Sharktank - Thương vụ bạc tỷ tại Việt Nam có sức hút gì?

Shark Tank được khán giả biết đến là một chương trình truyền hình thực tế khá thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chương trình đã đem đến cho người chơi là doanh nhân khởi nghiệp những cơ hội lớn. Tại Việt Nam, Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) đã trải qua 4 mùa thành công liên tiếp và đang lên sóng mùa 5. Vậy điều gì đã làm nên sức hút của thương vụ bạc tỷ tại Việt Nam lâu đến như vậy? Hãy cùng LPTech.asia tìm hiểu những thông tin sau đây.

Shark Tank là gì?

Shark Tank là một chương trình truyền hình thực tế ăn khách, truyền cảm hứng cho người chơi là các doanh nhân khởi nghiệp thực hiện các bài thuyết trình về sản phẩm, dịch vụ của mình trước hội đồng những nhà đầu tư (Shark). Sau đó, những nhà đầu tư này sẽ quyết định lựa chọn đầu tư hoặc không sau phần thương thuyết giữa hai bên. Chương trình thuộc bản quyền của SONY PICTURES.

Shark Tank rất thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới và hiện tại đã phát sóng mùa 13 tại Anh, mùa 11 tại Canada và mùa thứ 7tại Mỹ. Chính vì sự thành công này, chương trình Shark Tank đã 2 lần giành giải thưởng Primetime Emmy Award cho hạng mục chương trình truyền hình thực tế xuất sắc nhất.

>> Xem thêm: Unicorn là gì? Vì sao được xem là biểu tượng của Startup thành công?

Tìm hiểu về Shark Tank Việt Nam

Shark Tank Việt Nam (còn được gọi là “Thương vụ bạc tỷ”) là chương trình truyền hình thực tế được Việt Nam mua bản quyền của Sony Pictures để làm lại chương trình truyền hình nổi tiếng Shark Tank dành riêng cho các startup, doanh nhân trẻ Việt Nam.

Mục đích của chương trình Thương vụ bạc tỷ này là sự kết nối giữa các nhà khởi nghiệp (Startup) luôn khát khao, đam mê về dự án kinh doanh của mình với các nhà đầu tư mạo hiểm (Sharks). Việt Nam là quốc gia thứ 41 sản xuất chương trình này, ngay những tập phát sóng đầu tiên đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem trên cả nước.

Các nhà đầu tư (Sharks) sẽ là những người đưa ra quyết định đầu tư với những dự án khởi nghiệp của những doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn. Trong cuốc chơi này, người chơi là các doanh nhân khởi nghiệp phải thuyết phục để một trong các Shark cảm thấy hứng thú đầu tư vào dự án của mình. Nếu đại diện doanh nghiệp không thể thuyết phục được nhà đầu tư sẽ ra về chương trình trắng tay.

Đây cũng được xem là cơ hội hiếm có để các chủ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, thực hiện các bài thuyết trình về các sản phẩm, dịch vụ độc đáo mà họ kinh doanh trước các nhà đầu tư. Đồng thời nhận được những góp ý từ những vị doanh nhân thành đạt, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Shark Tank Việt Nam được độc quyền sản xuất bởi TV Hub và được phát sóng trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình ngày càng thu hút sự quan tâm đông đảo của các doanh nghiệp, startup trẻ, cá nhân đam mê kinh doanh mang khát vọng và hoài bão lớn.

Tóm tắt nội dung chương trình thương vụ bạc tỷ

Khi được lựa chọn vào vòng ghi hình, các doanh nhân khởi nghiệp sẽ đứng trước một hội đồng nhà đầu tư (được gọi là các Shark) để trình bày về sản phẩm/dịch vụ, dự án kinh doanh của mình với 3 phần cụ thể như sau:

