Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

5.0/5 (914 Reviews)

OEM là cụm từ quen thuộc đối với những ai thường mua các loại hàng hóa đặc biệt là thuộc về hàng điện tử. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá là mới lạ với những khách hàng không rành về các loại hàng hóa. Vậy OEM là gì? Và có nên mua hàng với thương hiệu OEM hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ và chi tiết hơn thông qua bài viết này. 

OEM là gì?

OEM là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng anh “Original Equipment Manufacturer”, tạm dịch thành tiếng việt là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM được sử dụng để miêu tả những công ty, doanh nghiệp, đối tác sản xuất các hệ thống, thành phần được sử dụng trong sản phẩm cuối cùng của một công ty khác dựa trên đơn đặt hàng trước đó. Đến khi thành phẩm hoàn thiện và được đưa ra thị trường sẽ được gắn thương hiệu của công ty đã đặt hàng, gọi là sản phẩm OEM (OEM Brand).

Ví dụ thực tế nhất về OEM là Apple và Foxconn. Trong đó, Apple đóng vai trò là khách hàng, là bên đảm nhận chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển công nghệ và phân phối sản phẩm, còn Foxconn là một công ty OEM, là bên sẽ sản xuất sản phẩm và gửi đến cho Apple.

Phân biệt giữa OEM, ODM và OBM

Bạn có hay bắt gặp các khái niệm OEM, ODM và OBM không? Bạn có thể phân biệt rõ giữa các khái niệm này không? Bạn đã biết sự khác nhau giữa OEM, ODM và OBM chưa? Bạn có thắc mắc? Hãy cùng tìm hiểu nhé:

  1. OEM: Dựa vào định nghĩa đã phân tích ở trên, các công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế. Họ đảm nhận công việc sản xuất dựa trên thiết kế và thông số kỹ thuật đã được đối tác yêu cầu từ trước.
  2. ODM: có nghĩa là nhà thiết kế sản phẩm gốc là viết tắt của từ Original Designed Manufacturer. Thuật ngữ này được sử dụng để xác định các công ty thiết kế và sản xuất các sản phẩm do khách hàng chỉ định
  3. OBM: là viết tắt của từ Original Brand Manufacturer được gọi là nhà sản xuất thương hiệu gốc. OBM không phải sản xuất thành phẩm hay tạo thiết kế bao bì mà thay vào đó, họ chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu cho công ty, duy trì độ nhận biết và uy tín đối với người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, OBM sẽ thuê cả OEM và ODM để giúp phát triển sản phẩm trên thị trường.

>>Tham khảo: Brand image là gì? Cách xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp

Phân biệt giữa OEM, ODM và OBM

Những điều cần biết về hàng OEM

Nếu như bạn là một tín đồ mua sắm thì có lẽ bạn đã từng nghe qua hàng OEM. Tuy nhiên không phải bất ai cũng có thể hiểu rõ ràng về khái niệm hàng OEM là gì? Mình sẽ giải thích cho các bạn thông qua nội dung dưới đây.

Hàng OEM nghĩa là gì?

Hàng OEM được xem là những thành phần, linh kiện sản phẩm được chế tạo sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác. Quy trình sản xuất sẽ tuân theo các yêu cầu cụ thể, đảm bảo chất lượng hoàn thiện. Sau đó, chúng được đưa về với đối tác đặt hàng để kiểm tra chất lượng và phân phối ra thị trường. Các nhà sản xuất không được tự ý đưa các sản phẩm OEM này ra phân phối ngoài thị trường. 

Có thể hiểu đơn giản, hàng OEM chính là sản phẩm được sản xuất bởi một đơn vị, công ty nào đó nhưng lại được ra mắt thị trường dưới tên thương hiệu của đối tác đã đặt làm ra sản phẩm đó. Hàng OEM xuất hiện rõ ràng nhất trong những mặt hàng điện tử hay hàng tiêu dùng như là điện thoại, laptop, tivi, máy giặt, tủ lạnh…).

Ví dụ như là Samsung hay Sony, hai thương hiệu lớn này lắp ráp các linh kiện điện tử được sản xuất ở nhiều thương hiệu OEM khác nhau để tạo thành những chiếc màn hình và thiết bị di động. Ngoài ra, các công ty sản xuất đồ chơi không thể tạo được pin và bộ sạc mà họ đặt hàng từ các thương hiệu OEM để cung cấp hai phụ kiện này.

