Dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành nghề được cả xã hội quan tâm chú ý. Thị trường du lịch là "vùng đất màu mỡ" nhưng đầy cạnh tranh. Vậy làm sao để khai thác mảnh đất này? Xu hướng chung của thị trường là gì và nhà tiếp thị cần làm gì để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn?
Xu hướng chung của thị trường du lịch và lữ hành
Thuận theo dòng chảy tự nhiên, du lịch Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển để phù hợp với xu thế thời đại. Nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường du lịch sẽ giúp nhà quản trị lữ hành xây dựng các chiến lược vận hành và phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình một cách hiệu quả.
Xu hướng là cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ, đáp ứng nhu cầu cụ thể bằng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng. Bên cạnh đó cũng là thách thức đòi hỏi các cơ sở du lịch truyền thống phải đổi mới không ngừng.
Phát triển dựa theo đặc điểm khách du lịch và lữ hành
Đặc điểm khách du lịch ngày càng đa dạng khi mức sống và nhu cầu người dân ngày càng cao. Hình thái du lịch ngày càng đa dạng và có xu hướng phát triển chuyên biệt một đối tượng tại một địa điểm nhất định.
Ví dụ, với nhóm khách cao tuổi ưa chuộng phong cách du lịch nghỉ dưỡng, chú trọng vào các yếu tố như: sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng, khách sạn đầy đủ tiện nghi,... Và ngược lại, với thành phần du khách ở độ tuổi trẻ, tính cách năng động thì các loại hình du lịch "balo", "phượt thủ" có phần hoang dã và tự do khám phá thế giới mới là điều họ yêu thích.
Thời gian cho mỗi chuyến đi hay mỗi điểm đừng chân cũng có phần thay đổi, khách du lịch tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi của mình và sắp xếp, phân chia hợp lý để có thể di chuyển đến nhiều nơi với nhiều trải nghiệm hơn. Chúng ta rất dễ bắt gặp những nhóm du lịch chỉ dùng 2-3 ngày nghỉ phép để thăm thú hết cả một vùng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng này, từ những điều kiện thay đổi mang tầm vĩ mô như: sự thay đổi của cấu trúc tháp dân số tại các nước phát triển và đang phát triển như Việt Nam; thu nhập bình quân và mức sống người dân gia tăng; môi trường tự nhiên cùng văn hoá vùng miền đa dạng,... đến những thay đổi về các đặc điểm quen thuộc hơn: sở thích, thói quen, lịch sử hành trình, nhu cầu cân bằng thời gian làm - nghỉ của mỗi người;...
Thời của du lịch tự túc
Sự chuyển biến từ xu hướng du lịch và lữ hành trọn gói theo tour sang hình thức du lịch tự túc là rất rõ ràng. Điểm mạnh nổi bật của du lịch tự túc chính là tự do, không gò bó về mặt thời gian hay địa điểm, tính riêng tư, chi phí dễ cân đối... điểm này rất phù hợp cho nhóm đối tượng khách hàng trẻ, đam mê tìm hiểu và khám phá những vùng đất mới.
Xu hướng này đã được Vietnam Report chứng minh thông qua kết quả khảo sát của mình vào năm 2019: hình thức du lịch tự túc được lựa chọn nhiều nhất với 60,94% khách lựa chọn, tiếp đến là 57.81% ưa thích hình thức tổ chức du lịch trọn gói theo tour.
Du lịch "xanh" nở rộ
Trong vài năm trở lại đây, xu hướng du lịch "tạm rời thành phố" để tìm về những miền đất hoang sơ xuất hiện và trở thành làn sóng mạnh mẽ. Những loại hình du lịch "xanh" thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng,... được nhiều người ưa chuộng hơn.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã có nhận định rằng:
Dự báo đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành Du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững.
Ứng dụng công nghệ trong du lịch và lữ hành
Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, du lịch lữ hành là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời gian này. Tạm hoãn tour, biên giới đóng cửa, giãn cách xã hội, lệnh cấm bay, cắt giảm nhân sự,... hàng loạt các sự kiện phát sinh đòi hỏi nhà quản trị phải chuyển đổi số toàn diện chiến lược phát triển của mình.