  1. Giới thiệu thông tin về sản phẩm/dịch vụ:Người kêu gọi đầu tư sẽ thuyết trình toàn bộ thông tin liên quan đến sản phẩm bao gồm: Tính năng sản phẩm, giá bán, giá sản xuất, hình thức phân phối, lượng sản phẩm bán ra,... và số tiền mong muốn được đầu tư là bao nhiêu.
  2. Trả lời các câu hỏi đến từ các nhà đầu tư liên quan đến sản phẩm/dịch vụ: Sau khi nghe toàn bộ phần trình bày của người chơi sẽ tới phần đặt câu hỏi của các Shark về phần thuyết trình của startup. Tiếp đên, người kêu gọi đầu tư và các Shark có những cuộc thương thuyết về số vốn đầu tư hoặc số lợi nhuận được trả lại (cổ phiếu, lợi nhuận hay một hình thức thỏa thuận khác).
  3. Quyết định đầu tư hoặc không đầu tư: Sau phần thương thuyết, các nhà đầu tư có thể đầu tư một mình, cùng đầu tư hoặc không đầu tư. Thậm chí, người kêu gọi đầu tư có quyền từ chối các đề nghị của các vị cá mập đưa ra nếu như không hài lòng với đề nghị góp vốn của các nhà đầu tư.

Luật chơi khi tham gia Shark Tank

Để chương trình diễn ra công bằng cho cả người gọi vốn và người đầu tư, quy định khi tham gia được công bố rõ ràng. Một số lưu ý về luật chơi của chương trình Shark Tank Việt Nam khác với phiên bản nước ngoài như sau:

Luật chơi dành cho người gọi vốn

Những nhà kinh doanh khởi nghiệp - Starup khi đến với chương trình cần phải tuân thủ các quy định đặt ra. Người gọi vốn không được mang theo những tài liệu liên quan đến tài chính mà chỉ được quyền mang giấy tờ như bằng sáng chế, các hợp đồng kinh doanh và những tài liệu  cho phép của ban tổ chức. 

Sau phần thuyết trình về dự án của mình và được nhà đầu tư đề nghị góp vồn, người tham gia gọi vốn hoàn toàn có quyền TỪ CHỐI những lời đề nghị đầu tư từ các Shark đưa ra. Đây là một trong những Luật Vàng tạo nên sự  “gay cấn” và thu hút cho chương trình Thương vụ bạc tỷ. Chương trình tạo ra sân chơi công bằng là không chỉ các Shark mới có quyền từ chối mà ngay cả người chơi cũng có quyền từ chối sự đầu tư.

Luật chơi dành cho Shark

Các Shark là những người quan trọng nhất chương trình nhưng khi tham gia họ cũng phải tuân theo luật chơi đặt ra. Khi tham gia chương trình, Shark không được phép mang theo smartphone hay công cụ hỗ trợ tính toán mà buộc phải tính nhẩm hoàn toàn. Thay vào đó, họ sẽ được sử dụng 1 chiếc bút hoặc 1 quyển sổ hỗ trợ ghi lại những điều cần thiết cho cuộc thương thảo. Đây là hai vật dụng quen thuộc và quan trọng đối với họ trong tập phát sóng của chương trình.

Phần ra quyết định các Shark sẽ có 60 phút để cân nhắc để đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Thời gian có giới hạn để các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác. Theo luật chơi, mỗi shark khi tham gia chương trình nếu đồng ý đầu tư sẽ phải bỏ ra ít 5 tỷ đồng.

Một khi Shark đã tuyên bố "Tôi Không Đầu Tư" thì sẽ không được tiếp tục tham gia đàm phán với Startup, ngay cả khi buổi ghi hình chương trình kết thúc. Liên quan đến số tiền đầu tư mà các Startup đưa ra, các Shark chỉ có thể TĂNG chứ không được quyền GIẢM số tiền này. Thế nhưng các Shark được quyền thay đổi tăng hoặc giảm đối với số phần trăm tỷ lệ cổ phiếu sở hữu.

Sau khi kết thúc ghi hình, nếu cả hai bên không thể đi đến quyết định hợp tác cuối cùng, các Shark và các Startup KHÔNG ĐƯỢC trao đổi hoặc liên lạc với nhau về vấn đề kinh doanh sau này. Đây cũng là một trong những ràng buộc nhất định tuân thủ khi tham gia chương trình thương vụ bạc tỷ - Shark Tank.

Những Shark tham gia chương trình Shark Tank là ai?

