Business Analyst hay còn được gọi là BA là thuật ngữ chỉ về ngành nghề khá hot trong thời gian gần đây. Bạn đang lựa chọn và muốn định hướng công việc làm Business Analyst nhưng bạn đã rõ về Business Analyst là gì chưa? Cùng tìm hiểu lời giải chi tiết về định nghĩa, vai trò và cơ hội nghề nghiệp của BA trong năm 2021 này nhé!
Business Analyst là gì?
Business Analyst (viết tắt là BA) dịch nghĩa là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, được coi là cầu nối quan trọng liên kết giữa khách hàng với đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật.
Vậy Business Analyst sẽ làm trong lĩnh vực/ngành nghề gì?
Nhắc đến và được tuyển dụng nhiều nhất có lẽ là làm Business Analyst trong ngành IT (CNTT). Ngoài ra, công việc BA vẫn tồn tại ở những ngành nghề và lĩnh vực khác.
Nếu dịch theo nghĩa rộng hơn, trong tiếng anh Business dịch ra không chỉ là kinh doanh, nghiệp vụ mà còn đồng nghĩa với matter - vấn đề. Vậy tổng quan, Business Analyst có thẻ hiểu là người đi phân tích và giải quyết các vấn đề.
Người làm BA sẽ có nhiệm vụ làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu, sau đó chuyển thông tin và thảo luận với team nội bộ để đưa ra các solution giải quyết nhu cầu của đối tác. Solution ở đây có thể là bất cứ điều gì như một hệ thống, phần mềm quản lý hay một giải pháp, sản phẩm công nghệ; chính sách, quy trình doanh nghiệp, giải pháp Marketing,...
3 Chuyên môn chính của Business Analyst bao gồm:
- Chuyên gia tư vấn quản lý
- Chuyên viên phân tích hệ thống
- Chuyên gia phân tích dữ liệu
Công việc của Business Analyst là gì?
Business Analyst giữ vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp. Trong đó họ sẽ đảm nhận các công việc bao gồm:
1. Làm việc và xác định nhu cầu khách hàng
Vai trò đầu tiên của nhân viên Business Analyst chính là làm việc với khách hàng, khai thác các thông tin, nhu cầu khách hàng và sau đó tuyền đạt lại cho team nội bộ. Vì làm việc nhiều giữa cả đối tác và đội ngũ nội bộ, do đó BA cần biết lắng nghe và kỹ năng giao tiếp, tuyền đạt tốt để tránh tình trạnh tuyển tải sai lệch không đúng ý.
Sau khi lắng nghe, phải xác định được nhu cầu thực sự của khách hàng là gì. Nếu bạn không có khả năng đó, không thể hoàn thành tốt vai trò của BA được. Việc xác định nhu cầu cần phải làm càng sớm càng tốt, chính xác nhất có thể để tránh gây áp lực cho bộ phận chuyên môn.
2. Tìm sự đổi mới, phát triển
Một BA phải luôn nhạy cảm với cái mới, tìm tòi nắm bắt liên tục công nghệ của xã hội thời đại. Từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn về việc có nên đưa công nghệ mới vào quy trình làm việc không.
Các công nghệ, sáng kiến mới này phải được cân nhắc vô cùng kỹ càng, tỉ mỉ từng chi tiết. Bởi thao tác đổi mới có thể làm thay đổi cung cách làm việc của cả một bộ máy vận hành của công ty.
BA phải kiên quyết, thông minh và gan dạ nếu chỉ vì lo sợ làm sai không dám đưa công nghệ vào sử dụng sẽ khiến công ty đi xuống. Cải tiến là điều tất yếu, chắc chắc phải cân nhắc kỹ càng khi áp dụng công nghệ nhưng không được quá rụt rè tránh ảnh hưởng đến tiến độ phát triển công việc.
3. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc, không thể thiếu những sai sót xảy ra trong hệ thống, quy trình, chính sách và đào tạo. Một business Analyst là phải biết cách đề xuất giải pháp để giải quyết được vấn đề đó.
BA càng giỏi thì giải pháp đưa ra càng hay, càng hiệu quả và giải quyết được nhanh chóng các vấn đề.
>> Xem thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và những điều cần lưu ý
Cơ hội nghề nghiệp của Business Analyst
Theo các số liệu thống kê năm 2021 của TopDev, Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Dù dịch bệnh ảnh hưởng đến rất nhiều ngành nghề tại Việt Nam nhưng gần như ngành liên quan đến IT không bị ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng cực nhỏ.
Các sản phẩm công nghệ ở bất cứ hình thức nào liên quan đến công nghệ đều trở nên gần gũi với người dân. Mức lương của một BA cũng không hề nhỏ, bởi tầm quan trọng vô cùng lớn của nó.
Bên cạnh đó BA là công việc không phải ai cũng làm được, đặc biệt khó hơn để trở nên giỏi và xuất sắc. Do đó, nguy cơ thay thế loại bỏ trong ngành cực thấp.
Chỉ cần bạn luôn có ý chí phát triển bản thân không ngừng, trau dồi liên tục để chính mình toả sáng, trở nên có ích thì cơ hội làm việc không bao giờ dứt được.
Khó khăn và thách thức khi làm Business Analyst
Chắc chắn cơ hội thì luôn đi kèm với khó khăn và thách thức, bạn không thể né tránh nó mà chỉ có thể đấu tranh để tiêu diệt những khó khăn này. Khó khăn đầu tiên của một BA chính là không thể thấu hiểu được khách hàng muốn gì.
Việc này gây khó khăn cực lớn cho đội ngũ sản xuất, bạn phải trau dồi thêm kỹ năng, mọi thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm có thể dễ dàng thấu hiểu ý tưởng của khách hàng. Một thái độ nóng nảy có thể giết chết bạn trong ngành này, do đó phải tự mình rèn giũa nghiệm khắc bản thân.
Bạn phải có trách nhiệm với công việc, học cách dung hoà các mối quan hệ đặc biệt là quan hệ giữa khách hàng và đội ngũ sản xuất. Nếu bị đặt vào trường hợp phải phân xử một điều gì đó, phải hết sức khéo léo để không bị cuốn vào tranh chấp mà vẫn có thể giải quyết được vấn đề.
Tất nhiên, nói thì rất dễ nhưng để làm được thì khó vô cùng. Nhưng đâu dễ để trở thành một BA xuất sắc trong hàng ngàn người. Tuy nhiên đương đầu với thách thức cùng ý chí chiến đấu và cái đầu lạnh sẽ giúp bạn ngày càng trở nên vững chãi và xuất sắc hơn trong nghề.
Tổng Kết
Vậy là bạn đã nắm bắt được Business Analyst là gì rồi. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành này vô cùng sáng lạn, thích hợp cho bạn theo rèn luyện. Khó khăn ở bất cứ ngành nào đều có, do đó nếu cảm thấy bản thân có tốt chất trong ngành BA, bạn có thể tự cho bản thân mình cơ hội để theo đuổi và chinh phục nó.
>> Xem thêm: Dự đoán top 10 xu hướng Marketing thịnh hành 2022
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Zalo OA:LP Tech Zalo Official
Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)