May mắn thay, chính sự phát triển của công nghệ đã góp phần hỗ trợ các công ty giải quyết một số khó khăn. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng: áp dụng công nghệ là xu hướng tất yếu cho tất cả doanh nghiệp khai thác thị trường và gia tăng năng lực cạnh tranh.
Một số xu hướng công nghệ nổi bật như ứng dụng mobile; sử dụng Chatbot (thành quả của Trí tuệ Nhân tạo - AI); vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT); công nghệ thực tế ảo (Vitual Tour), công nghệ tài chính (Fintech), tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)…
Marketing du lịch và lữ hành cần làm gì để hấp dẫn khách hàng?
Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng thành công là điều mà nhiều nhà quản trị du lịch và lữ hành mong muốn, tuy nhiên có quá nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Lúc này, những bước đi chắc chắn sẽ là nền tảng cho các nhà quản trị vận hành doanh nghiệp hiệu quả.
Nghiên cứu (Research)
Nghiên cứu là giai đoạn đầu tiên khi gia nhập thị trường, cũng là việc làm cần được thực hiện xuyên suốt nhằm tìm kiếm những hướng đi tốt nhất, xác định các chiến thuật hiệu quả đã, đang và sẽ được thực hiện. Sự sống còn của một doanh nghiệp dịch vụ và lữ hành phần nhiều nằm ở giai đoạn nghiên cứu này.
Thị trường
Nhà quản trị căn cứ vào các chỉ số nghiên cứu thị trường để xác định đâu là thị trường tiềm năng và đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Những bản báo cáo thị trường hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định và nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt hơn.
Thị trường du lịch hiện nay rất đa dạng với nhiều loại hình, phương thức, đặc điểm hành khách, vị trí địa lý,... Mỗi năm, các con số này lại biến động tăng giảm và có phần chuyển dịch cơ cấu. Đặc điểm thị trường du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đòi hỏi nhà quản trị phải có cái nhìn toàn cảnh hơn cùng với nền tảng kiến thức tốt để đánh giá tình hình chính xác nhất có thể.
Các giai đoạn du lịch
Hành vi hay đặc điểm khách hàng rất đa dạng, có thể nói đây chính là yếu tố tạo nên sự sôi động của thị trường du lịch. Kết hợp với đó là các yếu tố tự nhiên, thiên nhiên theo vị trí địa lý, thời vụ, văn hoá,... làm cho nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng hơn.
Mỗi người là một cá thể độc lập có mong muốn và nhu cầu khác nhau, khi doanh nghiệp không thể đáp ứng toàn vẹn tất cả thì hãy đáp ứng một nhóm người đang có chung đặc điểm
Nghiên cứu các giai đoạn giúp nhà quản trị du lịch và lữ hành xác định được Hành trình khách hàng (Customer Journey) và thiết kế những chiến lược tiếp thị phù hợp để tiếp cận, phân phối và rao bán sản phẩm/dịch vụ của mình.
Ngoài ra, các giai đoạn du lịch còn được thể hiện ở vấn đề xem xét thời gian và sự phân chia về điểm nhấn đặc sắc tại các điểm đến. Chúng ta dễ dàng nhận biết điều này thông qua những mùa cao điểm và thấp điểm của ngành du lịch trong năm.
Du lịch lữ hành - Nhà hàng khách sạn - Hàng không thuộc nhóm ngành có tính liên kết rất cao, khi một nhân tố bị ảnh hưởng và thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt những thay đổi khác. Đại dịch Covid là minh chứng rõ ràng nhất!
Đối tượng khách hàng
Nghiên cứu đối tượng khách hàng giúp nhà quản trị phác hoạ chân dung nhóm khách hàng tiềm năng. Một marketer chuyên nghiệp luôn hiểu rõ về tầm quan trọng của việc xác định đối tượng khách hàng trong chiến lược tiếp thị thành công.
