Captcha là gì? Nguyên tắc hoạt động và lý do sử dụng captcha

Nhiều người dùng khi tạo tài khoản trên các mạng xã hội, diễn đàn trong và ngoài nước hay đăng nhập vào một số website sẽ phải thực hiện bước nhập các ký tự khó đọc. Đây chính là bước "xác nhận danh tính con người" - Captcha. Vậy Captcha là gì? Nguyên tắc hoạt động cũng như lý do sử dụng loại mã này như thế nào? Mời bạn cùng LPTech tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây.

Captcha là gì?

Captcha (Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart) tạm dịch “Bài kiểm tra turing công khai tự động để phân biệt máy tính và con người”. Đây là một thuật ngữ do Manuel Blum, Luis von Ahn, Nicholas J. Hopper (trường Đại học Carnegie Mellon) cùng John Langford (IBM) nghiên cứu & giới thiệu vào năm 2000.

Thực chất captcha nghĩa là một mã kiểm tra nhằm xác định người dùng đang sử dụng là người thật hay máy tính spam. Qua đó, máy chủ sẽ gửi yêu cầu đến người dùng để hoàn tất một quá trình xác nhận đơn giản, mà chỉ có người thực mới có thể hoàn thành các mẫu captcha.

Mục đích phát minh ra Captcha là để phân biệt giữa người dùng là con người với các bot mạng có mục đích xấu nhằm ngăn chặn spam/bot trên mạng Internet.

Tại sao lại cần captcha trên website?

Mã captcha ra đời với mục đích bảo vệ các trang web, hạn chế được các phần mềm tự động phá hủy hệ thống. Như đã đề cập ở trên, mã này dùng để nhận biết đâu là con người, đâu là phần mềm vì chỉ có con người mới có thể thực hiện được. Với ưu điểm vượt trội, các website ngày nay sử dụng mã captcha ngày càng phổ biến.

Cụ thể hơn, lý do mã captcha cần cho website của bạn như:

Chống Spam

Spam là tình trạng mà các website dễ mắc phải nhất vì nó thực hiện đơn giản. Chúng có thể là những bình luận spam, đăng ký tài khoản hàng loạt,... thường xuyên xảy ra. Các thủ thuật spam tự động sẽ bị cản trở nếu có mã captcha. Việc sử dụng Captcha sẽ làm khó các đối tượng tấn công phải chứng minh họ là người thật mới có thể thực hiện tiếp thao tác của mình. 

Nếu website bị spam quá nhiều sẽ không tốt cho chất lượng web cũng như không được ưu tiên lên top trong SEO. Do đó, việc cài đặt mã captcha để chống spam là một việc vô cùng cần thiết để bảo vệ website của bạn.

Bảo vệ dữ liệu an toàn

Việc cài đặt mã captcha để tránh tình trạng người khác dùng phần mềm lấy thông tin dữ liệu của website bạn một cách tự động. Có thể xem như mã captcha là một "ổ khóa" chỉ cần gõ đúng "chìa khóa" thì người lạ mới có thể vào nhà của bạn là website được. Khi có captcha khiến cho các phần mềm thông thường khó mà truy cập vào được, cũng là một cách để bảo mật website hiệu quả.

Đảm bảo tương tác người dùng thật

Bạn xây dựng một website để SEO kinh doanh, buôn bán,... nhưng nếu người dùng truy cập vào website của bạn không phải người thật thì kết quả đem lại chắc chắn không như mong muốn. Điều này sẽ làm kết quả thu được sai lệch so với thực tế và làm ảnh hưởng đến các chỉ số khác.

Ngoài ra, nếu website bạn có sử dụng Captcha cũng là cách giúp khách ghé thăm thấy an tâm khi thông tin của họ được bảo vệ an toàn. Nhờ vậy mà Captcha được sử dụng phổ biến hơn.

