Nhằm mang đến những cơ hội cho người bán và người mua, mô hình Marketplace ngày càng được các cá nhân và doanh nghiệp tham gia. Đây được xem là một trong những hình thức kinh doanh online tiềm năng trong tương lai khi mà công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Vậy để hiểu hơn Marketplace là gì và liệu bạn có nên bán hàng online trên nền tảng này? Hãy cùng LPTech đi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Marketplace là gì?
Marketplace nếu dịch nguyên nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ có nghĩa là chợ. Khác với chợ truyền thống, ở trên môi trường thương mại điện tử. Marketplace có thể hiểu đơn giản là chợ Online (sàn giao dịch), nơi kết nối người bán và người mua cùng truy cập vào một trang web để mua - bán hàng hóa. Mô hình này cho phép người bán đăng tải sản phẩm lên để rao bán mà không cần tốn bất kì chi phí nào.
Các mô hình Marketplace mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp hiện nay đó là các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee,... Trong đó, Lazada là cái tên đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu với mô hình Marketplace vào năm 2013. Chính từ lúc này, sự chuyển đổi từ mô hình B2C (Business to Customer) - mô hình mà lúc đầu các doanh nghiệp bắt đầu thương mại điện tử sang mô hình C2C (Customer to Customer) ngày càng trở nên phổ biến ở những tên tuổi khác.
Cơ hội phát triển mô hình Marketplace
Mô hình marketplace ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến bởi người tiềm năng phát triển của nó.
Tiềm năng phát triển
Kể từ khi xuất hiện mô hình marketplace dường như đã mở ra cơ hội tiếp cận với nhau giữa người bán và người mua.
Nếu như mô hình thương mại điện tử trước đó tồn tại nhiều bất cập trong vận hành, mua bán thì marketplace là một mô hình hoàn thiện hơn khi phát triển những điểm mạnh sẵn có và khắc phục nhược điểm của chúng. Marketplace không có gì khác biệt gì so với thương mại điện tử nhưng nó giúp người mua và người bán kết nối nhau dễ dàng.
Đặc điểm vượt trội marketplace
Kể từ khi áp dụng marketplace vào mô hình kinh doanh, hiệu quả của nó không làm ta thất vọng mà càng lúc càng được khám phá ra những điểm vượt trội mà mô hình này sở hữu. Các mô hình trước đây sẽ cần phải đầu tư nhiều chi phí mua hàng, kho bãi, vận chuyển,... thì mô hình này này giúp tiết kiệm được các khoản chi phí đó. Nhờ đặc điểm này mà mô hình có thể tận dụng được nguồn lực vào các việc khác như xử lý đơn hàng, dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng,...
Marketplace còn là một công cụ đắc lực giúp tăng hiệu quả trong việc quảng cáo truyền thông của thương hiệu.
Marketplace mạng xã hội
Marketplace không chỉ dừng lại mô hình phát triển thông qua các website thương mại điện tử, mà còn nhân rộng ở các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng (app) khác như:
Marketplace trên Facebook
Trên nền tảng mạng xã hội như Facebook thì marketplace được xem như là một phiên họp "chợ online". Với số lượng người dùng và truy cập facebook lớn như hiện nay thì bán hàng online được xem là lợi thế lớn. Người bán hàng trên Marketplace của facebook chỉ cần đăng nhập vào tài khoản cá nhân của mình sau đó vào phần Marketplace và đăng tải thông tin chi tiết sản phẩm muốn bán.
Marketplace trên ứng dụng Zalo
Đây là nơi doanh nghiệp có thể đăng ký để mở shop và bán hàng trên nền tảng Zalo Shop. Việc trao đổi thông tin giữa người bán và người mua trên mô hình này cũng dễ dàng và thuận tiện rất nhiều.
Phân loại các dạng Marketplace phổ biến hiện nay
Marketplace có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo đặc điểm mà được chia ra các loại marketplace khác:
Phân loại dựa theo đối tác kinh doanh
Dựa theo đối tác kinh doanh có thể là các cá nhân hoặc doanh nghiệp, Marketplace sẽ được phân loại theo hai hình thức là C2C Marketplace và B2C Marketplace.
C2C Marketplace
Đây là mô hình kinh doanh online kết nối giữa tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh có sản phẩm cần bán (nhóm đối tượng có ít chi phí Marketing, không có kênh hỗ trợ bán như website hay cửa hàng,...) với người tiêu dùng thông qua các sàn giao dịch. Chỉ cần bạn có bất kỳ sản phẩm nào cần bán đều có thể trở thành nhà bán hàng trên Marketplace.
Mô hình này hoàn toàn phù hợp với người mới bắt đầu kinh doanh chưa có nhiều vốn để thiết kế website hay đầu tư marketing. Các nền tảng bán hàng marketplace miễn phí mà người bán có thể tham gia như shopee, facebook, instagram, zalo,... Ở các nền tảng này cung cấp cho bạn một gian hàng đầy đủ các tính năng bán hàng thực thụ như quản lý gian hàng, kiểm đơn, quản lý sản phẩm, ... thuận tiện trao đổi với người mua hơn.
B2C Marketplace
Đây là mô hình Marketplace kết nối các doanh nghiệp, hoặc nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu tại Việt Nam với người tiêu dùng. Điểm khác biệt lớn nhất của các nhà bán trên các sàn thương mại điện tử của hình thức B2C Marketplace so với C2C đó là thông qua danh mục Mall (Shopee Mall, Lazada Mall,…). Vì là các gian hàng chính hãng, uy tín nên lượt quan tâm đặc biệt của người mua cũng cao hơn rất nhiều.