Sau đây là danh sách chân dung những vị cá mập quyền lực làm nên thành công của chương trình Shark Tank Việt Nam qua các mùa như sau:

  1. Shark Phạm Thanh Hưng (mùa 1 - 5): Hiện đang là chủ tịch công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Thế Kỷ CENINVEST, Phó Chủ tịch hội đồng quản trị CENGROUP.
  2. Shark Nguyễn Xuân Phú (mùa 1 - 2, 4 - 5): Nhà sáng lập cũng như là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Sunhouse.
  3. Shark Đỗ Thị Kim Liên (mùa 3 - 5): Nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm LIAN, Lãnh sự danh dự của Nam Phi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. Shark Nguyễn Hòa Bình (mùa 3 - 5): Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech.
  5. Shark Lê Hùng Anh (mùa 5): Nhà đầu tư mới của chương trình Thương vụ bạc tỷ mùa 5, Chủ tịch Tập đoàn BIN Corporation.
  6. Shark Nguyễn Ngọc Thủy (mùa 1 - 3): Hiện là nhà sáng lập & Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Apax Holdings và Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Anh ngữ APAX.
  7. Shark Trần Anh Vương (mùa 1): Tổng giám đốc Công ty cổ phần SAM Holdings, Chủ tịch HĐCQ Capella Việt Nam/Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam (YBA).
  8. Shark Lê Đăng Khoa (mùa 1): Nhà sáng lập khu du lịch sinh thái The Bamboo, Đồng sáng lập chuỗi cửa hàng 38 Flower Market Tea House.
  9. Shark Trương Lý Hoàng Phi (mùa 1): Nhà sáng lập và cố vấn Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp BSSC, Giám đốc điều hành VinTech City thuộc Tập đoàn Vingroup.
  10. Shark Nguyễn Mạnh Dũng - Dzũng Nguyễn (mùa 2 - 3): Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan, Nhà cố vấn và đầu tư cho nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam như Tiki, VNG, Luxstay.....và các công ty công nghệ tại Thái Lan như aCommerce, Priceza, Getlinks...
  11. Shark Đặng Hồng Anh (mùa 2): Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch HĐ sáng lập Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công.
  12. Shark Phạm Văn Tam (mùa 3): Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam.
  13. Shark Louis Nguyễn (mùa 2, 4): Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Saigon (SAM).
  14. Shark Thái Vân Linh (mùa 1 - 4): Nhà sáng lập và CEO của TVL Group và một số vị trí mà bà Thái Vân Linh từng đảm nhiệm là: CEO của Vingroup Ventures, Giám đốc Chiến lược và Vận hành - VinaCapital, Giám đốc Đầu tư tại DFJ VinaCapital.
  15. Shark Nguyễn Thanh Việt (mùa 2 - 4): Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom).

Thương vụ bạc tỷ tại Việt Nam có sức hút gì?

Việt Nam là quốc gia thứ 41 thực hiện chương trình Shark Tank dựa theo format nước ngoài. Ngay từ những tập đầu tiên chương trình gây sự chú ý, thu hút đông đảo khán giả quan tâm. Cho đến nay, Thương vụ bạc tỷ – Shark tank Việt Nam đã trải qua bốn mùa được đánh giá rất thành công. Sau khi Shark Tank mùa 4 kết thúc một thời gian dài và hiện tại đang bước vào hoạt động mùa thứ 5 cùng với sức hút chưa bao giờ giảm.

Thực hiện hóa ý tưởng của các Startup

Mặc dù nhiều tỉnh, thành trên cả nước có những chính sách hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp, nhưng khi phong trào khởi nghiệp phát triển quá mạnh, giới trẻ mạnh dạn hơn trong việc hiện thực hóa ý tưởng của mình nên những chính sách đó có thể chưa hoàn toàn thích hợp. Do vậy, khi Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank VN ra mắt đã đem tới một làn gió mới, giúp các bạn trẻ khởi nghiệp có cơ hội bay cao hơn và xa hơn.

>> Xem thêm: 5 ý tưởng kinh doanh dành cho phụ nữ khởi nghiệp

Thấu hiểu tâm lý khán giả

Khác với các chương trình truyền hình kinh doanh khác của Việt Nam mang tính chuyên môn, học thuật, vĩ mô thì Shark Tank Việt Nam đề cập đến vấn đề tài chính, vấn đề làm giàu, về giấc mơ “đổi đời” của các startup, các bạn trẻ có đam mê và khát vọng làm giàu. Bên cạnh đó, việc “phơi bày” những màn gọi vốn bạc tỷ vốn xa vời nay trở thành một gameshow với những cuộc thương thuyết nảy lửa giúp người xem đặc biệt là các bạn trẻ học hỏi thêm được các kỹ năng thuyết trình, đàm phán… từ những người có kinh nghiệm đi trước.