Một ví dụ nữa về hàng OEM là khi các nhà sản xuất máy tính như ASUS, Dell,… mua Windows từ Microsoft làm phần mềm OEM và sau đó cài vào PC hay laptop dưới tên thương hiệu của họ.

Hàng OEM và cách hiểu tại Việt Nam

Hàng OEM hay sản phẩm OEM thường được hiểu và dùng để chỉ các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam (made in Việt Nam). Một sản phẩm OEM là một công ty sẽ không hoặc hiếm khi tự sản xuất các thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, giá bán của các mặt hàng OEM thường thấp hơn so với các thương hiệu nhập khẩu khác do các thương hiệu OEM có thể tối ưu hóa chi phí cho nhân công, vận chuyển và lắp đặt tại Việt Nam.

Yêu cầu về hàng OEM

Các mặt hàng được sản xuất với mô hình OEM. Trong quá trình sản xuất, phía đặt hàng và bên công ty OEM cần phải tuân thủ theo yêu cầu như sau:

  1. Phía đặt hàng phải thông báo trước cho nhà sản xuất dưới dạng đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất, trong đó nêu rõ các yêu cầu cụ thể về sản phẩm như màu sắc, thông số kỹ thuật, v.v. Điều này giúp công ty OEM lập kế hoạch cụ thể và đảm bảo sản phẩm được giao đúng thời hạn theo yêu cầu do bên đặt hàng quy định. 
  2. Công ty OEM chịu trách nhiệm về số lượng chính xác và bạn phải sản xuất và giao sản phẩm theo yêu cầu của mình. Trong mọi trường hợp, bên OEM không được bán sản phẩm ngoài thị trường ngoài kế hoạch dưới hình thức bán hàng riêng lẻ. Sản phẩm của nhà sản xuất chỉ được lắp ráp, phân phối và bán khi sản phẩm đã được hoàn thiện về toàn bộ.

Cách phân biệt hàng OEM với chính hãng

Các mặt hàng OEM được chuyển giao công nghệ có giá thành thấp hơn và số lượng sản xuất hiếm khi có giới hạn hơn so với các mặt hàng chính hãng. Những mặt hàng chính hãng luôn đảm bảo chất lượng và những yêu cầu khắt khe của các thương hiệu.

Với nguồn lực hạn chế, các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu suất và tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Việc sử dụng bên khác chế tạo, gia công sản phẩm, đây chính là khởi nguồn dẫn đến sự có mặt của các sản phẩm OEM. Công ty OEM sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng. Vì người tiêu dùng bạn không phải lo lắng quá nhiều về chất lượng sản phẩm.

OEM trong kinh doanh

OEM khác gì so với kinh doanh truyền thống và doanh nghiệp đạt được những lợi ích gì khi kinh doanh với mô hình OEM:

Sự khác biệt của OEM với kinh doanh truyền thống

Trong kinh doanh truyền thống những công ty sẽ quản lý tất cả các giai đoạn của sản phẩm từ nghiên cứu đến sản xuất và tiếp thị. Doanh nghiệp sẽ chủ động đầu tư vào dây chuyền sản xuất quy mô.

Ở dạng OEM, công ty chỉ việc thuê một công ty khác bên ngoài để hỗ trợ quá trình gia công, lắp ráp và sản xuất sản phẩm. Công ty OEM với dây chuyền, máy móc được đầu tư phù hợp để sản xuất sản phẩm cho các bên khác nhau. Từ đấy, các nguồn lực, chi phí, thời gian, v.v. có thể được tối ưu hóa cho cả công ty OEM và khách hàng.

Lợi thế của OEM với doanh nghiệp

Lựa chọn hình thức OEM, sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư vào dây chuyền sản xuất cho các doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng đối với những doanh nghiệp mới hình thành. Sử dụng hình thức OEM, các doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau. Từ đó có thể tiếp cận được nhiều tệp khách hàng một cách có hiệu quả và nhanh chóng.

Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất OEM được tiếp cận nhiều thành tựu nghiên cứu, công nghệ mới, có thể nghiên cứu để phát triển sản phẩm trong tương lai. Tuy nhiên, nhằm tránh ăn cắp bí mật công nghệ, các thương hiệu thường rất cẩn trọng khi lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung cấp uy tín, đáng tin cậy và phải đặt ra các điều khoản và điều kiện chặt chẽ.

>>Xem thêm: Chân dung khách hàng là gì? Cách lập hồ sơ chi tiết về khách hàng lý tưởng

Có nên mua hàng với thương hiệu OEM? 

Sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính mà bạn có quyết định dùng hàng với thương hiệu OEM hay không. Nhìn chung các mặt hàng OEM đều tốt nhưng cũng có vài nhược điểm khi bạn mua loại sản phẩm này. Tuy nhiên sau đây là những chia sẻ để giúp bạn có nên mua hàng OEM cũng như để mua được sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Có nên mua hàng với thương hiệu OEM? 

Mua hàng OEM giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, với giá cả của những sản phẩm OEM mà công ty cung cấp ra thị trường sẽ thấp hơn những mặt hàng cùng loại. Người mua hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm từ giá rẻ tới giá đắt đáp ứng phù hợp theo các nhu cầu của khách hàng.

Nhìn chung, các mặt hàng OEM đều tốt không kém gì so với hàng chính hàng. Bởi vì đây là sản phẩm được chế tạo, sản xuất dựa trên yêu cầu và đạt theo tiêu chuẩn chất lượng. Mua hàng thương hiệu OEM không có gì là không tốt nhưng để tránh những rủi ro không đáng có hãy tìm hiểu kỹ càng lựa chọn sản phẩm có tầm giá tương đối nhằm để đảm bảo tốt hơn về chất lượng mặt hàng.

Về vấn đề bảo hành, khi mua hàng OEM bạn sẽ không được hưởng chế độ bảo hành nếu dùng phải sản phẩm bị lỗi, sự cố,… sẽ không được đổi trả sản phẩm hay sửa chữa, khắc phục gì cả. Nói tóm lại, mua hàng với thương hiệu OEM có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm. Cho nên, bạn cần cân nhắc và xem xét kỹ càng, tìm hiểu rõ trước khi quyết định mua hàng.

Những lưu ý khi mua mặt hàng OEM

Khi muốn mua sản phẩm OEM, bạn cần nên trang bị những kiến thức về loại mặt hàng này. Vì vậy, để tránh mua sản phẩm không tốt bạn nên lưu ý:

  1. Không nên ham đồ quá rẻ: hàng thương hiệu OEM được sản xuất và chế tạo theo thiết kế, yêu cầu của nhà sản xuất nên giá không thể có chênh lệch quá nhiều so với mặt hàng chính hãng.
  2. Kiểm tra chất lượng trước khi mua: bạn cần kiểm tra chất lượng hàng thật kỹ lưỡng để cân nhắc trước khi mua bởi hàng OEM được đánh giá gần giống như sản phẩm chính hãng nên chất lượng sản phẩm không thể quá tệ được. 
  3. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Nếu chưa có kinh nghiệm mua hàng OEM bạn nên chọn những nơi có uy tín tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng.

Những lưu ý khi mua mặt hàng OEM

Qua bài viết này mình đã chia sẻ đến các bạn về OEM là gì? Có nên mua hàng với thương hiệu OEM không? Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về OEM cùng với đó có thể đưa ra quyết định để mua và sử dụng hàng OEM cho phù hợp.

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)


Bài viết cùng chuyên mục

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản lý và...

BSC là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện và quản lý vận hành các mục tiêu chiến lược mới hiệu quả,

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở thành xu hướng?

C2C là gì? Mô hình kinh doanh C2C có gì mà trở...

C2C là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch giữa các cá nhân với nhau và thường được hỗ trợ bởi một nền tảng trực tuyến....

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng trong kinh doanh

Mô hình Canvas là gì? Cách áp dụng và ứng dụng...

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu.

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho Các Doanh Nghiệp?

Power BI Là Gì? Tại Sao Power BI Là Xu Hướng Cho...

Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu cực kỳ mạnh mẽ đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến công...

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh doanh

MVP là gì? MVP có ý nghĩa gì trong game và kinh...

Trong kinh doanh đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp (startup), MVP là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận...

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat trong bán hàng

Live chat là gì? Lợi ích khi sử dụng live chat...

Live chat là một trong những công cụ này được sử dụng phổ biến giúp bạn có thể chọn được sản phẩm, đối tác phù hợp nhất trong quá trình...

Sứ mệnh của LPTech ?

LPTech luôn đặt mình vào khách hàng để hiểu được bạn đang gặp khó khăn gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn về việc quản lý vận hành website của mình. Chưa tìm được đối tác ưng ý và an toàn để giao trọn trọng trách quản lý website cho của bạn.

Thiết kế website nhưng lại không thể tăng thu nhập cũng như chưa có đối tác làm Dịch vụ SEO uy tín tin cậy. Chúng tôi hiểu được điều đó nên dành cả tâm huyết của mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách tốt nhất.