Để kinh doanh mô hình B2C marketplace trên các sàn thương mại điện tử thì doanh nghiệp buộc phải cung cấp các chứng từ, giấy tờ gốc được pháp luật công nhận mới được nền tảng gắn nhãn hiệu. Bán hàng B2C sẽ được kiểm soát chặt chẽ và đòi hỏi yêu cầu khó hơn so với C2C Marketplace nhưng đổi lại các sản phẩm được gắn nhãn chính hãng luôn tạo được thiện cảm, tin tưởng cho khách hàng.
Phân loại dựa theo sản phẩm
Có 3 loại marketplace dựa theo sản phẩm hiện nay: marketplace dọc, marketplace ngang, marketplace hỗn hợp
- Marketplace dọc: Đây là loại Marketplace cung cấp các sản phẩm cùng một loại sản phẩm, dịch vụ nhưng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Chẳng hạn như mô hình marketplace của Baemin cung cấp nhiều sản phẩm ăn uống từ nhiều cửa hàng khác nhau nhưng đều phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng.
- Marketplace ngang: Là loại Marketplace cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau nhưng có đặc điểm cùng ngành hàng, sản phẩm có đặc điểm giống nhau. Điển hình như mô hình của Now là cung cấp các sản phẩm chung nhóm ngành dịch vụ ăn uống, địa điểm ăn uống, nhà hàng…
- Marketplace hỗn hợp: Đây là mô hình Marketplace đa dạng các loại sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. Shopee chính là ví dụ điển hình cho mô hình Marketplace này. Ví dụ như Tiki cung cấp mọi sản phẩm với danh mục sản phẩm đa dạng như mỹ phẩm, điện tử, đồ gia dụng, thời trang….
Có nên bán hàng online trên nền tảng Marketplace?
Marketplace ngày càng phổ biến trong bối cảnh khi mà Internet và công nghệ phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những lợi thế có được khi áp dụng mô hình kinh doanh này thì người bán cũng sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Cùng LPTech tìm hiểu những ưu, nhược điểm khi bán hàng online trên Marketplace sau đây:
Ưu điểm
Sở dĩ marketplace phổ biến là do những ưu điểm nổi bật sau đây:
Tiếp cận được lượng khách hàng khổng lồ
Với lượt truy cập người dùng lên tới hàng triệu mỗi ngày của các trang web thương mại điện tử, người bán sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn traffic này. Không những vậy, người bán còn nhận được cơ hội bán hàng từ những chiến dịch quảng cáo, chương trình giảm giá,… kích thích và thu hút người mua.
Tiết kiệm chi phí
Với những nhà bán có nguồn chi phí marketing hạn hẹp thì việc mở gian hàng trên Marketplace sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí, từ chi phí lưu kho, quản lý hàng, khâu vận chuyển,… sẽ giảm một khoảng đáng kể.
Tạo dựng niềm tin cho khách hàng
Khi mua sản phẩm qua các Marketplace có tên tuổi như Lazada, Tiki, Shopee,… khách hàng sẽ được hưởng chính sách cam kết như hoàn trả hàng nếu sản phẩm lỗi hoặc không như mong muốn. Vì vậy, với những cá nhân hay doanh nghiệp bước đầu muốn xây dựng thương hiệu có thể lựa chọn bán hàng online qua các Marketplace này để tăng thêm mức độ uy tín cho sản phẩm.
Lưu ý: Marketplace trên Facebook có thể tiếp cận đến nhiều người dùng nhưng hiện vẫn chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm nên bạn cần cân nhắc lựa chọn cho mình Marketplace uy tín để bán hàng online.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bán hàng trên Shopee hiệu quả, chi tiết từ A - Z
Nhược điểm
Tuy ưu điểm nhiều nhưng mô hình vẫn còn một số hạn chế:
Phí hoa hồng
Với mỗi đơn hàng thành công trên nền tảng Marketplace (trừ Marketplace Facebook), người bán sẽ phải trả một khoản hoa hồng nhất định. Tùy từng chính sách của các bên khác nhau mà mức phí cao hay thấp, bạn cần tìm hiểu kĩ chính sách trước khi đăng ký gian hàng.
Tính cạnh tranh cao
Việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn đồng nghĩa việc cạnh tranh từ các nhà bán cùng lĩnh vực rất cao. Thêm vào đó việc công khai giá sản phẩm sẽ tạo nên sự so sánh và cân nhắc trước khi dẫn tới quyết định mua của khách hàng.
Để kinh doanh Online hiệu quả, bạn không thể chỉ dựa vào gian hàng trên Marketplace mà nên sở hữu một Website bán hàng riêng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn không bị phụ thuộc nhiều vào nền tảng trung gian nếu không may gặp sự cố nào đó ngoài ý muốn.
Thiết kế website là giải pháp kinh doanh mang lại hiệu quả không kém cạnh thậm chí còn hơn vậy. Đồng thời, nó còn hỗ trợ quảng bá hình ảnh thương hiệu trong các chiến dịch marketing khác. Khi có website riêng, doanh nghiệp có được thông tin của khách hàng để làm cơ sở cho những kế hoạch tiếp thị trong tương lai tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của LPTech về Marketplace là gì cùng những phân tích có nên bán hàng online trên nền tảng này hay không. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn đọc mang lại kiến thức cũng như giúp bạn trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh.
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .
Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP
Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC
Hotline: 0338 586 864
Mail: sales@lptech.asia
Liên hệ qua Zalo: 0338586864 ( hoặc bấm vào link này: http://lptech.asia/zalo-lptech). Hoặc nhập thông tin mà bạn cần hỗ trợ vào ô liên hệ bên dưới để lên lạc với LPTech nhé.