Đối với các thiết kế website dùng để bán hàng, có hệ thống đăng kí thông tin, bình luận, liên hệ,... nên sử dụng Captcha như một lớp bảo vệ cho website được an toàn.

Phân loại captcha

Mỗi loại captcha đều đảm bảo cho sự an toàn của website theo các dạng khác nhau. Hiện na, có đa dạng các loại kiểu captcha nhằm tránh tình trạng kể xấu hoặc người máy có thể lập trình và trả lời tự động được.

  1. Captcha văn bản: Là từ hoặc cụm từ có nghĩa hoặc kết hợp ngẫu nhiên giữa chữ cái và chữ số bị làm biến dạng méo mó khó nhận biết.
  2. Captcha hình ảnh: Thông thường là ảnh động vật, phong cảnh, đồ vật…
  3. Captcha âm thanh: Người dùng sẽ nghe và sau đó nhập mã captcha là bản ghi âm của chữ số hoặc chữ cái. Thường loại captcha này sẽ tiếp cận đối tượng người dùng khiếm thính.
  4. Captcha toán học: Loại captcha này chỉ yêu cầu người dùng giải phép tính toán học đơn giản và nhập câu trả lời.

Các phiên bản nâng cấp của captcha

Bên cạnh các mã Captcha truyền thống với các kí tự, dãy số méo mó, khó nhìn, thì sự ra đời của hai phiên bản nâng cấp re-captchano-captcha sẽ tạo môi trường sạch và an toàn cao hơn cho website, tránh hacker, spammer qua mặt.

Re-Captcha là gì?

Đây là bản cải tiến nâng cấp hơn của Captcha và công nghệ scan. Thay vì yêu cầu người dùng nhập các ký tự méo mó, khó nhìn, re-Captcha nâng tầm độ khó của đoạn mã bằng cách xác định biển báo, xe ô tô, đèn giao thông, cây cầu mang đầy tính "đánh đố" khiến người dùng thật cũng toát mồ hôi, đặc biệt là những ai làm captcha kiếm tiền online.

Tuy nhiên, đến năm 2014, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, Google đã chứng minh cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể xác nhận được captcha truyền thống lẫn re-capcha, và cho kết quả chính xác khá tuyệt đối. Do đó, phiên bản no-captcha của Google được ra mắt, hoàn thiện hơn những nhược điểm mà 2 phiên bản trước không thể vượt qua.

No-captcha là gì?

Nocaptcha được xem là phiên bản cao cấp hơn thay thế cho Captcha truyền thống và Recaptcha. Người dùng chỉ cần tick vào ô “I’m not a robot” (Tôi không phải người máy) là hoàn thành việc xác nhận.

Thao tác tuy đơn giản hơn các cách xác thực captcha trên nhưng nó có thể giúp bạn theo dõi, đánh giá hành vi của người dùng. Thông qua việc kiểm tra hành vi, thao tác truy cập, hệ thống sẽ quyết định bạn có cần thêm bước xác nhận khác không.

Nguyên tắc hoạt động của captcha

CAPTCHA hoạt động bằng cách cung cấp thông tin đến user và yêu cầu họ "giải nghĩa" nó trước khi muốn truy cập vào hệ thống hay một website nào đó. Mã captcha cung cấp các chữ cái và chữ số bị biến dạng, méo mó, đè lên nhau khó nhìn mà người dùng cần phải quan sát thật kỹ sau đó điền vào biểu mẫu và nhấn hoàn thành gửi đi.

Trong khi đó, bot thường chỉ có thể tuân theo các mẫu văn bản đã được mặc định sẵn từ trước, hoặc nhập các ký tự ngẫu nhiên có tỷ lệ chính xác không cao.

Theo một thống kê, tỷ lệ người gõ đúng mã captcha trong một lần đầu tiên là 80%. Đối với nhiều loại captcha khó đọc người dùng sẽ phải gõ lại 2, 3 lần hoặc phải đổi sang một dãy mã captcha khác cho đến khi các ký tự được xác minh đúng. Ngược lại, đối với phần mềm được lập trình chỉ 0.1% là thành công.

