cần tăng cường lớp bảo vệ thông tin, dữ liệu khách hàng bằng nhiều lớp bảo mật riêng biệt. Thông tin khách hàng là dữ liệu rất nhạy cảm, do đó cần được chú trọng bảo mật hơn cả.
Phục hồi dữ liệu
Các hệ thống thường sẽ có một phần rủi ro đến từ việc mất dữ liệu do bị lỗi, nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng to lớn tới doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống mạng cần có phương án khắc phục và phục hồi dữ liệu. Việc này đảm bảo hệ thống có thể duy trì hoạt động liên tục và có phương án khắc phục ngay khi xảy ra lỗi.
3 loại tấn công mạng cần sử dụng cyber security
Cùng với sự phát triển của internet, hệ thống cyber security ngày càng đối mặt với rủi ro cao hơn khi các cuộc tấn công mạng trở nên tinh vi hơn. Vì thế, việc nâng cấp hệ thống bảo mật luôn là thách thức mà mỗi doanh nghiệp luôn phải đối mặt, đặc biệt là ở các công ty lớn.
Hiện nay, cyber security chủ yếu được sử dụng khi hệ thống xảy ra 3 loại tấn công mạng sau đây:
Hành vi lừa đảo qua internet
Phổ biến nhất ở loại tấn công này đó là hình thức phishing email (email lừa đảo). Với hành vi này, các hacker sẽ gửi email mạo danh một số tổ chức, doanh nghiệp uy tín gửi đến khách hàng đường link cần nhấn vào. Lúc này, hacker có thể đưa virus vào thiết bị của người dùng để đánh cắp thông tin cá nhân, thẻ tín dụng,... Đây hiện đang là hình thức tấn công mạng phổ biến nhất hiện nay.
Ransomware
Ransomware là một phần mềm vô cùng độc hại. Khi máy tính đã bị phần mềm này xâm nhập, nó sẽ không cho người dùng truy cập vào các tệp tin và phải đưa tiền chuộc cho hacker để lấy lại hệ thống. Tuy nhiên, không có điều gì đảm bảo rằng sau khi gửi tiền chuộc bạn có thể lấy lại được hệ thống.
Ransomware là một mã nguồn độc và gây tổn thất rất nhiều vào nền kinh tế. Đặc biệt, nó thường nhắm đến các ngân hàng, quỹ tín dụng lớn để đánh cắp tín dụng.
Social engineering
Đây là hình thức tấn công mạng mà các hacker cố gắng để lấy được các thông tin mật của bạn. Để thực hiện social engineering, hacker có thể thúc đẩy bạn nhấn vào link liên kết, tải xuống file không rõ nguồn gốc,... để lấy cắp thông tin như mật khẩu tài khoản ngân hàng, mật khẩu mạng xã hội,... nhằm mục đích xấu.
Internet mang đến những lợi ích tuyệt vời cho người dùng, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn những rủi ro an ninh mạng to lớn. Vì thế, các hệ thống cyber security là vô cùng cần thiết để bảo vệ thông tin, dữ liệu ở hệ thống mạng của bạn.
Nếu có khả năng bạn hãy đầu tư để thuê các đơn vị chuyên thực hiện cyber security như LPTech để có thể đảm bảo mọi dữ liệu quan trọng đều được bảo vệ. Hãy luôn thường xuyên kiểm tra và cập nhật những phiên bản phần mềm bảo mật mới nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhé!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.