Chăm sóc website là việc cần làm của mỗi công ty nếu có dùng website, nhưng mấy ai hiểu được cách chăm sóc web hiệu quả nhất, và tốt nhất cho website của bạn. Bạn phải biết tình trạng sức khỏe của website bạn đang như thế nào, và cần bổ sung hay nâng cấp gì hàng tháng, cần có bao nhiều bài viết, cần SEO như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về Chăm sóc website bán hàng đúng cách.
Vì sao website cần được chăm sóc?
Website là nơi giao thương buôn bán, trưng bày sản phẩm của bạn với khách hàng của mình trên Internet. Nếu không được bảo trì và chăm sóc website đúng cách, website của bạn về lâu về dài sẽ gặp phải các trục trặc như sau:
- Giao diện lỗi thời, thẩm mỹ kém
- Nội dung website lạc hậu, không có tính mới lạ
- Cấu trúc website thiếu logic
- Chất lượng SEO của website sụt giảm
- Bảo mật website kém
Tất cả những rắc rối xảy ra trên website vì thiếu sự chăm sóc, sẽ làm giảm trải nghiệm mua sắm của khách hàng và thiệt hại nặng nề đến doanh thu của website, cũng như mất đi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần có cho việc tối ưu hóa website bán hàng của mình!
Kĩ năng cần thiết để tự chăm sóc website
Quan trọng hơn hết, bạn cần có thời gian biểu cho việc chăm sóc website và tuân thủ thời gian biểu này thật tốt. Bạn có thể dành ra 1 ngày làm việc trong tuần để thực hiện công tác chăm sóc cho website của mình.
- Kĩ năng quản trị website: nắm được khách hàng mục tiêu, đường lối phát triển nội dung của website và cách thức hoạt động của website
- Kĩ năng sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh để phục vụ cho việc thay đổi diện mạo, màu sắc, nội dung hình ảnh cho website
- Kiến thức về web hosting, HTML và CSS để giúp bạn tham gia chỉnh sửa các lỗi kĩ thuật, tái kiến trúc website khi cần thiết
- Có khả năng sử dụng Google Search Console để hỗ trợ kiểm tra, chỉnh sửa, tối ưu cách vận hành cho website
Làm thế nào để tự chăm sóc website bán hàng?
Sau khi trang bị đầy đủ các kĩ năng và kiến thức cần thiết cho công tác chăm sóc website, bây giờ đây là các đầu việc mà bạn cần thực hiện để việc tự chăm sóc website bán hàng của mình thật sự hiệu quả:
Kiểm tra chất lượng website định kì
Để thực hiện việc kiểm tra chất lượng website, bạn cần sử dụng Google Search Console. Đây là công cụ hỗ trợ miễn phí của Google giúp bạn phát hiện được các lỗi 404, các link lạ, kiểm tra được các truy vấn tìm kiếm đến website và còn nhiều thứ khác.
Bước chăm sóc quan trọng nhất chính là chuẩn đoán “bệnh” của website bằng cách thực hiện kiểm tra định kì hoạt động của website và các phản hồi của khách hàng về chất lượng cung cấp dịch vụ trên website của bạn. Bên cạnh đó, để sử dụng đúng các công cụ đánh giá website một cách hiệu quả, bạn cần vạch ra những mục tiêu cần kiểm tra về website.
Trong phân tích tổng thể website cũng như khi thực hiện thiết kế website cho khách hàng, LP Tech sẽ có 3 phạm trù cần quan tâm công nghệ, thẩm mỹ và tính thân thiện (SEO) của website. Dựa trên 3 phạm trù này, bạn có thể đánh giá tổng quan website của mình bằng những câu hỏi sau:
- Website của bạn đang sử dụng những công nghệ gì trong thiết kế website? Chúng còn vận hành hiệu quả không?
- Giao diện website của bạn đã bao lâu rồi chưa được cập nhật? Phản hồi của khách hàng đối với hình ảnh và nội dung bạn sử dụng trên website như thế nào?
- Khách hàng của bạn có dễ tìm thấy website của bạn không? Trải nghiệm sử dụng website của họ như thế nào
Những câu trả lời cụ thể sẽ được phản ánh qua kết quả kiểm qua của các công cụ đánh giá website, từ đó giúp bạn xác định rõ ràng hơn căn bệnh mà website bạn cần chữa trị và từ đó thực hiện những phương án tiếp theo để chăm sóc website tốt hơn.
Tối ưu hóa dữ liệu
Vì sao lại phải tối ưu hóa dữ liệu? Tối ưu hóa dữ liệu và các tập tin lưu trữ là cách thức hiệu quả để tăng tốc độ load trang cho website của bạn.
Trong hoạt động bán hàng trên website, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin của mặt hàng như hình ảnh, nội dung sản phẩm và quảng cáo trên website, chưa kể đến việc website được tích hợp dữ liệu từ các phần mềm quản lý bán hàng. Khi đó, website bán hàng của bạn theo thời gian sẽ chứa một dung lượng dữ liệu rất lớn, có thể vượt quá dung lượng cho phép của webhosting.
Điều này khiến tốc độ load trang của website bị chậm lại, bởi server phải làm việc quá mức cho phép của dịch vụ webhosting bạn sử dụng. Khi tốc độ tải trang chậm, khách hàng của website không tận hưởng trải nghiệm mua sắm trọn vẹn và từ đó sẽ rời bỏ website của bạn.
Tối ưu hóa dữ liệu trên website bằng cách nào?