Khách hàng của bạn là ai, họ đến từ đâu, họ đến bằng cách nào, họ muốn gì,... là những câu hỏi sống còn mà doanh nghiệp du lịch phải tìm ra câu trả lời. Và hãy luôn ghi nhớ: KHÁCH HÀNG Ở ĐÂU - DOANH NGHIỆP SẼ Ở ĐÓ
Sản phẩm, dịch vụ
Nghiên cứu để không ngừng phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình. Lạc hậu trong các gói dịch vụ du lịch chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của một công ty. Những con số thì không biết nói dối, chúng sẽ chỉ ra lợi thế cạnh tranh mà bạn đang có, đồng thời cũng cảnh báo những "lỗ hổng" cần phải được sửa chữa hoặc đổi mới hoàn toàn.
Thu thập ý kiến từ khách hàng, sử dụng các công cụ phân tích hiệu quả, cải tiến sản phẩm theo xu hướng mới, thay đổi tư duy kinh doanh cho phù hợp thời đại,... còn rất nhiều việc mà nhà quản trị du lịch và lữ hành phải làm.
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu được đánh giá là bài toán khá khó khăn, hao tốn nhiều thời gian, công sức và các nổ lực tài chính, nhất là trong bối cảnh thị trường ngày càng nhiều người tham gia tạo nên sức ép cạnh tranh lớn.
Khó, nhưng không phải là không thể! Chính bằng nền tảng kinh doanh chân chính, kết hợp với một số phương pháp - kỹ thuật chuyên môn phù hợp và sự nhạy bén trong nghề sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu có giá trị.
Một số yếu tố tạo nên thương hiệu mà nhà quản trị du lịch và lữ hành cần chú ý là: trải nghiệm của khách hàng, "tính cách" thương hiệu, thiết kế mang nét riêng, nội dung - thông điệp - hình ảnh và sự tương tác. Hơn tất cả, tính chân thực vẫn là yếu tố xây dựng thương hiệu hàng đầu vì THƯƠNG HIỆU RẤT KHÓ ĐỂ XÂY NHƯNG RẤT DỄ ĐỂ MẤT
Tận dụng tối đa các kênh tiếp thị
Khi công nghệ thông tin phát triển vượt trội thì bên cạnh các kênh tiếp thị truyền thồng như cửa hàng giao dịch, văn phòng đại diện, tờ rơi, biển quảng cáo, phương thức tiếp thị truyền miệng,... thì các kênh tiếp thị mang yếu tố kỹ thuật số cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của một chiến dịch Marketing.
Tận dụng mạng xã hội toàn diện, thiết kế website du lịch, sử dụng email marketing, ứng dụng điện thoại di động,... là một số phương thức tiếp cận mà nhà quản trị du lịch và lữ hành có thể tập trung khai thác.
Chú ý Remarketing
Remarketing cực kỳ cần thiết và có giá trị. Du khách thường mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm cho mình công ty cung cấp dịch vụ giá trị và đa phần thì họ đã tin tưởng với quyết định của mình. Nhiều chiến lược tiếp thị tập trung chăm sóc khách hàng cũ mang về hiệu quả cao hơn khi đẩy mạnh khai thác khách hàng mới.
Nguyên nhân lý giải cho sự chênh lệch này nằm ở việc những du khách đã biết, thích và tự trải nghiệm thương hiệu của bạn trước đó, họ dễ dàng tiếp nhận những thông tin tiếp theo trong tương lai. Với nhóm khách hàng này, tỷ lệ chuyển đổi tour thực tế sẽ cao hơn (có thể lên đến 2 hoặc 3 lần so với những du khách mới tiếp cận lần đầu tiên)
Việc quan trọng của quá trình này là hãy đảm bảo những sản phẩm, dịch vụ du lịch và lữ hành của bạn chất lượng, đáp ứng được mong muốn, thoả mãn khách hàng và khiến họ sẵn lòng quay lại hay sẵn lòng quảng cáo doanh nghiệp với bạn bè xung quanh.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.