Tối đa hóa ảnh hưởng của các Shark

Bằng việc khai thác các thành tích, những câu chuyện kinh doanh đi lên từ thất bại của các Shark đã giúp hình ảnh của họ gần gũi hơn với công chúng. Đặc biệt khi mà hiện nay giới trẻ ngày càng quan tâm và hứng thú, đam mê với khởi nghiệp, các Shark chính là những tấm gương để họ học hỏi chẳng thua kém gì những thần tượng giải trí.

Mang đến giá trị nhân văn

Bên cạnh những thương vụ mang yếu tố lợi nhuận là trên hết, các Shark cũng có những màn quyết định đầu tư vốn mang đậm tính nhân văn. Tất cả đã làm nên một bức tranh nhiều màu sắc về ý tưởng, khát vọng, bản lĩnh dám nghĩ dám làm của người trẻ và sự tin tưởng của những vị doanh nhân thành đạt cho thế hệ kế cận.

Ngoài những yếu tố kể trên thì việc chương trình phát sóng đa dạng trên các kênh truyền thông như tivi, youtube, các trích đoạn trên Facebook giúp người xem thuận tiện theo dõi. Đặc biệt những đoạn video hậu trường không được phát sóng trên truyền hình mang lại nhiều yếu tố hài hước giải trí cho người xem. Qua đó chúng ta cũng thấy được những nét tính cách vui nhộn của các Shark chỉ có thông qua chương trình mới có thể biết được.

Làm thế nào để tham gia chương trình Shark Tank VN

Để lên sóng chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam cần phải trải qua 4 vòng cụ thể như sau:

  • Vòng hồ sơ
  • Vòng tuyển chọn
  • Vòng thẩm định tài chính
  • Vòng ghi hình

>>Bài viết hữu ích: Chia sẻ cách gọi vốn đầu tư cho startup khởi nghiệp

Mặc dù không hề có sự góp mặt của bất kỳ nghệ sĩ nổi tiếng nào, không có các tiết mục văn nghệ giải trí, thay vào đó là những câu chuyện kinh doanh. Nhưng Thương vụ bạc tỷ Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm đông đảo của khán giả, cho thấy được sức hút của chương trình gọi vốn này giữa vô vàn các chương trình truyền hình khác.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo:LP Tech Zalo Official

Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.

Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Bài viết mới nhất


Array là gì? Tổng hợp 15 phương thức của Array...

Array là gì trong JavaScript? Đây là câu hỏi phổ biến khi làm quen với lập trình. Mảng (array) giúp lưu trữ và quản lý nhiều giá trị trong một biến...

SaaS là gì? Tổng quan về mô hình Software as a...

SaaS là mô hình dịch vụ phần mềm dựa trên cloud, cho phép người dùng truy cập các ứng dụng trực tiếp qua internet mà không cần cài đặt phức tạp....

AWS là gì? Tất tần tật chứng chỉ AWS 'đẻ vàng'...

AWS là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ tiên tiến, từ lưu trữ dữ liệu đến trí tuệ nhân tạo. Tìm hiểu ngay...

Google Search Console cải tiến thời gian xem...

Ngày 12 tháng 12 Google Search Console cập nhật chế độ xem 24 giờ cho các báo cáo hiệu suất giúp cải thiện độ mới dữ liệu hơn so với chế độ xem cũ

Cách thức và lý do thu thập dữ liệu của Googlebot

Thu thập dữ liệu (Crawling) là gì? Cách thức thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang như thế nào? Làm cách nào để tối ưu ngân sách dữ liệu thu thập?

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc và mức...

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là một ví trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp kết nối khách hàng với các dev trong team và phát triển sản...

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Kính chúc Quý khách hàng, Đối tác và toàn thể nhân viên một năm 2025 thật nhiều thành công và sức khoẻ.

Convolutional Neural Network là gì? Tìm hiểu về...

Convolutional Neural Network là một công cụ quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu chi tiết về CNN, bạn hãy xem bài...

Cách thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên Tiktok...

Đổi ngày sinh trên TikTok giúp đủ tuổi để mở khóa một số tính năng như tài video về, livestream, nhắn tin,.. Xem cách đổi ngày sinh trên TikTok đơn...

Props là gì? Bí quyết sử dụng Props sao cho hợp...

Props là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong React giúp truyền tải dữ liệu giữa các component. Cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng props và...