Sử dụng Page Speed Insights để kiểm tra tốc độ tải trang của website
Kết quả hiển thị màu đỏ hoặc màu vàng, biểu hiện website bạn có tốc độ tải trang thấp
Thực hiện các mẹo tối ưu dữ liệu trên website bán hàng như sau:
- Giảm thiểu các yêu cầu HTTP để tăng hiệu suất hiển thị
- Giảm thời gian phản hồi của server bằng nâng cấp hosting
- Bật chế độ nén để giảm băng thông cho trang khi trang nội dung có dung lượng trên 100kb
- Bật bộ nhớ đệm của trình duyệt để tải trang mà không cần gửi yêu cầu HTTP đến server
- Cắt bỏ một số tài nguyên không quan trọng
- Tối ưu hóa hình ảnh bằng sử dụng kích thước hình ảnh phù hợp theo size của website, chọn định dạng JPEG và thuộc tính SRC
- Tối ưu CSS Delivery để làm giảm kích thước, dung lượng và ít tạo ra mã bị lặp
- Ưu tiên nội dung chính lên trang đầu để khách hàng không cảm giác bị chậm khi tương tác với web pages của bạn khi họ đã tìm thấy nội dung cần thiết
- Giảm lược plugin không cần thiết, thay vào đó, sử dụng một plugin đã được tối ưu tốt hơn làm chậm tốc độ load của website
- Hạn chế tối đa chuyển hướng không cần thiết và không sử dụng chuyển hướng trung gian
Cập nhật nội dung theo thị trường
Để bán được hàng, điều cần thiết đó là bạn phải bắt được trend mà khách hàng mục tiêu của bạn đang muốn theo đuổi. Vì tính thay đổi liên tục của thị trường, cũng như đòi hỏi cao về tính đáp ứng cao của nội dung trên website, bạn bắt buộc phải xây dựng tinh thần thay đổi theo xu hướng mới bằng cập nhật thông tin, hình ảnh thu hút nhất với khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, cập nhật nội dung mới sẽ giúp tăng SEO cho website của bạn, nhờ vậy mà Google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ luôn xếp hạng chính xác cho các nội dung của bạn, giúp bạn nâng rank hoặc duy trì được vị trí top trong bảng kết quả truy xuất.
Bạn cũng có thể tự vận dụng các thủ thuật tăng SEO cho website của mình thông qua 9 cách tối ưu hóa SEO cho website của LP Tech.
Cải tiến giao diện người dùng (UI) mới
Giao diện người dùng (UI) là gì? Giao diện người dùng User Interface là những gì mà người sử dụng có thể tương tác để sử dụng được sản phẩm hay dịch vụ trực tuyến trên website.
Cho đến ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, vai trò của nhà thiết kế UI cũng trở nên quan trọng hơn khi mà các hệ thống, các sự ưu tiện, mong đợi và cách thức truy cập càng được đòi hỏi nhiều hơn từ các thiết bị di động.
Thiết kế UI không chỉ còn là làm việc trên giao diện của máy tính thông thường nữa, mà còn trên điện thoại di động, các thiết bị thực tế ảo và hơn nữa là các giao diện không cần màn hình có thể nói đến như sử dụng âm thanh, cử động và ánh sáng.
Về tái thiết kế website, bạn cần cập nhật chuẩn thiết kế Responsive Web Design và Mobile-First sao cho phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng website của khách hàng mục tiêu.
Về công nghệ ứng dụng AI- trí tuệ nhân tạo cho website của mình, bạn sẽ cần cài đặt thêm ứng dụng chatbots để tăng độ tương tác với khách hàng, cũng như phục vụ họ 24/7 những yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ trên website.
Backup dữ liệu thường xuyên
Đây là bước không thể xem nhẹ trong chăm sóc website! Theo thời gian, website của bạn sẽ có một lượng data khổng lồ từ khách hàng, từ những nội dung bạn cập nhật định kì. Khi đó, bạn sẽ cần đến việc bảo lưu những dữ liệu quan trọng trong công việc kinh doanh online của mình.
Đây là bước chăm sóc dữ liệu cẩn trọng, bởi khi có sự cố an ninh xảy ra với website như bị gài mã độc, bị đánh cắp dữ liệu, bị sập trang web, v.v bạn vẫn còn dữ liệu bảo lưu để tái thiết lập lại website của mình, cũng như phục hồi lại những dữ liệu cần thiết cho hoạt động kinh doanh trên website.
Có nên sử dụng dịch vụ chăm sóc website hay không?
Câu trả lời là có.
Dịch vụ chăm sóc website và bảo trì website là những dịch vụ đang rất cần cho doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam. Vì các doanh nghiệp chỉ có thể tự chăm sóc website, bảo trì website trong giai đoạn đầu của công ty khi mới kinh doanh và cần những dịch vụ miễn phí.
Nhưng khi doanh nghiệp lớn mạnh cộng với sự mở rộng của các sản phẩm thì lúc này doanh nghiệp cần đến sự chuyên biệt hóa, hay cần đến chuyên gia để thực hiện những công việc chuyên môn của họ. Đó là lúc bạn cần tìm đến LP Tech để có giải pháp hợp lý nhất cho sự phát triển của website doanh nghiệp.
Những điều mà gần như là bạn có thể hoàn toàn tự làm được gồm quảng cáo, kiểm tra website, hay sao lưu/khôi phục dữ liệu thì dần cũng phải có một đơn vị khác thay bạn làm điều đó để bạn có thể tập trung vào kinh doanh.
Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi, nếu bạn cần đến chuyên gia để chăm sóc website bán hàng của bạn một cách tối ưu nhất!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)