Cũng chính vì vậy mà website có sử dụng captcha sẽ giúp bảo mật an ninh dữ liệu, thông tin trên website.

Hiện nay, trước sự tấn công ngày càng tinh vi của các mã độc, captcha không ngừng được nâng cấp và tối ưu hơn nhằm ngăn chặn được sự truy cập tự động từ robot hay máy tính. Đồng thời, các bài kiểm tra cũng phức tạp hơn so với captcha truyền thống.

Các trường hợp nên đăng ký sử dụng captcha

Captcha ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết đối với các website để bảo mật thông tin cũng như theo dõi và hiểu được hành vi người tiêu dùng nhiều hơn.

  1. Website bán hàng, thương mại điện tử: Sử dụng captcha đối với loại website này sẽ giúp bạn tránh tình trạng đơn đặt hàng ảo được thực hiện bởi những máy tính có chức năng tự động đặt mua.
  2. Thực hiện khảo sát: Đối với các chiến dịch quảng cáo chạy chương trình khảo sát, mã captcha sẽ ngăn chặn các chương trình bỏ phiếu tự động, giúp số lượng thu thập được chính xác.
  3. Đăng ký dịch vụ: Giúp trang web của bạn thu được dữ liệu các tài khoản thật.
  4. Hệ thống liên hệ, bình luận ý kiến: Nhờ captcha ngăn chặn tình trạng spam bình luận cũng như giúp quản trị website không bỏ sót các bình luận quan trọng.

Lợi ích của việc sử dụng captcha

Khi có quá nhiều phần mềm tự động ra đời làm cho các website ngày càng dễ mất dữ liệu quan trọng. Từ khi có mã captcha mang đến lợi ích đáng kể cho trang web như:

  1. Ngăn chặn các hành vi tấn công mạng máy tính, trục lợi cá nhân, hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội như spam email, đặt đơn hàng và các bình luận ảo…
  2. Thu thập kết quả chính xác từ các cuộc khảo sát, lấy ý kiến của một chương trình hay chiến dịch nào đó.
  3. Bảo vệ an toàn thông tin, các thông tin, dữ liệu quan trọng trên website.
  4. Hạn chế vấn nạn spam hàng loạt bài viết, tài khoản trong các diễn đàn, website. Từ đó website của bạn sẽ tránh lãng phí tài nguyên, giảm thiểu sự gian lận khi bỏ phiếu hay đăng ký dịch vụ, chương trình khuyến mãi nào đó…
  5. Mang đến cho người dùng Internet một không gian mạng sạch, an toàn.

Cách giữ mã Captcha an toàn cho website

Có nhiều dạng captcha nhưng mục đích của nó vẫn là bảo vệ an toàn cho website. Không vì thế mà bạn chủ quan, mã captcha muốn giữ cho website an toàn thì cần lưu ý những điểm như sau:

Sử dụng hình ảnh an toàn, khác biệt

Bạn muốn đảm bảo độ an toàn cao cho website của mình thì không nên chọn chững hình ảnh có kích thước nhỏ, đơn giản. Thay vào đó, bạn nên chọn những hình ảnh có chút méo mó nhưng không quá khó để người dùng nhận diện. Có như vậy, tính xác thực người thật cao hơn, các phần mềm hệ thống sẽ khó tấn công vào trang web của bạn.

Chọn Captcha riêng

Những Captcha cơ bản, được sử dụng nhiều thường rất dễ đoán ra và phá vỡ hệ thống bảo mật. Bạn nên ưu tiên những mẫu Captcha mới lạ, ít được dùng để độ bảo mật được an toàn. 

Tệp lệnh cần được bảo mật

Các Scripts từ Internet được sử dụng phổ biến, vì thế, nó rất dễ bị tấn công bởi các hacker. Để tránh tình trạng đó, bạn nên sử dụng hệ thống chuyển đáp án của Captcha dưới dạng văn bản thuần túy. Tính xác thực càng cao, website càng được bảo mật tốt hơn.

Đa dạng khả năng truy cập

Để tính xác thực người thật cao hơn, Captcha có nhiều dạng khác nhau cần truy cập bởi con người qua như hình ảnh, âm thanh, văn bản. Những hình thức này muốn thông qua thì chỉ có thể là người thật mới thực hiện. Không nên cố định truy cập của người dùng với 1 loại mà hãy tăng sự đa dạng truy cập để website khó bị tấn công.

Tổng kết

Thông qua bài viết mà LPTech chia sẻ captcha là gì cũng như nguyên tắc hợp động của nó để bạn biết được lý do website bạn nên cài đặt mã captcha. Đặc biệt trong bối cảnh digital marketing tuyến ngày càng phát triển, nhu cầu tương tác của người dùng với các website cũng ngày càng tăng thì captcha được xem như giải pháp hữu hiệu để bảo vệ website.

Không chỉ tránh các phần mềm độc hại hay robot tự động đăng nhập gây tốn nhiều băng thông, dung lượng website mà captcha còn giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu được chi phí marketing, đảm bảo tất cả các lượng truy cập đều là khách hàng thật và tiềm năng.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả mạo...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi...

Bài viết mới nhất


Hibernate ORM là gì? Khi nào nên dùng hibernate...

Hibernate ORM là một khung làm việc mã nguồn mở hoạt động như một tầng trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệutrong Java dùng để ánh xạ các đối...

cURL là gì? Các câu lệnh cơ bản để sử dụng cURL

cURL là công cụ mạnh mẽ giúp bạn gửi và nhận dữ liệu qua nhiều giao thức khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về cURL và các tính năng, giao thức mà nó hỗ...

CQRS Pattern là gì? Design pattern chuyên tách...

Tìm hiểu thông tin chi tiết về CQRS Pattern. CQRS (Command Query Responsibility Segregation) là một pattern giúp tách biệt command và query cực...

Chúc mừng sinh nhật Sếp Phú

Một hành trình mới bắt đầu cùng nhiều thử thách mới. Với sự tự tin, kiên cường và bản lĩnh, LPTech tin chắc rằng Sếp Phú của LPTech sẽ có nhiều...

Bool là gì? Tìm hiểu về kiểu dữ liệu bool trong...

Boolean là một kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình với C/C++, Jav,... Bool dùng để biểu diễn các giá trị logic đúng (true) hoặc sai (false). Xem...

Unit Test là gì? Tìm hiểu về khái niệm kiểm thử...

Unit Test sẽ giúp người dùng có thể xây dựng dự án một cách hiệu quả, để biết được những thông tin hữu ích về Unit Test. Hãy theo dõi thông tin...

CSRF là gì? Tìm hiểu cách chống tấn công giả...

CSRF (Cross-Site Request Forgery) là một dạng tấn công trong các ứng dụng web. Tìm hiểu chi tiết về CSRF và cách bảo vệ ứng dụng khỏi nguy cơ này.

Middleware là gì? Tầm quan trọng của middleware...

Middleware là một đoạn mã trung gian nằm trong các ứng dụng web được thiết kế trên mô hình client-server. Tìm hiểu middleware là gì và ứng dụng của...

JWT là gì? Tìm hiểu về khái niệm JSON Web Token

JWT (JSON Web Token) là một phương thức xác thực bằng mã hóa phổ biến trong các ứng dụng web, giúp truyền tải thông tin, xác thực và ủy quyền một...

Shell là gì? Các loại môi trường dòng lệnh phổ...

Shell còn được gọi là môi trường dòng lệnh. Đây là nơi cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các dòng lệnh. Tìm hiểu về shell và...